Thông tin bạn cung cấp còn thiếu nhiều:
1. Theo luật thuế TNDN tại điều 2.17, 2.18 của TT 96/2015:
- Đã góp đủ vốn.
- Phục vụ mục đích kinh doanh
- Vay ngân hàng thì tùy có ngân hàng sẽ xuất hóa đơn
- Tại thời điểm vay: nguồn tiền dự trữ của DN (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền tiết kiệm có thời hạn,...) có số dư tương đương các khoản giải ngân vay từng lần là hợp lý hoặc nguồn tiền dự trữ có kế hoạch sử dụng trong ngắn hạn.
=> Thỏa hết thì 800tr là chi phí đuọc trừ theo luật thuế TNDN. Nếu chưa đủ vốn thì đọc 2.18 TT96/2015 để tính lại chi phí lãi vay được trừ.
2. Theo Luật thuế có giao dịch liên kết tại NGhi định 132/2020:
Xét có thỏa điều kiện này không?
"d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;"
=> 1. Khoản vay vốn >= 25% vốn góp CHS (đã thỏa nếu giả định giải ngân vay hết 1 lần 10 tỷ/ số dư nợ vay lũy kế luôn >=25%)
=> 2. Khoản vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn
Nếu thỏa đồng thời cả 2 thì thuộc giao dịch liên kết.
Chi phí lãi vay được trừ = "Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế"