Mèo lại hoàn mèo

langtuq3

Member
Hội viên mới
Mèo lại hoàn mèo :gaitai:

TT- – TTCT - Theo cổ tích truyền khẩu ở Phú Yên, chó, mèo và cọp đều là bà con. Cọp kêu chó bằng cậu, kêu mèo bằng cô, chó là vai anh của mèo. Một hôm cọp muốn qua sông, hỏi ý chó, chó nói:

- Dễ ợt, lấy hòn đá cột trên đầu, trái bầu cột sau đít rồi bơi qua (đây là trái bầu khô đã khoét rỗng ruột, người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên thường dùng đựng nước).:e1:

Cọp bị uống nước sặc sừ, vùng vẫy mãi mới lên bờ được, hỏi mèo, mèo cười:

- Ảnh nói phỉnh mày đó, lấy trái bầu cột trên đầu, hòn đá cột sau đít.:chetvoita:

Cọp nghe lời mèo, bơi qua sông, tức giận nói:

- Cậu cậu gì, ta ăn thịt cậu hắc!:biket:

Từ mối căm thù đó, cọp thường bắt chó ăn thịt, không bắt mèo. Nhưng cọp là thằng cháu ba trời, chẳng kể tôn ti trật tự gì, mèo biết vậy nên không dạy cọp môn leo trèo. Nhờ đó khi bị đe dọa mèo thoát được, không như chó nghe hơi cọp, thấy bóng cọp mà sợ hãi quýnh quáng lê lết, không chạy được để bị xơi tái. Bị từ chối truyền nghề leo trèo, cọp không gọi mèo bằng cô nữa, kêu thẳng tên tục ra nói và xưng tao mày:

- Con mèo con mẻo con meo

Ai dạy mày trèo, mày hổng dạy tao?:chetne:

Theo thiên văn cổ Trung Hoa, biểu tượng của năm Mão là con thỏ, chữ Hán đọc là thố. Trong văn hóa Việt Nam thì biểu tượng của năm Mão là con mèo, chữ Hán viết là miêu. Hai chữ thố và miêu có khi dùng tương tự, thố tôn còn có nghĩa là con mèo hoang, dã miêu còn dùng để chỉ thỏ rừng. Vậy mèo bà con với cọp, còn có họ hàng xa gần với thỏ nữa. Nhân năm Mão, nhớ câu chuyện có cọp và thỏ, xin kể hầu bạn đọc tưởng cũng không đến nỗi bất hợp lý.

Chuyện có tên “Chỉ sợ ông Dột”.

Một đêm cuối năm trời lạnh lạnh, gió se se, có con cọp ngồi rình bên hè nhà nọ, nghe ngóng động tĩnh chờ vào bắt gia súc. Trong nhà, hai vợ chồng trẻ còn thức chuyện trò. Phụ nữ thường hay sợ sệt vu vơ, chị vợ nói sợ thứ này thứ nọ đều bị anh chồng bác đi. Khi chị vợ nói sợ ông cọp, anh chồng cũng bác đi, bảo:

- Như nhà mình, tôi chỉ sợ ông Dột.

Cọp rình bên ngoài nghe vậy tức mình, định xông vào cho thằng cha kia biết oai, nhưng suy nghĩ lại phân vân: “Ông Dột là ai mà nó sợ hơn mình? Ta quyết tìm hiểu cho ra lẽ đã rồi sẽ hỏi tội nó sau”. Rồi cọp quay về hang.

Có lẽ anh chồng phỏng theo câu ca dao nói về ba việc đáng sợ đối với người đàn ông: Nhất là vợ dại trong nhà/ Nhì là nhà dột, thứ ba nợ đòi. Vợ anh ta không khờ dại, anh ta yên tâm, gia đình chẳng mắc nợ ai, đâu có chủ nợ nào đến quấy rầy, chỉ ngặt một nỗi mái tranh đã cũ, mùa mưa sắp đến không khỏi bị dột.

Sáng ngày cọp đi rông rảo khắp rừng núi, gặp thượng cầm hạ thú nào cũng hỏi han cặn kẽ nhưng chẳng con nào biết ông Dột là ông gì. Ngay cả thỏ có tiếng là thông minh, lanh lẹ cũng không biết. Cọp nói:

- Tối nay tao sẽ tới nhà đó, nếu thằng người kia không chỉ ra ông Dột tao sẽ xé xác nó. Mày có muốn đi với tao không?

Thỏ tỏ ý muốn đi hỏi xem ông Dột lắm nhưng rất nhát, ngần ngại. Hai bên bàn bạc hồi lâu nghĩ được một kế, hì hục chặt sợi dây cổ rùa, loại dây khá lớn, đồng bào vùng núi thường dùng cột buộc nhiều việc, xé ra đánh lại thật chắc, tối đó buộc vào lưng nhau, đến nhà anh nọ nấp dưới gốc khế bên hè sau. Cây khế rất sai, khắp cành đầy những trái chín.

Lúc ấy trên cây khế có tên ăn trộm vừa trèo lên, đang đợi chủ nhà ngủ thì xuống cạy cửa hoặc đào ngạch. Chợt thấy cọp dưới gốc cây, tên ăn trộm sợ quá, hai tay níu cành run lên bần bật làm những trái khế đã chín muồi thi nhau rụng đồm độp, vài ba trái đập ngay đầu thỏ. Thỏ nghe ướt ướt vì nước khế chín nũng, lại nghe mắt cay cay, chẳng biết ất giáp gì, hoảng hốt la to:

- Chết, chết, ông Dột, ông Dột, ổng ỉa trúng đầu tôi chảy máu lênh láng đây này.

Rồi thỏ ta vụt chạy.

Cọp nghe vậy cũng mất bình tĩnh, chạy theo bán sống bán chết. Sợi dây chắc quá, cọp lôi thỏ theo va vào tảng đá gốc cây hết bên này lại bên kia, ban đầu thỏ còn kêu la, sau thì nín bặt. Mãi khi tới cửa hang cọp dừng lại thì thỏ đã chết nhăn răng.

Tưởng rằng thỏ cười chê mình, cọp giận dữ hét lên:

- Tao chạy thiếu điều đứt hơi không bỏ mày, qua đèo qua suối cũng kéo theo, vậy mà mày nhẫn tâm nhăn răng cười tao, thiệt là đồ vô ơn!

Do câu chuyện này, khi cần đảm bảo về độ bền một sợi dây người ta nói:

- Chắc như dây cổ rùa cột lưng cọp.

Để chê một ai đó tánh nhát sợ thì nói:

- Ông (hay bà) lúc nào cũng cột con thỏ sau lưng (hoặc sau đít).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top