Ðề: Làm kế toán có gì vui !
Cái bạn này, càng nói càng sai, để tối rảnh tôi nói vì sao sai nhé .
hi. vẫn muốn bác kể thêm. trong số này e thấy cái hàm excel là khó nhất, vì nếu làm hàm thông thường vẫn làm được nhưng phúc tạp quá chắc e chịu. may mà giờ dùng toàn phần mềm rùi ko cũng khó.hi
Nay kế toán hầu như ai cũng nhờ vào các phần mềm chuyên dụng cả và nhất là những cty lớn có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh (các siêu thị chẳng hạn) . Tuy vậy, nếu chỉ nhờ vào PM thì chẳng hóa ra bạn chỉ là người nhập liệu thôi sao, còn nếu bạn là một KTT (phải giỏi mới làm được KTT chứ, đúng không nào) thì bạn càng cần phải giỏi về Excel, bởi vì còn biết bao nhiêu thứ mà các PM kế toán chuyên dụng không thể xử lý được hoặc nếu có xử lý được đi chăng nữa thì giá thành mua nó sẽ trở nên quá đắt và DN không thể kham được. Lấy bảng tính lương làm ví dụ, mỗi một DN với mỗi cách tính lương khác nhau do quá trình phát sinh nhân sự là khác nhau (thời vụ, từng lần, HD ngắn hạn, HĐ vụ việc, dài hạn ...) thì sẽ không có PM nào có thể đáp ứng được, do đó Excel luôn là lưa chọn hàng đầu cho việc tính lương.
Có thể là KTT nên bạn không phải trực tiếp tính lương (có kế toán lương đảm nhiệm) nhưng ít ra với cương vị là KTT bạn phải kiểm tra được tính đúng đắn của bảng lương trước khi đặt bút ký và thanh toán . Hãy thử nghĩ xem trong trường hợp bạn vì yếu Excel mà không thể kiểm tra được nó thì sẽ như thế nào ? (tiếc rằng điều này xảy ra với không ít các KTT hiện nay).
Trong những đơn vị kế toán có sự phân công phân nhiệm về các kế toán phần hành, KTT càng cần phải có những sự hiểu biết nhất định về Excel nhằm kiểm tra được tính đúng đắn của các kế toán phần hành . Bạn không thể vì yếu kém về Excel nên không kiểm soát được quá trình làm việc của các kế toán phần hành để đến khi xảy ra sai sót lại đổ cho các kế toán viên (viện lý do đã phân công phân nhiệm) . Đó là sự trốn tránh trách nhiệm . KTT nhận lương gấp 2, có khi gấp 3 lần kế toán viên nhưng khi xảy ra sự cố về kế toán thì lại đổ cho kế toán viên, có cái lý nào lại thế. Tiếc rằng (lại tiếc nữa rồi) loại KTT như thế hiện nay không ít.
Đó là mới chỉ nói về tính lương, còn rất nhiều các bảng biểu, báo cáo ngoài kế toán mà cũng chỉ có Excel mới có thể đáp ứng được. (các báo cáo về lao động, tiền lương, bảo hiểm, tiêu thụ hàng hóa theo từng ngành hàng ...)
Bạn đã thấy cái thiếu sót của mình khi cho rằng các PM kế toán có thể thay thế hoàn toàn Excel chưa.
---------- Post added at 01:00 ---------- Previous post was at 12:19 ----------
hi. vẫn muốn bác kể thêm. trong số này e thấy cái hàm excel là khó nhất, vì nếu làm hàm thông thường vẫn làm được nhưng phúc tạp quá chắc e chịu. may mà giờ dùng toàn phần mềm rùi ko cũng khó.hi
Biết nói sao với bạn nhỉ. Để có thể trở thành một kế toán được gọi là giỏi, bạn phải gồm rất nhiều thứ , và có sự am hiểu về nhiều lĩnh vực.
+ Nếu một KTT mà không biết một chữ nào về tiếng Anh thì khi làm bên xuất nhập khẩu làm sao hiểu được dù là lơ mơ các hợp đồng, các hóa đơn thương mại, các chứng từ thanh toán ... không lẽ lại mỗi chút mỗi hỏi, thế thì KTT trở thành gì trong mắt kế toán viên hay những bộ phận khác.
+ Nếu 1 KTT mà không sử dụng thành thạo các PM thông dụng như Excel, World chẳng hạn, tạo một trang văn bản hay tạo một bảng tính với cách trình bày lôm côm, không nêu được ý nghĩa của các con số trong bảng tính thì thử hỏi người chủ có dám đặt hết lòng tin vào người KTT đó không. Ngày trước do nền kinh tế còn bao cấp hay lúc vừa mới mở cửa, các nghiệp vụ kinh tế trong 1 DN phát sinh không nhiều nên việc ghi sổ KT bằng tay là phổ biến, nhưng nếu những người đó vẫn làm kế toán đến bây giờ mà vẫn làm bằng tay thì làm sao quản lý được hết số liệu và lúc này làm sao ta có thể nói họ là KT giỏi được (mặc dù họ đã có kinh nghiệm vài chục năm)
+ Nếu người KTT không am hiểu gì về ngành nghề kinh doanh mà mình đang làm kế toán, không biết gì về các quy định có liên quan đến ngành nghề đó để cảnh báo cho DN những nguy cơ có khả năng xảy ra, thì thử hỏi khi gặp những sự cố đó người chủ DN sẽ trách mình đến độ nào.
+ Nếu 1 người làm kế toán mà suốt ngày chỉ ôm chứng từ, sổ sách mà không lý gì đến các loại hàng hóa mà DN đang kinh doanh thì thử hỏi khi phát sinh 1 loại hàng hóa mà với nó DN không phải mua để kinh doanh thì có phải là đã ghi nhận bậy (thay vì ghi vào TK chi phí, lại ghi vào TK HTK) vào sổ kế toán rồi không. Đó còn là chưa kể đến có DN đa ngành nghề nữa, thì lúc đó càng khó khăn hơn .
(Còn nữa)
Nói thêm về sự am hiểu về ngành nghề kinh doanh.
+ Nếu bạn chỉ ôm sổ sách, chứng từ của 1 DN khách sạn chẳng hạn, trong trường hợp đó bạn có thể biết được khách sạn đó có bao nhiêu phòng, các thiết bị điện trong mỗi phòng là những gì, công suất mỗi thứ là bao nhiêu để có thể tính được mức tiêu hao điện năng tương ứng với doanh thu của nó. Khi người ta nói máy lạnh 1 ngựa, 2 ngựa thì bạn có thể biết được mức tiêu hao điện năng của nó không ?
Nếu chẳng may hóa đơn tiền điện mà bạn đang hạch toán không tương xứng với doanh thu thì chẳng hóa ra bạn đang chỉ cho cơ quan thuế thấy rằng DN này đang trốn thuế sao.
+ Nếu bạn có thể tỏ ra mình là người am hiểu về lĩnh vực kinh doanh đó thì rõ ràng sẽ làm cho người chủ DN càng có lòng tin vào bạn hơn. Lấy ví dụ về lĩnh vực nhà hàng, khi làm cho họ, ban có biết gì về vệ sinh an toàn thực phẩm không ? về nguồn gốc của thực phẩm mà nhà hàng đang chế biến không ? về quy trình lưu mẫu thức ăn, về việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ... rồi bạn có biết gì về việc quản lý, điều hành nhân viên ...
Những ví dụ trên tôi nhằm nhấn mạnh một điều rằng, để có thể trở thành một kế toán giỏi, một kế toán thực thụ, bạn cần phải am hiểu càng nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng như những kiến thức liên quan thì càng tốt. Để được như thế, bạn phải "lăn lộn" với nó, có thể không cần với tư cách một kế toán mà là một thu ngân, một quản lý, thậm chí là một bồi bàn ... thì điều đó cũng có ích vô cùng cho sự hiểu biết của bạn.