Ðề: làm sao đọc được báo cáo tài chính
e là thành viên mới hiện đang cần làm một báo cáo tài chính nộp cho thầy mà không bít dàn bài làm sao.
e thấy trên diễn đàn có mấy bài mà e ko đọc được .
hu hu.
e đc bi là khi phân tích báo cáo tài chính cần so sánh với số liệu trung bình của ngành .
hiện tại e đang làm về ngành ngân hàng mà không bít lấy mấy chỉ số trung bình ngành ở đâu .có ai biết chỉ dùm e.
Hôm trc mình có đọc đc bài này không biết có giúp bạn đc không! Hãy thử đọc nó nhé:
Bảng cân đối kế toán
• Nó dùng để đánh giá doanh nghiệp đang tiến triển thế nào. Bạn có thể sử dụng bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình tài chính, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp của bạn.
• Nó rất hữu ích khi bạn nhìn vào khía cạnh lợi nhuận và chi phí bởi vì qua bảng cân đối kế toán bạn có được một bức tranh tổng thể
• Sử dụng bảng cân đối kế toán để đảm bảo một khoản vay: Khi bạn đi vay ngân hàng, các ngân hàng thường yêu cầu bạn nộp báo các kế toán để họ đánh giá khả năng hoàn trả nợ của bạn. Nếu bạn có một bàng cân đối kế toán tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội được vay vốn ngân hàng.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán phải được lập theo mẫu dành cho DNNVV được Bộ Tài chính quy định.
Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tái sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Tài sản cố định gồm:
• Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác
• Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tư dài hạn
Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:
• Cổ phiếu
• Bán thành phẩm
• Tiền nợ của khách hàng
• Tiền mặt tại ngân hàng
• Các khoản đầu tư ngắn hạn
• Các khoản trả trước – ví dụ tiền thuê
Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm:
• Tiền nợ các nhà cung cấp
• Các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác
• Thuế phải trả trong một năm
Các khoản nợ dài hạn, gồm:
• Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm
Vốn chủ sở hữu và dự trữ: vốn cổ phần và lợi nhuận để lại
2. Báo cáo kết quả kinh doanh(Báo cáo lãi lỗ)
Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc báo cáo lãi lỗ cho bạn biết doanh nghiệp bạn kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ đi hết chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh được đọc từ trên xuống và cho biết doanh thu và chi phí cho một khoảng thời gian nhất định. Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không chỉ ra những vấn đề như không đủ tiền mặt luân chuyển. bạn cần phải chuẩn bị Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem bạn có vấn đề gì về việc không đủ tiền mặt để lưu chuyển trong quá trình hoạt động.
Bảng báo cáo kế hoạch kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ.
Thu nhập thuần sẽ là kết quả của doanh thu bán hàng thuần trừ đi giá vốn hàng hoá hoặc giá vốn dịch vụ trong cùng kỳ. Đồng thời cũng được gọi là lãi gộp.
Thu nhập thuần hoặc lỗ thuần sẽ là kết quả của việc lấy thu nhập gộp từ hoạt động trừ đi những thu nhập khác, ví dụ như thu nhập từ tiền lãi.
3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Sử dụng dự báo dòng tiền mặt như một công cụ kinh doanh
Một bảng dự báo dòng tiền mặt có thể là một công cụ kinh doanh rất quan trọng nếu nó được sử dụng hiệu quả. Hãy nhớ rằng nó là một báo cáo động - bạn cần thay đổi và điều chỉnh nó thường xuyên phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh, các khoản chi trả và nhu cầu của nhà cung cấp.
Việc thay đổi bảng dự báo này cũng rất hữu ích, thay dổi các con số về doanh số bán hàng, về mua sắm và chi phí nhân viên. Những thay đổi về luật pháp, lãi suất và thuế cũng ảnh hưởng đến bảng dự báo này.
Để có điều chỉnh về bảng dự báo tiền mặt, bạn cần:
• Xem xét các vấn đề có thể xảy ra và tìm giải pháp cho chúng
• Xác định bất cứ sự thiếu hụt tiền mặt tiềm ẩn nào và có những biện pháp phù hợp
• Đảm bảo bạn có đủ tiền mặt trước khi bạn định làm bất kỳ cam kết tài chính quan trọng nào
- Sử dụng dự báo tiền mặt để tránh kinh doanh….
Có một dự báo dòng tiền mặt chính xác sẽ đảm bảo cho bạn đạt được sự tăng trưởng ổn định mà không phải kinh doanh vượt mức. Bạn biết rằng khi bạn có đủ tài sản để mở rộng kinh doanh – và rất quan trọng nữa là khi bạn cần phải củng cố việc kinh doanh. Điều này giúp bạn đảm bảo cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp đều hài lòng.
Một điều rất quan trọng là bạn đưa những dấu hiệu cảnh báo vào dự báo dòng tiền mặt của bạn. Ví dụ, nếu mức tiền mặt được dự báo sát với quyền được rút tiền, điều này chỉ ra rằng bạn nên cảnh giác và nên đưa dòng tiền mặt ở mức chấp nhận được.
Bảng báo cáo dòng tiền mặt bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào
Trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ có lượng tiền vào nhiều hơn lượng tiền ra. Điều này giúp bạn có được khoản dự trữ tiền mặt và bạn luôn phải tìm cách để khoảng cách giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra được nới rộng, và bạn cam đoan với các nhà cho vay, các nhà đầu tư về tình hình khả quan của doanh nghiệp. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:
Dòng tiền vào:
• Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ
• Lãi tiền gửi từ ngân hàng
• Lãi suất tiết kiệm và đầu tư
• Đầu tư của cổ đông
Dòng tiền ra:
• Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô hoặc các công cụ
• Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày
• Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,…
• Chi trả lợi tức
• Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế khác
Có rất nhiều các khoản chi khác bạn phải chi vào những ngày cố định như chi trả lương, các khoản nợ đến hạn trả và chi nộp thuế. Bạn phải luôn luôn ở trong trạng thái đáp ứng được các khoản chi, tránh bị phạt nặng hoặc tránh trường hợp công nhân bất mãn.
Quản lý nợ phải trả
Những khoản nợ phải trả xuất hiện khi bạn mua chịu sản phẩm dịch vụ. Đây là những sản phẩm dịch vụ mà công ty của bạn đã nhận được và sẽ phải trả trong tương lai.
Quản lý những khoản nợ phải trả này là việc rất quan trọng. Việc không trả được nợ sẽ đem đến những vấn đề rất nghiêm trọng cho công việc kinh doanh của bạn, kể cả việc phá sản. Vì vậy, cần thiết phải ghi chép chi tiết về những khoản mua, ngày phải thanh toán, và nguồn tài chính cho việc thanh toán.
Quản lý khoản phải thu
Khoản phải thu được hình thành khi công ty cho khách hàng mua nợ sản phẩm, dịch vụ. Đây là những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đã cung cấp cho khách hàng và đang chờ thanh toán trong tương lai. Mua nợ được coi là những khoản phải thu khi bạn gửi hoá đơn cho khách hàng.
Quản lý các khoản phải thu rất quan trọng. Nếu khách hàng không thanh toán, công ty của bạn sẽ bị mất tiền. Ngoài ra, thời hạn thanh toán rất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chi phí cho sản xuất của bạn. Cần phải ghi chép chi tiết việc bán hàng, ngày phải thanh toán để đảm bảo công ty nhận được các khoản phai thu đúng hạn.
Các chỉ số trong quản lý tài chính
1. Chỉ số hiện hành
Đây là từ chuyên môn để đánh giá khả năng "luân chuyển" của công ty bạn. Nói theo cách khác thì khả năng biến đổi từ tài sản sang tiền nhanh thế nào. Để tính chỉ số hiện hành, bạn lấy tài sản chia cho nợ. Nợ bao gồm những khoản bạn phải trả, bao gồm các khoản nợ và những hoá đơn chưa thanh toán cho người cung cấp. Tài sản bao gồm tất cả các khoản tiền mà bạn có, đồng thời cả hàng tồn kho: là những sản phẩm bạn chưa bán được, đang ở trong thời kỳ sản xuất, hoặc đã sẵn sàng để bán.
Nếu chỉ số hiện hành nhỏ hơn 1, có khả năng khó khăn để biến đổi từ tài sản sang tiền. Điều này cũng có nghĩa là công ty có thể dễ dàng bị phá sản, hoặc khả năng chịu rủi ro là rất cao.
Ghi nhớ: nếu bạn muốn tính chỉ số này, phải biết chọn thời điểm thích hợp. Ví dụ, không nên chọn thời điểm ngay trước khi trả một hoá đơn lớn.
2. Chỉ số nhanh
Chỉ số nhanh gần giống chỉ số hiện hành, ngoại trừ việc không bao gồm hàng tồn kho. Để tính chỉ số nhanh, bạn lấy tất cả tiền mặt và khoản phải thu (ví dụ, các khoản mà công ty khác nợ bạn) chia cho các khoản phải trả (ví dụ, tất cả số tiền mặt bạn nợ, bao gồm cả các khoản nợ và phí). Chỉ số này cho bạn biết khả năng trả các hoá đơn của công ty bạn nhanh đến mức nào. Nếu chỉ số của bạn là 1, công ty của bạn hoạt động rất tốt và có thể trả hết các hoá đơn rất nhanh.
Chỉ số quản lý kinh doanh
Lợi nhuận biên
Mặc dù có rất nhiều cách tính để quản lý kinh doanh, chỉ có một vài cách có ích. Một cách tính hữu dụng là lợi nhuận biên. Để tính, bạn lấy tổng doanh thu bán hàng của một năm chia cho tổng lợi nhuận (sau thuế). Nếu bạn nhân con số này với 100 để lấy số phần trăm, bạn có thể biết được bạn thu được bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bán được, hoặc cho 100.000VND bán sản phẩm.
Bạn có thể so sánh lợi nhuận biên của từng kỳ để biết được công việc kinh doanh của bạn có phát triển không, và để xác định những biến chuyển cơ bản. Bạn cũng có thể so sánh lợi nhuận biên của bạn với công ty khác trong cũng ngành hoặc khu vực. Bạn cũng có thể so sánh với các công ty cùng ngành ở nước ngoài để biết được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của công ty bạn.
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hoà vốn là một trong những khái niệm quan trọng và cơ bản trong công việc kinh doanh. Điểm hoà vốn được định nghĩa là doanh số bán hàng cần thiết để lợi nhuận bằng 0, hoặc "điểm bằng nhau". Nói cách khác, điểm hoà vốn là khi doanh thu bằng với chi phí.
Điểm hoà vốn được tính sử dụng công thức sau đây:
BEP = TFC / (SUP - VCUP)
trong đó,
BEP: điểm hoà vốn (số lượng sản phẩm)
TFC: tổng chi phí cố định
VCUP: chi phí biến đổi bình quân
SUP: lợi nhuận của mỗi sản phẩm
Chi phí cố định bao gồm tất cả những chi phí không biến đổi khi sản phẩm hoặc sản lượng thay đổi, ví dụ tiền thuê nhà, lương, và tiền điện thoại. Những chi phí này sẽ không thay đổi cho dù bạn sản xuất được sản phẩm.
Chi phí biến đổi bao gồm tất cả những chi phí sẽ biến đổi dựa trên lượng sản phẩm sản xuất được, ví dụ nguyên vật liệu. Số lượng sản phẩm tăng, sẽ sử dụng thêm nhiều nguyên vật liệu.
Kết quả của công thức này sẽ cho bạn biết bạn cần đạt được doanh thu bao nhiêu để đạt được điểm cân bằng. Doanh thu lớn hơn con số này có nghĩa là đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Nếu bạn lấy số này chia cho giá bán của một sản phẩm, bạn có thể biết được cần phải bán được bao nhiêu sản phẩm để đạt được điểm cân bằng.
Phân tích điểm hoà vốn cần phải được thực hiện đối với tất cả các nguồn doanh thu. Ví dụ, nếu công ty bạn nhiều loại sản phẩm khác nhau, cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Điều này cho phép những người quản lý xác định được sản phẩm nào bán được và sản phẩm nào cần phải cải thiện.
Nếu việc bán một sản phẩm nào đó không tốt - không đạt được điểm cân bằng - cần phải hành động. Điều này có thể bao gồm nâng giá, giảm chi phí, hoặc có thể không sản xuất sản phẩm đó nữa. Ngoài ra, nếu một sản phẩm nào đó bán được, có thể tập trung vào để tăng thêm lợi nhuận.