Lập Báo cáo tài chính hợp nhất theo VAS25

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Khái niệm: Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn. Được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con . Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 25:

- Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con

- Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con

- Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

bctc.png



1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như BCTC của doanh nghiệp. Độc lập theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định của chuẩn mực kế toán khác có liên quan

2. Áp dụng chung một chính sách kế toán

- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất trong toàn tập đoàn. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại BCTC. Dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện. Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn. Thì trong bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. Phải trình bày và thuyết minh rõ về các khoản mục đã ghi nhận

Ví dụ: Công ty con áp dụng mô hình đánh giá lại đối với TSCĐ. Công ty mẹ áp dụng mô hình giá gốc.

3. Áp dụng chung một kỳ kế toán

- Báo cáo tài chính của riêng công ty mẹ và của riêng công ty con phải được lập cho cùng một kỳ kế toán

- Nếu kỳ kế toán của công ty con khác với của công ty mẹ. Thì công ty con phải lập thêm một BCTC có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ.

- Kỳ kế toán của các BCTC được lập vào các thời điểm khác nhau chênh lệch không quá 3 tháng.

4. Trình tự hợp nhất

4.1 Tại ngày mua, xác định tài sản thuần của công ty con

- Có sự chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ thì công ty mẹ ghi nhận thuế TNDN hoãn lại

4.2. Xác định Lợi thế thương mại (LTTM)

- Lợi thế thương mại (lãi từ giao dịch mua rẻ). Bằng Giá phí khoản đầu tư – giá trị hợp lý của tài sản thuần tại thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con

- Thời gian phân bổ LTTM là 10 năm

- Nếu tại 1 thời điểm thấy số LTTM bị tổn thất lớn hơn số phân bổ hàng năm. Thì phân bổ theo số LTTM bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh.

+ Giá phí khoản đầu tư vào công ty con = Giá phí khoản đầu tư tại ngày đoạt quyền kiểm soát công ty con + giá phí khoản đầu tư của những lần trao đổi trước

4.3. Cộng dồn từng khoản mục

Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Để báo cáo tài chính hợp nhất cung cấp được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ tập đoàn như đối với một doanh nghiệp độc lập, cần tiến hành những bước sau:

a) Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ (quy định tại chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”, chuẩn mực này cũng quy định phương pháp kế toán khoản lợi thế thương mại phát sinh);

b) Lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần của công ty con bị hợp nhất trong kỳ báo cáo được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn để tính lãi, hoặc lỗ thuần có thể được xác định cho những đối tượng sở hữu công ty mẹ;

c) Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm:

i) Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”; và

ii) Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.

4.4. Loại bỏ các khoản thuế

Các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty mẹ hoặc công ty con phải trả khi phân phối lợi nhuận của công ty con cho công ty mẹ được kế toán theo Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

4.5. Loại bỏ giao dịch nội bộ

- Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này phải được loại trừ hoàn toàn.

- Số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán và các giao dịch giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn, bao gồm các khoản doanh thu, các khoản chi phí, cổ tức phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản, như hàng tồn kho và tài sản cố định cũng được loại trừ hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo:
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top