Kế toán xây dựng là kế toán đặc thù nên khó hơn khi làm kế toán thương mại dịch vụ hay sản xuất. Đây được xem như là lĩnh vực khó nhất trong công tác kế toán, kế toán xây dựng không chỉ phải thực hiện việc quản lý hồ sơ, chứng từ, sổ sách,... hạch toán những nghiệp vụ cơ bản mà còn phải thực hiện việc quản lý kế toán theo các công trình, bóc tách vật tư,...
Cuối mỗi năm, các doanh nghiệp xây dựng đều phải chuẩn bị hồ sơ để giải trình với cơ quan thuế, trong đó không thể thiếu mẫu giải trình doanh thu của các hợp đồng xây dựng.
Hình trên là một mẫu ví dụ để giải trình doanh thu với cơ quan thuế. Bất cứ công ty xây dựng nào cũng phải lập được bản giải trình này, không những là để giải trình mà còn giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro đối với các công trình xây dựng.
Khi lập mẫu giải trình này, công ty cần lưu ý những điểm như sau :
1. Thời điểm ghi nhận doanh thu của công ty xây dựng
Theo khoản 3 điều 5 của TT78 : m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
Vậy đối với công ty xây dựng, thời điểm ghi nhận doanh thu là khi nghiệm thu. Lúc này, DN cần kiểm tra ngày nghiệm thu trên hợp đồng đối chiếu với ngày hóa đơn để tránh trường hợp ghi nhận sai doanh thu.
2. Các khoản ứng trước của khách hàng
Có không ít các DN đều ghi nhận một khoản doanh thu khi nhận các khoản ứng trước của khách hàng. Tuy nhiên, DN cần phải làm rõ bản chất của các khoản ứng trước này, đây là khoản tiền ứng trước không có điều kiện gì hết hay ứng trước do đã hoàn thành công việc. Hầu hết, khách hàng luôn ứng trước cho chúng ta một khoản tiền trước khi bắt đầu thi công công trình, và sau khi hoàn thành một hạng mục nào đó, DN bắt đầu nghiệm thu và KH lại ứng thêm một khoản nữa, việc này để tạo niềm tin cho cả 2 bên khi thực hiện hợp đồng.
Khi DN nhận các khoản ứng trước từ KH có cần phải xuất hóa đơn hay không, có ghi nhận doanh thu hay không? Chúng ta thấy biểu mẫu trên ở hợp đồng thứ nhất, KH đã thanh toán cho DN 4 lần nhưng DN chỉ xuất hóa đơn 2 lần mà thôi. Vì vậy việc theo dõi các khoản ứng trước và đối chiếu với sổ sách sẽ làm cho DN giảm bớt nguy cơ bị phạt khi ghi nhận doanh thu, từ đó họ có thể kiểm soát tốt hơn về tiến độ của công trình đang thi công.
3. Đối chiếu giá trị hợp đồng với giá trị hóa đơn
Khi có sự chênh lệch số tiền giữa tổng hóa đơn xuất ra với giá trị hợp đồng đã ký kết, chắc chắc DN cần phải giải trình với cơ quan thuế về vấn đề này.
Khi tổng giá trị hóa đơn lớn hơn so với hợp đồng, chứng tỏ phần thi công thực tế phát sinh nhiều hơn, thì DN cần có đầy đủ hồ sơ chứng minh như biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, hóa đơn, biên bản nghệm thu,... thì phần giá trị công trình bị vượt này sẽ được chấp nhận là hợp lý.
Đối với trường hợp xuất hóa đơn thấp hơn giá trị hợp đồng, ngyên nhân chính có thể đến từ việc bên chủ đầu tư nghiệm thu công trình và chỉ chấp nhận thanh toán theo phần giá trị khối lượng thực tế đã hoàn thành và chỉ xuất hóa đơn theo giá trị thực tế này, khi đó DN cũng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan khi bị yêu cầu.
4. So sánh ngày kết thúc trên hợp đồng với ngày xuất hóa đơn kết thúc
Ví dụ ở hợp đồng đầu tiêm trong biểu mẫu trên, trên hợp đồng ký kết ngày hoàn thành là tháng 12/2014, tuy nhiên, ngày xuất hóa đơn kéo dài sang tháng 6/2015. DN chắc chắn phải đưa ra văn bản để giải thích cho vấn đề này. DN có thể đưa ra biên bản thỏa thuận giữa 2 bên nhằm kéo dài hợp đồng do các lý do chính đáng bắt buộc phải chậm tiến độ thi công, nếu không, cơ quan thuế sẽ ấn định các mức thuế suất bắt buộc cho DN.
5. Kiểm tra danh mục hợp đồng đang thi công với danh mục số dư 154 trên sổ kế toán
Công việc này nhằm hạn chế việc không mở tài khoản theo dõi chi tiết các công trình đang được thi công.
Trên đây là những vấn đề mà cơ quan thuế sẽ quan tâm và yêu cầu DN giải thích khi có điểm bất thường. Do đó, DN cần giảm thiểu tối đa mức rủi ro mà mình có thể gặp phải.
Biểu mẫu giải trình em đã đính kèm file ở dưới, anh chị nào quan tâm có thể tải về ạ.
Cuối mỗi năm, các doanh nghiệp xây dựng đều phải chuẩn bị hồ sơ để giải trình với cơ quan thuế, trong đó không thể thiếu mẫu giải trình doanh thu của các hợp đồng xây dựng.
Hình trên là một mẫu ví dụ để giải trình doanh thu với cơ quan thuế. Bất cứ công ty xây dựng nào cũng phải lập được bản giải trình này, không những là để giải trình mà còn giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro đối với các công trình xây dựng.
Khi lập mẫu giải trình này, công ty cần lưu ý những điểm như sau :
1. Thời điểm ghi nhận doanh thu của công ty xây dựng
Theo khoản 3 điều 5 của TT78 : m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
Vậy đối với công ty xây dựng, thời điểm ghi nhận doanh thu là khi nghiệm thu. Lúc này, DN cần kiểm tra ngày nghiệm thu trên hợp đồng đối chiếu với ngày hóa đơn để tránh trường hợp ghi nhận sai doanh thu.
2. Các khoản ứng trước của khách hàng
Có không ít các DN đều ghi nhận một khoản doanh thu khi nhận các khoản ứng trước của khách hàng. Tuy nhiên, DN cần phải làm rõ bản chất của các khoản ứng trước này, đây là khoản tiền ứng trước không có điều kiện gì hết hay ứng trước do đã hoàn thành công việc. Hầu hết, khách hàng luôn ứng trước cho chúng ta một khoản tiền trước khi bắt đầu thi công công trình, và sau khi hoàn thành một hạng mục nào đó, DN bắt đầu nghiệm thu và KH lại ứng thêm một khoản nữa, việc này để tạo niềm tin cho cả 2 bên khi thực hiện hợp đồng.
Khi DN nhận các khoản ứng trước từ KH có cần phải xuất hóa đơn hay không, có ghi nhận doanh thu hay không? Chúng ta thấy biểu mẫu trên ở hợp đồng thứ nhất, KH đã thanh toán cho DN 4 lần nhưng DN chỉ xuất hóa đơn 2 lần mà thôi. Vì vậy việc theo dõi các khoản ứng trước và đối chiếu với sổ sách sẽ làm cho DN giảm bớt nguy cơ bị phạt khi ghi nhận doanh thu, từ đó họ có thể kiểm soát tốt hơn về tiến độ của công trình đang thi công.
3. Đối chiếu giá trị hợp đồng với giá trị hóa đơn
Khi có sự chênh lệch số tiền giữa tổng hóa đơn xuất ra với giá trị hợp đồng đã ký kết, chắc chắc DN cần phải giải trình với cơ quan thuế về vấn đề này.
Khi tổng giá trị hóa đơn lớn hơn so với hợp đồng, chứng tỏ phần thi công thực tế phát sinh nhiều hơn, thì DN cần có đầy đủ hồ sơ chứng minh như biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, hóa đơn, biên bản nghệm thu,... thì phần giá trị công trình bị vượt này sẽ được chấp nhận là hợp lý.
Đối với trường hợp xuất hóa đơn thấp hơn giá trị hợp đồng, ngyên nhân chính có thể đến từ việc bên chủ đầu tư nghiệm thu công trình và chỉ chấp nhận thanh toán theo phần giá trị khối lượng thực tế đã hoàn thành và chỉ xuất hóa đơn theo giá trị thực tế này, khi đó DN cũng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan khi bị yêu cầu.
4. So sánh ngày kết thúc trên hợp đồng với ngày xuất hóa đơn kết thúc
Ví dụ ở hợp đồng đầu tiêm trong biểu mẫu trên, trên hợp đồng ký kết ngày hoàn thành là tháng 12/2014, tuy nhiên, ngày xuất hóa đơn kéo dài sang tháng 6/2015. DN chắc chắn phải đưa ra văn bản để giải thích cho vấn đề này. DN có thể đưa ra biên bản thỏa thuận giữa 2 bên nhằm kéo dài hợp đồng do các lý do chính đáng bắt buộc phải chậm tiến độ thi công, nếu không, cơ quan thuế sẽ ấn định các mức thuế suất bắt buộc cho DN.
5. Kiểm tra danh mục hợp đồng đang thi công với danh mục số dư 154 trên sổ kế toán
Công việc này nhằm hạn chế việc không mở tài khoản theo dõi chi tiết các công trình đang được thi công.
Trên đây là những vấn đề mà cơ quan thuế sẽ quan tâm và yêu cầu DN giải thích khi có điểm bất thường. Do đó, DN cần giảm thiểu tối đa mức rủi ro mà mình có thể gặp phải.
Biểu mẫu giải trình em đã đính kèm file ở dưới, anh chị nào quan tâm có thể tải về ạ.