Ðề: Miền Bắc- Công tác Xã hội
Nếu như Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 (Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây) là điểm cuối cùng chất chứa những nỗi đau khổ của trẻ HIV thì nghĩa trang Việt Mông là nơi chôn cất những nỗi đau ấy. Kể từ năm 2002, khi mà trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi ở trung tâm tăng dần lên, thì số trẻ qua đời do căn bệnh thế kỷ ấy cũng nhiều hơn. Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 đã xin xã Yên Bài một khoảnh đất riêng ở góc phía tây nam của khu nghĩa trang Việt Mông làm nơi chôn cất những đứa trẻ xấu số.
Chúng là những đứa trẻ nhiễm HIV không bố mẹ, không quê quán, không tên tuổi. Tại đây, những câu chuyện bi thương về khoảng thời gian ngắn ngủi chúng tồn tại trên cõi đời này được ngân lên một lần nữa.
Người phụ nữ tay cầm bó hương nghi ngút khói thắp lên từng ngôi mộ nhỏ bé, những ngôi mộ chỉ có năm mất mà không có ngày sinh, đã từ lâu không người chăm sóc, đầy cây hoang cỏ dại mọc.
Chị dừng lại ngồi cạnh mộ bé Đức Anh, đó là đứa trẻ chị chăm sóc đầu tiên, cái tên Đức Anh cũng chính do chị đặt. Chị là Nguyễn Thị Lập, quê ở Long Biên (Hà Nội), là mẹ nuôi của những đứa trẻ xấu số kia, chị vào làm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội 2 từ năm 2004. Trong bốn năm qua, người mẹ này đã ngậm ngùi đưa tiễn 8 đứa con.
Trong nghĩa trang Việt Mông có hơn 10 ngôi mộ trắng nằm quây quần một góc, cạnh con đường đi lên núi. Những cái tên Lê Minh Mẫn, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nguyễn Thị Lúa, Nguyễn Thị Hoàng Mai, Nguyễn Bích Ngọc… đều sinh và mất cùng một năm, có một bé tên Bếp sống lâu nhất cũng chỉ được 6 tuổi, số còn lại chỉ sống đến 2-3 tuổi.
http://dantri.com.vn/Sukien/Bi-thuong-nhung-cuoc-doi-HIV-ngan-ngui/2008/7/242424.vip
28/12 này, chúng ta sẽ tới thăm các em và mong rằng sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các bạn. Cảm ơn mọi người!!