Ðề: Mình cần xin mẫu đơn xin việc!
Viết hồ sơ xin việc là cả một nghệ thuật. Viết như thế nào cho hay, đã đành. Nhưng viết thế nào để vừa đề cao được những điểm mạnh của bản thân vừa không phải đưa ra bất cứ thông tin "nói quá" nào không phải là điều đơn giản.
Đối với bạn chuẩn bị ra trường thì mẫu xin việc nào cũng được nhưng phải đầy đủ thông tin và cần một số kỹ năng xin việc.
Sau đây là 5 mẹo giúp bạn vừa có thể "tô vẽ" hồ sơ xin việc của mình thật đẹp đẽ, vừa không phải đưa ra bất cứ thông tin không trung thực nào.
1. Tránh xa thông tin "một nửa sự thực"
Trong buổi phỏng vấn, hầu hết những nhân vật chính như giám đốc, trợ lý hoặc chuyên gia tuyển dụng đều có một bản trích ngang lý lịch của bạn. Vì vậy, với những người dày dặn kinh nghiệm, họ sẽ dễ dàng giải mã được lớp "son phấn" mà bạn tô vẽ cho bản lý lịch của mình và biết được rằng, bao nhiêu phần trăm trong số này là sự thật. Chẳng hạn, công việc chăm sóc gia đình mà bạn cố tình viết cho thật kêu "10 năm kinh nghiệm làm bác sỹ tại gia" sẽ được hiểu đơn giản: 10 năm qua, bạn thất nghiệp.
2. Dùng từ khoá "bật"những điểm nhấn
Thay bằng tô đậm và trang trí màu mè kỹ lưỡng những thế mạnh của bạn, hãy dùng những từ khoá đặc biệt để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và hút họ vào những chố bạn muốn nhấn. Chẳng hạn như kinh nghiệm làm việc lâu năm hoặc bằng cấp đặc biệt. Trong trường hợp bạn đưa bản lý lịch của mình lên các trang tìm việc online, những từ khoá này sẽ hữu ích không ngờ.
3. Tránh dùng từ chuyên ngành
Thông thường, bạn không nên sử dụng những từ chuyên ngành, những từ chuyên dụng ở một số ít công ty, đơn vị, thậm chí là chỉ có ở đơn vị cũ. Chẳng hạn, thay vì dùng từ "office contact" bạn có thể sử dụng cụm từ "administrative assistant", dễ hiểu hơn và cùng thông dụng hơn. An toàn hơn, bạn có thể đặt song hành office contact/administrative assistant.
4. Tạo ra các khoảng trống hợp lý
Thay vì chất đống thông tin trong bản lý lịch trích ngang để lấp liếm những khoảng thời gian bạn nghỉ việc và ở nhà, hãy để cho bản lý lịch có được những khoảng trống hợp lý và sắp đặt thông tin trong bản lý lịch sao cho thoáng và dễ nhìn nhất.
Ví dụ, nếu trong vòng 1 năm thất nghiệp ở nhà, bạn có tham dự những khoá học ngắn hạn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của mình, hãy liệt kê nó trong phần học vấn và trình độ chứ đừng cố nhồi nhét vào bản lý lịch trích ngang để lấp liếm khoảng thời gian 1 năm này, cứ như thể nó chưa bao giờ có trong đời bạn.
5. Một nửa bằng cấp không thể là bằng cấp
Nếu như bạn "sắp" hoàn thành bằng học gì đó, bạn không thể đưa nó vào trong danh sách những bằng cấp bạn có trong lý lịch trích ngang được. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà bỏ qua những kiến thức bạn có được từ những khoá học ngắn hạn hoặc những khoá học tập trung khác.
Chúc bạn thành công!