Một doanh nghiệp start up đình đám của Việt Nam mới đây đã vướng vào một vụ tranh chấp hợp đồng cung ứng. Theo thông tin báo chí, nguyên nhân của tranh chấp là do hai bên không thống nhất về số nợ. Phía doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân tranh chấp là do một số giấy tờ đã ký giữa hai bên không có hiệu lực do nhân sự phụ trách vào thời điểm ấy không còn thẩm quyền ký.
Câu chuyện này lại một lần nữa làm nóng lên câu hỏi: Hợp đồng thương mại liệu có vô hiệu khi người ký vi phạm thẩm quyền theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành?
Quy định ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào?
Vấn đề này được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) - được coi là văn bản pháp luật gốc điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Điều gì sẽ xảy ra khi người nhân danh công ty ký kết hợp đồng không phải là người đại diện hợp pháp của công ty? Hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực pháp luật do việc xác lập giao dịch hợp đồng không phải xuất phát từ ý chí của công ty.
Điều 145 BLDS 2005 quy định: giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý.
Biểu hiện của “sự đồng ý” là người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
Điều 146 BLDS 2005 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau: giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Như vậy, nếu người được đại diện là đại diện theo pháp luật của công ty thể hiện sự đồng ý hoặc không phản đối giao dịch này thì giao dịch vẫn phát sinh hiệu lực.
Kể từ ngày 1-1-2017, khi BLDS năm 2015 có hiệu lực, vấn đề hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ được điều chỉnh chi tiết hơn. Theo khoản 2, điều 143, BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện quy định “...người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch”. Giao dịch vượt quá phạm vi đại diện chỉ làm phát sinh nghĩa vụ của người được đại diện trong các trường hợp:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện (khoản 1, điều 143).
Như vậy so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã bổ sung trường hợp người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện nhằm bảo đảm quyền lợi của một bên chủ thể trong giao dịch.
Việc công ty A xác lập quan hệ hợp đồng với công ty B mà không biết hoặc không thể biết người đứng ra ký kết hợp đồng của công ty B không phải là người đại diện hợp pháp của công ty do lỗi của công ty B không thông báo cho công ty A thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của công ty B trong giao dịch này. Công ty A không được dùng lý do là hợp đồng không được ký bởi người đại diện hợp pháp của công ty để thoái thác trách nhiệm.
Tuy các quy định mới đã có những tiến bộ trong ràng buộc trách nhiệm của công ty nhưng quyền của người thứ ba ngay tình trong giao dịch với công ty vẫn còn chưa được bảo vệ thỏa đáng. Họ chỉ có thể yêu cầu đối tác thực hiện hợp đồng do người đại diện không có thẩm quyền ký kết hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện nếu họ chứng minh được người đại diện theo pháp luật của công ty biết mà không phản đối hoặc người đại diện theo pháp luật đã công nhận giao dịch. Gánh nặng chứng minh trong trường hợp này thuộc về bên thứ ba. Chi phí giao dịch giữa công ty với bên thứ ba cũng tăng lên tương ứng do bên thứ ba phải có trách nhiệm tìm hiểu về thẩm quyền của người xác lập giao dịch với mình, nhằm tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu do người ký không có thẩm quyền.
Kinh nghiệm ở Úc
Liên quan đến vấn đề này, pháp luật của một số nước theo thông luật mà đơn cử như pháp luật của Úc đã có các quy định cởi mở hơn nhằm tăng cường bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch với công ty, đồng thời tạo ra sức ép để các công ty phải hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ.
Theo luật công ty Úc, người thứ ba ngay tình có quyền suy đoán (statutory assumptions) về “thẩm quyền đương nhiên” (apparent authority) hoặc thẩm quyền mặc định (implied actual authority) của một đại diện công ty khi thực hiện các giao dịch với người đại diện. Nghĩa là về nguyên tắc, hợp đồng do người đại diện ký vượt quá phạm vi thẩm quyền đại điện (defective contracts) vẫn có hiệu lực, trừ khi công ty (người được đại diện) có thể chứng minh rằng người thứ ba không ngay tình. Câu chuyện vượt quá thẩm quyền đại diện chỉ là câu chuyện của hai bên - bên đại diện và bên được đại diện - chứ không phải gánh nặng của bên thứ ba - người có giao dịch với công ty thông qua người đại diện.
Nguyên tắc “việc trong nhà” (indoor management rule) và quyền suy đoán dựa trên luật pháp (statutory assumptions)
Pháp luật công ty của Úc cho phép người thứ ba ngay tình được giả định rằng người đại diện công ty ký kết hợp đồng là người được bổ nhiệm hợp pháp, giao dịch đó đã được ban giám đốc công ty thông qua (nếu đó là loại giao dịch yêu cầu phải có sự thông qua của ban giám đốc) và các thủ tục nội bộ của công ty liên quan đến giao dịch đã được thực hiện đầy đủ.
Các công ty có người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền sẽ rất khó có khả năng thoái thác trách nhiệm nếu cơ chế quản trị nội bộ của họ lỏng lẻo dẫn tới các giao dịch được ký vi phạm hoặc vượt quá thẩm quyền.
Ví dụ như nếu người thứ ba là công ty cung ứng B giao kết hợp đồng với C là thư ký công ty A về việc cung ứng giấy in cho văn phòng công ty A. Theo thông lệ trên thị trường, những giao dịch này thuộc thẩm quyền của thư ký công ty. Tuy nhiên theo quy định nội bộ của công ty A, những giao dịch có giá trị trên 5.000 đô la Úc thì phải được ban giám đốc phê duyệt. Tuy nhiên, công ty B không có trách nhiệm và cũng không có khả năng biết được về giới hạn thẩm quyền này của người thư ký công ty. Vì thế nếu có giao dịch, công ty B có quyền dựa vào nguyên tắc indoor management rule (tạm dịch là “việc trong nhà”) để yêu cầu công ty A phải thực thi trách nhiệm thanh toán vì việc họ bổ nhiệm C là thư ký công ty đã hàm ý rằng anh hoặc cô này có thẩm quyền mặc định (implied actual authority) để thực hiện các giao dịch mà các thư ký công ty khác vẫn thường thực hiện.
Tuy nhiên lưu ý rằng bên thứ ba chỉ có thể viện dẫn tới quy định này nếu họ ngay tình, tức là họ thực sự không biết hoặc không được biết một lý do nào để nghi ngờ về thẩm quyền của người C.
Luật công ty Úc đã đưa nguyên tắc suy đoán này vào luật tại các điều 128 và 129 Luật Công ty 2001 và gọi là statutory assumptions.
Thậm chí bên thứ ba ngay tình được phép suy đoán về thẩm quyền đương nhiên (nghĩa là có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện hợp đồng) kể cả khi người đại diện công ty cố tình làm giả mạo các giấy tờ, tài liệu để chứng minh họ là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng với bên thứ ba.
Lợi ích của quy định về quyền suy đoán của bên thứ ba trong giao dịch vi phạm thẩm quyền ký kết
Với quy định này, các công ty trên thị trường có thể được hưởng ít nhất ba lợi ích.
Thứ nhất, với tư cách là bên thứ ba ngay tình, lợi ích của họ được bảo vệ tối đa. Các công ty có người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền sẽ rất khó có khả năng thoái thác trách nhiệm nếu cơ chế quản trị nội bộ của họ lỏng lẻo dẫn tới các giao dịch được ký vi phạm hoặc vượt quá thẩm quyền. Điều này có thể giúp tránh được rất nhiều tranh chấp hợp đồng giữa các bên.
Thứ hai, với quy định này, tất cả công ty trên thị trường phải tự giác hoàn thiện quy chế quản trị nội bộ trong công ty mình, để hạn chế đến mức tối đa các hành vi vượt quá thẩm quyền, hoặc tạo cơ chế để nhanh chóng phát hiện các hành vi này, hoặc để thông tin kịp thời đến các đối tác khi các giao dịch vượt quá thẩm quyền có nguy cơ xảy ra.
Những biểu hiện của việc người đại diện theo pháp luật của công ty biết mà không phản đối:
Quay trở lại câu chuyện của doanh nghiệp start up ban đầu. Dường như trách nhiệm chứng minh rằng người đại diện doanh nghiệp biết mà không phản đối theo BLDS 2005 (luật có hiệu lực vào thời điểm tranh chấp phát sinh) để từ đó doanh nghiệp cung ứng có thể đòi thi hành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đang đè lên vai của bên thứ ba - doanh nghiệp cung ứng. Ngay cả khi áp dụng theo BLDS 2015, thì liệu bên thứ ba có quyền suy đoán rằng người đã đứng ra đàm phán và ký kết hợp đồng với họ là người đại diện hợp pháp của công ty đối tác, trừ khi họ nhận được công văn hoặc thông báo của công ty đối tác về việc thay đổi người đại diện hợp pháp của công ty? Quy định “người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện” cần được hiểu như thế nào? Điều luật này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, đòi hỏi phải có các hướng dẫn chi tiết hơn để các bên liên quan hiểu đúng bản chất của điều luật và thống nhất trong áp dụng.
Câu chuyện hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyền không mới, và nó đã từng là chủ đề bàn cãi của giới luật sư trong một vụ đại án cách đây chưa lâu - vụ Huyền Như giả mạo giấy tờ nhân danh VietinBank để ký kết hợp đồng với các khách hàng và trách nhiệm liên đới của VietinBank sau đó. Tiếc là, với các quy định mới nhất của BLDS 2015, một khung pháp lý đơn giản mà hiệu quả về vấn đề này dường như vẫn chưa đạt được.
Sự khác nhau trong pháp luật của mỗi nước là điều tự nhiên. Nhưng nếu sự khác biệt đó có thể dẫn đến những tranh chấp hợp đồng không đáng có, và làm giảm nhẹ vai trò của cơ chế quản trị nội bộ vốn dĩ nên được coi là công cụ chủ yếu trong quản trị công ty, thì nên chăng, đã đến lúc chúng ta cần nghĩ tới một sự thay đổi triệt để hơn. Sự thay đổi, không chỉ đơn thuần là để giảm gánh nặng chứng minh và chi phí giao dịch cho các bên trong quan hệ pháp luật cụ thể này, mà xa hơn, là để đưa pháp luật Việt Nam tiệm cận với những thông lệ tốt trên thế giới.
(*) TS. Quách Thúy Quỳnh, Đại học quốc tế RMIT Việt Nam
(**) TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Học viện Tư pháp
Theo Thesaigontimes.vn
Câu chuyện này lại một lần nữa làm nóng lên câu hỏi: Hợp đồng thương mại liệu có vô hiệu khi người ký vi phạm thẩm quyền theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành?
Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào?
Vấn đề này được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) - được coi là văn bản pháp luật gốc điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Điều gì sẽ xảy ra khi người nhân danh công ty ký kết hợp đồng không phải là người đại diện hợp pháp của công ty? Hợp đồng sẽ không phát sinh hiệu lực pháp luật do việc xác lập giao dịch hợp đồng không phải xuất phát từ ý chí của công ty.
Điều 145 BLDS 2005 quy định: giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý.
Biểu hiện của “sự đồng ý” là người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
Điều 146 BLDS 2005 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau: giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Như vậy, nếu người được đại diện là đại diện theo pháp luật của công ty thể hiện sự đồng ý hoặc không phản đối giao dịch này thì giao dịch vẫn phát sinh hiệu lực.
Kể từ ngày 1-1-2017, khi BLDS năm 2015 có hiệu lực, vấn đề hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ được điều chỉnh chi tiết hơn. Theo khoản 2, điều 143, BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện quy định “...người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch”. Giao dịch vượt quá phạm vi đại diện chỉ làm phát sinh nghĩa vụ của người được đại diện trong các trường hợp:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
- Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện (khoản 1, điều 143).
Như vậy so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã bổ sung trường hợp người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện nhằm bảo đảm quyền lợi của một bên chủ thể trong giao dịch.
Việc công ty A xác lập quan hệ hợp đồng với công ty B mà không biết hoặc không thể biết người đứng ra ký kết hợp đồng của công ty B không phải là người đại diện hợp pháp của công ty do lỗi của công ty B không thông báo cho công ty A thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của công ty B trong giao dịch này. Công ty A không được dùng lý do là hợp đồng không được ký bởi người đại diện hợp pháp của công ty để thoái thác trách nhiệm.
Tuy các quy định mới đã có những tiến bộ trong ràng buộc trách nhiệm của công ty nhưng quyền của người thứ ba ngay tình trong giao dịch với công ty vẫn còn chưa được bảo vệ thỏa đáng. Họ chỉ có thể yêu cầu đối tác thực hiện hợp đồng do người đại diện không có thẩm quyền ký kết hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện nếu họ chứng minh được người đại diện theo pháp luật của công ty biết mà không phản đối hoặc người đại diện theo pháp luật đã công nhận giao dịch. Gánh nặng chứng minh trong trường hợp này thuộc về bên thứ ba. Chi phí giao dịch giữa công ty với bên thứ ba cũng tăng lên tương ứng do bên thứ ba phải có trách nhiệm tìm hiểu về thẩm quyền của người xác lập giao dịch với mình, nhằm tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu do người ký không có thẩm quyền.
Kinh nghiệm ở Úc
Liên quan đến vấn đề này, pháp luật của một số nước theo thông luật mà đơn cử như pháp luật của Úc đã có các quy định cởi mở hơn nhằm tăng cường bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch với công ty, đồng thời tạo ra sức ép để các công ty phải hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ.
Theo luật công ty Úc, người thứ ba ngay tình có quyền suy đoán (statutory assumptions) về “thẩm quyền đương nhiên” (apparent authority) hoặc thẩm quyền mặc định (implied actual authority) của một đại diện công ty khi thực hiện các giao dịch với người đại diện. Nghĩa là về nguyên tắc, hợp đồng do người đại diện ký vượt quá phạm vi thẩm quyền đại điện (defective contracts) vẫn có hiệu lực, trừ khi công ty (người được đại diện) có thể chứng minh rằng người thứ ba không ngay tình. Câu chuyện vượt quá thẩm quyền đại diện chỉ là câu chuyện của hai bên - bên đại diện và bên được đại diện - chứ không phải gánh nặng của bên thứ ba - người có giao dịch với công ty thông qua người đại diện.
Nguyên tắc “việc trong nhà” (indoor management rule) và quyền suy đoán dựa trên luật pháp (statutory assumptions)
Pháp luật công ty của Úc cho phép người thứ ba ngay tình được giả định rằng người đại diện công ty ký kết hợp đồng là người được bổ nhiệm hợp pháp, giao dịch đó đã được ban giám đốc công ty thông qua (nếu đó là loại giao dịch yêu cầu phải có sự thông qua của ban giám đốc) và các thủ tục nội bộ của công ty liên quan đến giao dịch đã được thực hiện đầy đủ.
Các công ty có người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền sẽ rất khó có khả năng thoái thác trách nhiệm nếu cơ chế quản trị nội bộ của họ lỏng lẻo dẫn tới các giao dịch được ký vi phạm hoặc vượt quá thẩm quyền.
Ví dụ như nếu người thứ ba là công ty cung ứng B giao kết hợp đồng với C là thư ký công ty A về việc cung ứng giấy in cho văn phòng công ty A. Theo thông lệ trên thị trường, những giao dịch này thuộc thẩm quyền của thư ký công ty. Tuy nhiên theo quy định nội bộ của công ty A, những giao dịch có giá trị trên 5.000 đô la Úc thì phải được ban giám đốc phê duyệt. Tuy nhiên, công ty B không có trách nhiệm và cũng không có khả năng biết được về giới hạn thẩm quyền này của người thư ký công ty. Vì thế nếu có giao dịch, công ty B có quyền dựa vào nguyên tắc indoor management rule (tạm dịch là “việc trong nhà”) để yêu cầu công ty A phải thực thi trách nhiệm thanh toán vì việc họ bổ nhiệm C là thư ký công ty đã hàm ý rằng anh hoặc cô này có thẩm quyền mặc định (implied actual authority) để thực hiện các giao dịch mà các thư ký công ty khác vẫn thường thực hiện.
Tuy nhiên lưu ý rằng bên thứ ba chỉ có thể viện dẫn tới quy định này nếu họ ngay tình, tức là họ thực sự không biết hoặc không được biết một lý do nào để nghi ngờ về thẩm quyền của người C.
Luật công ty Úc đã đưa nguyên tắc suy đoán này vào luật tại các điều 128 và 129 Luật Công ty 2001 và gọi là statutory assumptions.
Thậm chí bên thứ ba ngay tình được phép suy đoán về thẩm quyền đương nhiên (nghĩa là có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện hợp đồng) kể cả khi người đại diện công ty cố tình làm giả mạo các giấy tờ, tài liệu để chứng minh họ là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng với bên thứ ba.
Lợi ích của quy định về quyền suy đoán của bên thứ ba trong giao dịch vi phạm thẩm quyền ký kết
Với quy định này, các công ty trên thị trường có thể được hưởng ít nhất ba lợi ích.
Thứ nhất, với tư cách là bên thứ ba ngay tình, lợi ích của họ được bảo vệ tối đa. Các công ty có người đại diện giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền sẽ rất khó có khả năng thoái thác trách nhiệm nếu cơ chế quản trị nội bộ của họ lỏng lẻo dẫn tới các giao dịch được ký vi phạm hoặc vượt quá thẩm quyền. Điều này có thể giúp tránh được rất nhiều tranh chấp hợp đồng giữa các bên.
Thứ hai, với quy định này, tất cả công ty trên thị trường phải tự giác hoàn thiện quy chế quản trị nội bộ trong công ty mình, để hạn chế đến mức tối đa các hành vi vượt quá thẩm quyền, hoặc tạo cơ chế để nhanh chóng phát hiện các hành vi này, hoặc để thông tin kịp thời đến các đối tác khi các giao dịch vượt quá thẩm quyền có nguy cơ xảy ra.
Những biểu hiện của việc người đại diện theo pháp luật của công ty biết mà không phản đối:
- Người này được người ký kết hợp đồng báo cáo về việc hợp đồng được ký kết bằng văn bản hoặc trong cuộc họp ban giám đốc, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị... mà không có ý kiến phản đối giao dịch;
- Người này ký kết vào các văn bản tiếp theo của việc thực hiện giao dịch như công văn, tài liệu trao đổi, hóa đơn, chứng từ, biên bản thanh lý hợp đồng...
- Người này sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được từ việc thực hiện giao dịch như sử dụng ô tô, sử dụng trụ sở giao dịch có được từ hợp đồng mua bán ô tô, hợp đồng thuê trụ sở...
Quay trở lại câu chuyện của doanh nghiệp start up ban đầu. Dường như trách nhiệm chứng minh rằng người đại diện doanh nghiệp biết mà không phản đối theo BLDS 2005 (luật có hiệu lực vào thời điểm tranh chấp phát sinh) để từ đó doanh nghiệp cung ứng có thể đòi thi hành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đang đè lên vai của bên thứ ba - doanh nghiệp cung ứng. Ngay cả khi áp dụng theo BLDS 2015, thì liệu bên thứ ba có quyền suy đoán rằng người đã đứng ra đàm phán và ký kết hợp đồng với họ là người đại diện hợp pháp của công ty đối tác, trừ khi họ nhận được công văn hoặc thông báo của công ty đối tác về việc thay đổi người đại diện hợp pháp của công ty? Quy định “người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện” cần được hiểu như thế nào? Điều luật này có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, đòi hỏi phải có các hướng dẫn chi tiết hơn để các bên liên quan hiểu đúng bản chất của điều luật và thống nhất trong áp dụng.
Câu chuyện hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyền không mới, và nó đã từng là chủ đề bàn cãi của giới luật sư trong một vụ đại án cách đây chưa lâu - vụ Huyền Như giả mạo giấy tờ nhân danh VietinBank để ký kết hợp đồng với các khách hàng và trách nhiệm liên đới của VietinBank sau đó. Tiếc là, với các quy định mới nhất của BLDS 2015, một khung pháp lý đơn giản mà hiệu quả về vấn đề này dường như vẫn chưa đạt được.
Sự khác nhau trong pháp luật của mỗi nước là điều tự nhiên. Nhưng nếu sự khác biệt đó có thể dẫn đến những tranh chấp hợp đồng không đáng có, và làm giảm nhẹ vai trò của cơ chế quản trị nội bộ vốn dĩ nên được coi là công cụ chủ yếu trong quản trị công ty, thì nên chăng, đã đến lúc chúng ta cần nghĩ tới một sự thay đổi triệt để hơn. Sự thay đổi, không chỉ đơn thuần là để giảm gánh nặng chứng minh và chi phí giao dịch cho các bên trong quan hệ pháp luật cụ thể này, mà xa hơn, là để đưa pháp luật Việt Nam tiệm cận với những thông lệ tốt trên thế giới.
(*) TS. Quách Thúy Quỳnh, Đại học quốc tế RMIT Việt Nam
(**) TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Học viện Tư pháp
Theo Thesaigontimes.vn