làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

bạn nhầm rùi, bạn xem lại đi, mức đóng thuế thu nhập cá nhân là mức lương ghi trong hợp đồng, cũng tức là mức lương cơ bản đó

bạn xem thêm thông tư 81/2004/TT-BTC này đi bạn

2. Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.

2.1. Thu nhập thường xuyên gồm:

2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền);

2.1.2. Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật;

2.1.3. Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp;

2.1.4. Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút;

2.1.5. Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo; hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn; quảng cáo; hoạt động thể dục thể thao; dịch vụ đại lý; thu nhập từ hoa hồng môi giới; dịch vụ khác;
2.1.6. Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích của căn nhà và cũng được tính tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp chứng từ chi trả tiền nhà có cả tiền ăn, tiền phục vụ thì số thực tế chi trả hộ chỉ tính trên tiền nhà.

2.1.7. Các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập.

Các khoản thu nhập trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế (công thức qui đổi theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).

.................
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

bạn xem thêm thông tư 81/2004/TT-BTC này đi bạn

2. Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.

2.1. Thu nhập thường xuyên gồm:

2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền);

2.1.2. Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật;
.................

ví dụ tiền trợ cấp xăng xe, trợ cấp điện thoại là khỏan trợ cấp phục vụ cho nhu cầu công việc chứ ko fải là khỏan trợ cấp cho nhu cầu cá nhân. Đấy là chi phí cho công việc chứ đâu phải là thu nhập cho mỗi cá nhân đâu. Cái thứ hai về tiền làm thêm giờ, tiền tăng ca thì bạn theo dõi ở dự thảo luật thuế thu nhập mới nhé, bạn sẽ thấy ró là tiền lương làm thêm giờ ko fải chịu thuế TNCN. cái thông tư 81 từ hồi 2004, bây giờ đã sửa đổi bổ sung rồi bạn.
còn nữa, tiền thưởng, tiền lễ tết cũng phải căn cứ với lương thu nhập hàng tháng nữa bạn ạ, phải linh động chứ cứ theo y như luật nói thì dân mình khổ vẫn hoàn khổ bạn ạ .
Theo qui định của pháp luật về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành, lương tháng 13 hay tất cả các khoản thưởng tháng, năm, lễ, tết…đều được gọi là khoản thu nhập thường xuyên. Thu nhập thường xuyên chịu thuế là số tiền của cá nhân thực nhận tính bình quân tháng trong năm trên 5 triệu đồng/tháng. Vào mỗi tháng, nếu thu nhập của người lao động ở mức phải đóng thuế thu nhập, công ty phải thực hiện việc khấu trừ tại nguồn để tạm nộp thuế cho phần thu nhập vượt quá này. Vào cuối năm, công ty sẽ phải thực hiện quyết toán thuế, tổng hợp toàn bộ thu nhập các tháng trong năm của người lao động để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng làm căn cứ xác định số thuế phải thực nộp cả năm, đối chiếu với số đã nộp hằng tháng, nếu thiếu thì nộp thêm còn thừa thì được thoái trả.
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

bạn nhầm rùi, bạn xem lại đi, mức đóng thuế thu nhập cá nhân là mức lương ghi trong hợp đồng, cũng tức là mức lương cơ bản đó

Bạn đọc lại các bài trên đi nhé, các bạn dân ké toán đã nói rất nhìu đấy: thuế TNCN là tổng lương thực nhận trong đó bao gồm cả phụ cấp khác, khác, khác.... chứ ko nhất thiết phải là mức lương cố định đc ghi trong hợp đồng
Thân
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

Lương thực nhận là 8tr, lương cơ bản là 2,5tr làm thế nào để đưa 8tr này vào chi phí hợp lý và chỉ đóng BHXH dựa trên lương cơ bản là 2,5tr thui
Cả nhà giúp em với :helpsmilie:

trên HDLD bạn ghi mức lương 2.5tr, và toàn bộ những khoản kia bạn ghi phụ cấp khác (nếu có ). miễn sao bạn kê khai thuế TNCN đầu đủ là dc rồi
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

Mình là thành viên mới, rất mong anh chị em trong diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm. Thanks..
Cty của mình tính lương theo kiểu này, nhung thấy hổng có sao:
- Lương cơ bản= Lương ký HĐLĐ= 45% lương gross= lương đóng BHXH
- Phụ cấp TN 20%, độc hại 15%, pc khác: 20%, TC: 100%, lương gross là mức lương dùng để đóng thuế TNCN; ngoài ra còn có PC chức vụ, nhưng ko tính Thuế TNCN. Mới vô làm mình cũng có ý kiến về tính Thuế TNCN (theo luật thuế TNCN thì phải tính tất tần tật trừ đi BH phải nộp), nhưng KTT bảo là ko sao, cty mình hằng 1/2 năm đều có kiểm toán và cũng đã quyết toán rùi, cũng không thấy sao cả. Vì vậy khi nghỉ việc, nếu làm đúng 1 năm chỉ tính 1/2 tháng LCB thôi. Mọi người nghiên cứu thả xem nhé.
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

ví dụ ở cty mình, là một doanh nghiệp dài loan, lương cơ bản của mình là 4tr là mức lương gi trong hợp đồng lao động. hang tháng cty mình có cho them phụ cấp xăng xe là 300, phụ cấp chức vụ là 200 và điện thoại là 200 , tổng thu nhập hang tháng của mình là 4,7tr còn chưa kể những khoàn tiền thưởng từ những hợp đồng và từ các khoản tiền thưởng ngày lễ tết khác. Mức lương mình đóng bảo hiểm thì ko nói làm gì rồi, nhưng mình có hỏi chị trên cty bảo hiểm là nếu mức đóng thuế TNCN của e thì tính theo mức nào, chị ấy trả lời là “mức lương 4tr, và cũng chính là mức lương mình ghi trên HĐ vậy cho nên mình ko fải đóng thuế TNCN. Hỏi anh bạn mình đang làm cho một cty xây dựng cũng thế, mức lương nhận được hang tháng của anh là 10 tr, nhưng 2 năm nay vẫn ko fải đóng thuế TNCN. Đi làm cũng được 1 năm mà từ đó tới giờ mình vẫn nghĩ thế, cũng có thể đây là do “sự linh hoạt “ của kế toán. Nhưng cty mình toàn thế và cũng chưa có ai fải đóng thuế TNCN. Rất cảm ơn mọi sự đóng góp ý kiến của mọi người.
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

Mình tưởng lương trên 5tr mới phải đóng thuế TNCN chứ?
 
Ðề: làm thế nào đưa hết lương thực nhận vào cp hợp lý?

Lương thực nhận là 8tr, lương cơ bản là 2,5tr làm thế nào để đưa 8tr này vào chi phí hợp lý và chỉ đóng BHXH dựa trên lương cơ bản là 2,5tr thui
Cả nhà giúp em với :helpsmilie:

- Theo Luật BHXH thì tiền BHXH bắt buộc sẽ dựa trên lương ghi ở HĐLĐ (tham khảo Điều 94 Luật BHXH).

- Các khoản phụ cấp khác không phải đóng BHXH nhưng sẽ được cộng chung vào lương = lương thực nhận, khoản lương này sẽ tính thuế TNCN theo thông tư 81 (thời điểm hiện tại).

- Topic closed tại đây nhé. Nếu mọi người muốn thảo luận tiếp về phần nộp thuế TNCN, chúng ta hãy tạo topic mới.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top