Lợi nhuận giữ lại - chiến lược khôn ngoan của kế toán trưởng

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Lợi nhuận giữ lại là gì?

Đó là thu nhập sau thuế (nói chung) còn nằm trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Khoản tài chính này được công ty tích tụ từ năm này sang năm khác thành một giá trị lớn hoặc rất lớn. Sự tích tụ đó có được là nhờ công ty làm ăn giỏi, phát đạt và cổ tức sẽ được cân đối từ nguồn tài chính này. Thuật ngữ tiếng Anh gọi "lợi nhuận giữ lại" là "retained earnings". Ở ta, nhiều nơi gọi đây là "lợi nhuận chưa phân phối", hoặc "lãi chưa chia", có lẽ chưa đúng lắm. Một khoản được gọi là giữ lại có ý nghĩa khẳng định, trong khi nếu gọi là "chưa chia" thì nó dễ được xem là một khoản được treo lại và sẽ chia...

loi-nhuan-giu-lai.jpg

Lợi nhuận giữ lại được tính toán bằng cách thêm vào lợi nhuận giữ lại ban đầu (các năm trước đó) thu nhập thuần và trừ đi cổ tức trả cho các cổ đông

Lợi nhuận giữ lại = lợi nhuân giữ lại ban đầu + thu nhập ròng – cổ tức.

Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) còn được gọi là "retention ratio" hoặc là "retained surplus".

Trong hầu hết các trường hợp, công ty giữ lại lợi nhuận nhằm đầu tư vào các khu vực mà công ty có thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng tốt, thí dụ như mua máy móc thiết bị mới hoặc chi tiền chi nhiều hơn cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D).

Nếu khoản lỗ trong năm nay lớn hơn thu nhập giữ lại ban đầu thì lợi nhuận giữ lại có thể là một số âm, tạo nên một khoản thiếu hụt trong doanh nghiệp

Hai mặt lợi ích chi phí của lợi nhuận giữ lại

Việc giữ lại lợi nhuận có cả hai mặt lợi ích và chi phí, do đó có thể có một mức tối ưu mà tại đó giá trị doanh nghiệp là tối đa. Lợi ích của lợi nhuận giữ lại xuất phát từ một vài nguyên nhân như:
  • Thứ nhất, đối với động cơ phòng ngừa, các doanh nghiệp duy trì được tính thanh khoản để phản ứng lại các tình huống bất ngờ không dự đoán trước được.
  • Thứ hai, đối với động cơ giao dịch, giữ lại lợi nhuận để đáp ứng các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
  • Thứ ba, doanh nghiệp có thể giữ lại tiền mặt nội bộ để tận dụng các cơ hội đầu tư do sự hiện hữu của vấn đề bất cân xứng thông tin có thể làm tăng chi phí tài trợ bên ngoài, thậm chí có thể dẫn đến bỏ qua các cơ hội đầu tư có NPV dương. Vì thế, nhà quản trị nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt để giảm chi phí tài trợ bên ngoài.
  • Thứ tư, đối với động cơ về thuế, các doanh nghiệp có thể thích giữ lại lợi nhuận hơn là chi trả cổ tức cho cổ đông để tránh phải nộp thuế trên cổ tức.
Ngược lại, việc giữ lại lợi nhuận cũng tạo ra các chi phí. Một mặt, nguồn dự trữ tiền mặt lớn có thể làm tăng chi phí đại diện do làm gia tăng mâu thuẫn đại diện giữa nhà quản trị và cổ đông. Dòng tiền tự do có thể làm gia tăng sự tùy ý của nhà quản trị, thực hiện các hành động đi ngược lại ý muốn của cổ đông. Mặt khác, nắm giữ tiền mặt hàm ý chi phí cơ hội, do tỷ suất sinh lợi thấp, cụ thể là nếu doanh nghiệp từ bỏ các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi nhiều hơn để nắm giữ lượng tiền mặt đó.

Lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận chưa phân phối có gì khác nhau không?

Theo chuẩn mực kế toán số 01 thì Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;

Lợi nhuận sau thuế của công ty được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó được kết chuyển vào TK Lợi nhuận chưa phân phối. Trên nguyên tắc Lợi nhuận giữ lại chính là Lợi nhuận sau thuế sau khi đã chia cổ tức.

Lợi nhuận chưa phân phối chính là phần còn lại của Lợi nhuận sau thuế sau khi đã chia cổ tức bằng tiền và cộng với số dư Lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ. Phần này có thể được trích lập các quỹ của vốn chủ sở hữu và quỹ khen thưởng, phúc lợi - khoản mục này được đưa lên nợ phải trả, nên phần giảm của Lợi nhuận chưa phân phối nó sẽ khác với phần gia tăng của các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu. Phần âm còn lại chính là phần trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi.

Sau khi đã chia cổ tức, trích lập quỹ, phần còn lại chính là số dư cuối kỳ của TK Lợi nhuận chưa phân phối. Phần này có thể kết chuyển làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu dưới nhiều hình thức như trả cổ tức bằng cổ phiếu, dĩ nhiên chỉ được tăng sau khi đăng ký lại với cơ quan hữu trách.

Tóm lại:
- Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn
- Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập quỹ

Kết luận


Nếu xem công ty như một "con người" thì con người đó có sự sống và sức sống riêng, có nhu cầu tồn tại và lớn mạnh, có tài sản riêng. Tài sản đó chính là cơ cấu vốn (capitalization) của công ty. Để có được cơ cấu vốn (là sức sống) đó, chúng cần cả nội lực lẫn ngoại lực. Ngoại lực trực tiếp dễ thấy là các khoản nợ, còn nội lực là vốn riêng. Vốn riêng (equity) gồm có vốn góp của cổ đông và lợi nhuận giữ lại. Vốn góp của cổ đông là phần khá cứng, trong khi nó đóng vai là cơ sở tài sản chủ lực của công ty thì đồng thời cũng vừa "ràng" vừa "đòi" quyền lợi (cổ tức) mà công ty luôn cần phải "biết điều". Một cách tương đối, bên cạnh các nghĩa vụ về nợ, ta cũng có thể thấy rằng vốn góp của cổ đông cũng là cơ cấu tài chính cần có nghĩa vụ, đôi khi còn nặng nề hơn các nghĩa vụ nợ nữa kia, vì nó liên quan nhiều đến vấn đề "quyền" chứ không chỉ có "lợi"! Những đan xen nhân quả ấy cho phép ta nhận định, đứng ở vị trí công ty, chỉ có lợi nhuận giữ lại mới thật sự là nội lực của công ty.

Tài liệu tham khảo
Luận văn: Tác động của việc giữ lại lợi nhuận đến giá trị các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
ThS. Dương thị Thanh Hiền - Tìm hiểu về lợi nhuận giữ lại

Nguồn: Đạt Lâm DKT tổng hợp
Vui lòng ghi rõ nguồn www.danketoan.com khi copy bài viết
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top