2-NGUYÊN TẮC KHAI BỔ SUNG
-Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
-Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
3-HỒ SƠ KHAI BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH
(1)- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS
(2)- Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh
(3)- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư này.
4-KÊ KHAI BỔ SUNG TỜ KHAI 01/GTGT TRÊN HTKK300
Bước 1: Nhập lại số liệu tờ khai các kỳ trước
Do phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK300 được cài đặt độc lập với các phiên bản trước. Do đó, để kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT các kỳ kê khai từ tháng 06/2011 trở về trước, phải thực hiện nhập lại số liệu tờ khai cũ như số liệu đã nộp cho cơ quan thuế trên HTKK300 ở trạng thái Tờ khai lần đầu
Lưu ý:
+Nhập lại số liệu tờ khai cũ như số liệu đã nộp cho cơ quan thuế. Nếu đã có số liệu rồi thì không phải thực hiện Bước 1
+Không nhất thiết phải nhập lại số liệu của các Phụ lục tờ khai
+Không được Phục hồi dữ liệu từ phiên bản HTKK2.XX vào HTKK300
Bước 2: Kê khai bổ sung
-Vẫn chọn Tờ khai thuế GTGT, chọn trạng thái Tờ khai bổ sung, Lần kê khai chọn tương ứng số lần bổ sung
Lúc này, ứng dụng sẽ thể hiện toàn bộ số liệu của tờ khai lần đầu đã khai ở bước 1
thực hiện kê khai lại tờ khai theo số liệu đã được bổ sung, điều chỉnh
Nhấn vào nút Tổng hợp KHBS để ứng dụng tự động tổng hợp số liệu lên tờ khai ) 01/KHBS
-Nếu nội dung giải trình khai bổ sung ít, có thể nhập trực tiếp vào mục Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm.
-Nếu nội dung giải trình phức tạp, đơn vị phải làm tờ công văn giải trình, Bảng kê chi tiết.... bên ngoài.
In tờ khai ra kèm theo bản giả trình (nếu có), bạn sẽ có đầy đủ hồ sơ khai bổ sung theo quy định được nêu tại mục 3-HỒ SƠ KHAI BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH nêu trên
Bước 3: Xử lý số liệu sau khi khai bổ sung
Sau khi in bộ tờ khai bổ sung điều chỉnh ra, bạn căn cứ cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai ở chỉ tiêu [40] và [43] của tờ 01/KHBS để xử lý số liệu sau khi khai bổ sung:
Ví dụ: Sau khi khai bổ sung cứ cột Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai ở chỉ tiêu [40] = A và [43] =B
Trường hợp 1
B>0: Làm tăng số thuế được khấu trừ kỳ khai bổ sung => kê khai B vào chỉ tiêu [38] -Điều chỉnh giảm thuế GTGT của các kỳ trước trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh
Trường hợp 2:
B<0: Làm giảm số thuế được khấu trừ kỳ khai bổ sung => kê khai B vào chỉ tiêu [37] -Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh
Trường hợp 3:
A>0: Làm tăng số thuế phải nộp của kỳ khai bổ sung => Nộp bổ sung tiền thuế thiếu và phạt chận nộp vào NSNN.
Lưu ý:
Số tiền thuế thiếu không được bù trừ trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh
Trường hợp 4:
A<0: Làm giảm số thuế phải nộp của kỳ khai bổ sung => Bù trừ với số tiền thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo
Lưu ý:
Số tiền thuế thừa không được bù trừ trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh mà chỉ được bù trừ với số tiền thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo.
Trường hợp 5:
A=0 và B=0: Không phát sinh tăng giảm số thuế phải nộp sau điều chỉnh => Hồ sơ bổ sung gồm: văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, không lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS
File hướng dẫn kê khai bổ sung