“Kế toán nhiều như lá mua thu, em lo gì không tuyển được người”, một câu nói của người Anh làm mình thấy chột dạ. Trong mắt họ nghề kế toán chỉ là một cái gì đó rất vô nghĩa, như một tay sai vặt …. họ còn gọi nhầm kế toán là “thư ký”. Lời nói của một anh trong công ty tôi.
9 năm làm kế toán, thời gian không dài cũng không ngắn, nhưng cũng đủ để tôi hiểu được cái thăng trầm của ” nghiệp kế toán ” mình đã chọn. Tôi đã chứng kiến nhiều đàn anh đã bỏ nghề, chuyển ngành, tất cả cũng vì cái khắc nghiệt của nghề ít người biết.
Chặng đường vào nghề
Tốt nghiệp phổ thông, chọn trường, chọn ngành là cái ngưỡng lớn của cuộc đời học sinh. Năm ấy tôi chọn 2 trường ” Học Viện Hành Chính Quốc Gia” và “Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh”, nhưng học “bình thường” quá hay sao ấy nên không đậu một trường nào cả. Rồi cơ duyên đưa đẩy thế nào không biết tôi lại vào học Cao đẳng kế toán Đại học Công Nghiệp TPHCM.
Trong thời gian học, Tôi may mắn gặp được nhiều thầy cô giỏi, chỉ bảo tận tình, trao đổi, hướng dẫn nhiều hơn áp đặt. Khơi dậy niềm đam mê trong tôi, và cũng chính từ lúc ấy ” NGHỀ KẾ TOÁN ” đã ăn vào máu tôi.
- Nghề kế toán thất nghiệp nhiều
Sau khi tốt nghiệp tôi đã đi làm việc cho 5 công ty, làm kế toán cho một ngân hàng và bây giờ đang tạm ngồi yên tại TNHH MTV Tư Vấn Đầu Tư Sài Gòn. Gần 9 năm làm việc cho 6 công ty, nhiều lần phỏng vấn tuyển dụng nhân viên, và thật sự mà nói câu ví von ” kế toán nhiều như lá mùa thu” có vẻ đúng :
Tôi đăng tin tuyển dụng vào 1 group của facebook thì chỉ trong 1 giờ email tôi nhận gần 100 hồ sơ xin việc. Đọc qua tất cả hồ sơ gửi đến hầu hết đều là sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm, hoặc ngành khác kiếm việc làm tạm …
Khi phỏng vấn, hầu hết nói rất nhiều về nghiệp vụ kế toán, hỏi đến đâu trả lời đến đó. Nhưng có rất ít bạn trả lời được những thay đổi của luật liên quan đến kế toán, cá biệt còn có nhiều bạn hỏi lại ‘Tại sao làm kế toán mà anh hỏi luật nhiều quá sao em biết ? Trường em đâu có dạy nhiều môn luật đâu sao em biết được ? Hoặc cái đó em chưa tìm hiểu, nhưng khi vào công ty làm em sẽ học hỏi …’
Những câu trả lời như thế đã phần nào nói lên được, vì sao giá trị của người làm kế toán ngày càng bị mất dần, giá trị của nghề kế toán ngày càng không được coi trọng. Mất giá trị, mất cuộc sống, … lỗi do ai ?
Có rất nhiều bài báo nêu vấn đề là do lỗi của giáo dục, của cách dạy dỗ chưa có định hướng nghề nghiệp, nhưng tôi thiết nghĩ ‘tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Lỗi tất cả là do chính bản thân mỗi người, có trách ai đi nữa mà bản thân người học không tự nhận thức cũng không thay đổi được gì.
Có bạn nói: ‘‘ Trường em đâu có dạy luật đó nên em đâu có biết ’’, nghe có vẻ đúng nếu bạn là người ngoài ngành. Nhưng thực chất, trong tất cả chương trình đào tạo kế toán các bậc đều sẽ có 3 môn “Pháp luật đại cương” và “Luật doanh nghiệp”, ‘‘ Luật Kinh tế ’’. Giá trị của 3 môn này không phải là giúp bạn học thuộc một văn bản luật, thông tư nghị định nào cả. Cốt lõi của môn này là giúp bạn biết cách tìm hiểu văn bản luật khi cần trong quá trình hành nghề sau này. Văn bản luật thay đổi liên tục và có tính kế thừa, nên việc học cách tìm hiểu nó quan trọng gấp 100 lần học thuộc văn bản luật. Thực tế đau lòng là có hơn 90% sinh viên kế toán chưa coi trọng môn học này.
Kinh nghiệm làm việc chưa có, kỹ năng làm việc yếu kém, kiến thức ngành thì như nhau, kiến thức liên quan đến ngành thì không giỏi, thì việc không tìm được việc làm là điều dễ hiểu hiện nay. Nhà tuyển dụng bỏ tiền ra thuê bạn cũng giống như bạn đi chọn mua một món đồ vậy đó, tất cả đều muốn giá trị nhận lại phải tương đồng.
Giám đốc làm sai có thể sửa, nhưng kế toán làm sai chỉ có …!
Nói đi thì phải nói lại, Doanh nghiệp đánh đồng kế toán nên viêc tuyển dụng không được chú trọng và chi phí cho phòng kế toán lúc nào cũng thấp hơn cái phòng ban khác trong công ty. Thậm chí có những giám đốc nói rằng: “ kế toán chỉ là đám phá tiền, còn phòng kinh doanh mới làm ra tiền nên được “ cưng ” hơn. Chính vì vậy, kế toán có cũng được, không có cũng chẳng sao !!
Nếu ví von, công ty là một khu vườn, có nhân viên kinh doanh sinh ra trái ngọt, và ông chủ là người chăm bón nhưng không có kế toán đồng nghĩa không có rào bảo vệ,tuần tra, kiểm soát ” tài chính “. Vậy khu vườn ấy dù xanh tốt đến mấy cũng có thể tồn tại lâu được không ?
Giám đốc làm sai thì có kế toán tư vấn sửa chữa, nhưng kế toán yếu kém, không có trách nhiệm không am hiểu luật pháp, thì khi sai sót xảy mọi hậu quả ông chủ và công ty sẽ chịu thiệt hại, nhẹ thì mất tiền, nặng thì phá sản, vào tù.
Trong nhiều vụ án kinh tế, nếu đọc kỹ và theo dõi diễn biến vụ án, bạn sẽ thấy nơi mà công an tìm đến đầu tiên sẽ là phòng kế toán, … người bị thẩm vấn đầu tiên sẽ là kế toán trưởng, sau đó mới đến giám đốc, phó giám đốc và các bộ phân liên quan.
Biết là rủi ro, nhưng vì cái lợi trước mắt nên nhiều chủ doanh nghiệp bỏ qua, rồi đến một ngày ngậm quả đắng thì ” thôi rồi Lượm ơi ’’
- Kế toán phải tự thay đổi chính mình
Bước theo nghề kế toán có nghĩa là bạn đang bước đi trên con đường luôn thay đổi, vì vậy bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và luật pháp mới để có thể biết cách đi và biết cách tìm đường đi kể cả ” trong ánh sáng ” hay ” trong bóng tối”.
Nguyên lý kế toán không thay đổi, nhưng cách vận dụng nguyên lý và công cụ bổ trợ nó thay đổi từng ngày, vì vậy bạn đã làm kế toán thì biết nguyên lý ( nghiệp vụ ) chỉ giống như con người biết nói chuyện thôi. Bạn hãy xem doanh nghiệp cần gì trong mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau, bạn hãy bổ sung kiến thức đó để phù hợp với doanh nghiệp, thì bạn sẽ không bao giờ thất nghiệp.
Nếu Bạn mới ra trường, tuổi đời còn trẻ, chưa có gia đình, và quan trọng bạn muốn theo nghề kế toán thì bạn hãy tìm và theo một “ người thầy ” giỏi, hãy làm thật nhiều lĩnh vực ( nhiều công ty ) để học hỏi và xây dựng, đúc kết kinh nghiệm nghề nghiệp cho riêng mình vì vốn kiến thức từ trường lớp sẽ là rất bé nhỏ trong tương lai…
Làm kế toán rất dễ nhưng rất khó, tất cả là do bạn.
9 năm làm kế toán, thời gian không dài cũng không ngắn, nhưng cũng đủ để tôi hiểu được cái thăng trầm của ” nghiệp kế toán ” mình đã chọn. Tôi đã chứng kiến nhiều đàn anh đã bỏ nghề, chuyển ngành, tất cả cũng vì cái khắc nghiệt của nghề ít người biết.
Chặng đường vào nghề
Tốt nghiệp phổ thông, chọn trường, chọn ngành là cái ngưỡng lớn của cuộc đời học sinh. Năm ấy tôi chọn 2 trường ” Học Viện Hành Chính Quốc Gia” và “Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh”, nhưng học “bình thường” quá hay sao ấy nên không đậu một trường nào cả. Rồi cơ duyên đưa đẩy thế nào không biết tôi lại vào học Cao đẳng kế toán Đại học Công Nghiệp TPHCM.
Trong thời gian học, Tôi may mắn gặp được nhiều thầy cô giỏi, chỉ bảo tận tình, trao đổi, hướng dẫn nhiều hơn áp đặt. Khơi dậy niềm đam mê trong tôi, và cũng chính từ lúc ấy ” NGHỀ KẾ TOÁN ” đã ăn vào máu tôi.
- Nghề kế toán thất nghiệp nhiều
Sau khi tốt nghiệp tôi đã đi làm việc cho 5 công ty, làm kế toán cho một ngân hàng và bây giờ đang tạm ngồi yên tại TNHH MTV Tư Vấn Đầu Tư Sài Gòn. Gần 9 năm làm việc cho 6 công ty, nhiều lần phỏng vấn tuyển dụng nhân viên, và thật sự mà nói câu ví von ” kế toán nhiều như lá mùa thu” có vẻ đúng :
Tôi đăng tin tuyển dụng vào 1 group của facebook thì chỉ trong 1 giờ email tôi nhận gần 100 hồ sơ xin việc. Đọc qua tất cả hồ sơ gửi đến hầu hết đều là sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm, hoặc ngành khác kiếm việc làm tạm …
Khi phỏng vấn, hầu hết nói rất nhiều về nghiệp vụ kế toán, hỏi đến đâu trả lời đến đó. Nhưng có rất ít bạn trả lời được những thay đổi của luật liên quan đến kế toán, cá biệt còn có nhiều bạn hỏi lại ‘Tại sao làm kế toán mà anh hỏi luật nhiều quá sao em biết ? Trường em đâu có dạy nhiều môn luật đâu sao em biết được ? Hoặc cái đó em chưa tìm hiểu, nhưng khi vào công ty làm em sẽ học hỏi …’
Những câu trả lời như thế đã phần nào nói lên được, vì sao giá trị của người làm kế toán ngày càng bị mất dần, giá trị của nghề kế toán ngày càng không được coi trọng. Mất giá trị, mất cuộc sống, … lỗi do ai ?
Có rất nhiều bài báo nêu vấn đề là do lỗi của giáo dục, của cách dạy dỗ chưa có định hướng nghề nghiệp, nhưng tôi thiết nghĩ ‘tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Lỗi tất cả là do chính bản thân mỗi người, có trách ai đi nữa mà bản thân người học không tự nhận thức cũng không thay đổi được gì.
Có bạn nói: ‘‘ Trường em đâu có dạy luật đó nên em đâu có biết ’’, nghe có vẻ đúng nếu bạn là người ngoài ngành. Nhưng thực chất, trong tất cả chương trình đào tạo kế toán các bậc đều sẽ có 3 môn “Pháp luật đại cương” và “Luật doanh nghiệp”, ‘‘ Luật Kinh tế ’’. Giá trị của 3 môn này không phải là giúp bạn học thuộc một văn bản luật, thông tư nghị định nào cả. Cốt lõi của môn này là giúp bạn biết cách tìm hiểu văn bản luật khi cần trong quá trình hành nghề sau này. Văn bản luật thay đổi liên tục và có tính kế thừa, nên việc học cách tìm hiểu nó quan trọng gấp 100 lần học thuộc văn bản luật. Thực tế đau lòng là có hơn 90% sinh viên kế toán chưa coi trọng môn học này.
Kinh nghiệm làm việc chưa có, kỹ năng làm việc yếu kém, kiến thức ngành thì như nhau, kiến thức liên quan đến ngành thì không giỏi, thì việc không tìm được việc làm là điều dễ hiểu hiện nay. Nhà tuyển dụng bỏ tiền ra thuê bạn cũng giống như bạn đi chọn mua một món đồ vậy đó, tất cả đều muốn giá trị nhận lại phải tương đồng.
Giám đốc làm sai có thể sửa, nhưng kế toán làm sai chỉ có …!
Nói đi thì phải nói lại, Doanh nghiệp đánh đồng kế toán nên viêc tuyển dụng không được chú trọng và chi phí cho phòng kế toán lúc nào cũng thấp hơn cái phòng ban khác trong công ty. Thậm chí có những giám đốc nói rằng: “ kế toán chỉ là đám phá tiền, còn phòng kinh doanh mới làm ra tiền nên được “ cưng ” hơn. Chính vì vậy, kế toán có cũng được, không có cũng chẳng sao !!
Nếu ví von, công ty là một khu vườn, có nhân viên kinh doanh sinh ra trái ngọt, và ông chủ là người chăm bón nhưng không có kế toán đồng nghĩa không có rào bảo vệ,tuần tra, kiểm soát ” tài chính “. Vậy khu vườn ấy dù xanh tốt đến mấy cũng có thể tồn tại lâu được không ?
Giám đốc làm sai thì có kế toán tư vấn sửa chữa, nhưng kế toán yếu kém, không có trách nhiệm không am hiểu luật pháp, thì khi sai sót xảy mọi hậu quả ông chủ và công ty sẽ chịu thiệt hại, nhẹ thì mất tiền, nặng thì phá sản, vào tù.
Trong nhiều vụ án kinh tế, nếu đọc kỹ và theo dõi diễn biến vụ án, bạn sẽ thấy nơi mà công an tìm đến đầu tiên sẽ là phòng kế toán, … người bị thẩm vấn đầu tiên sẽ là kế toán trưởng, sau đó mới đến giám đốc, phó giám đốc và các bộ phân liên quan.
Biết là rủi ro, nhưng vì cái lợi trước mắt nên nhiều chủ doanh nghiệp bỏ qua, rồi đến một ngày ngậm quả đắng thì ” thôi rồi Lượm ơi ’’
- Kế toán phải tự thay đổi chính mình
Bước theo nghề kế toán có nghĩa là bạn đang bước đi trên con đường luôn thay đổi, vì vậy bạn phải liên tục cập nhật kiến thức và luật pháp mới để có thể biết cách đi và biết cách tìm đường đi kể cả ” trong ánh sáng ” hay ” trong bóng tối”.
Nguyên lý kế toán không thay đổi, nhưng cách vận dụng nguyên lý và công cụ bổ trợ nó thay đổi từng ngày, vì vậy bạn đã làm kế toán thì biết nguyên lý ( nghiệp vụ ) chỉ giống như con người biết nói chuyện thôi. Bạn hãy xem doanh nghiệp cần gì trong mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau, bạn hãy bổ sung kiến thức đó để phù hợp với doanh nghiệp, thì bạn sẽ không bao giờ thất nghiệp.
Nếu Bạn mới ra trường, tuổi đời còn trẻ, chưa có gia đình, và quan trọng bạn muốn theo nghề kế toán thì bạn hãy tìm và theo một “ người thầy ” giỏi, hãy làm thật nhiều lĩnh vực ( nhiều công ty ) để học hỏi và xây dựng, đúc kết kinh nghiệm nghề nghiệp cho riêng mình vì vốn kiến thức từ trường lớp sẽ là rất bé nhỏ trong tương lai…
Làm kế toán rất dễ nhưng rất khó, tất cả là do bạn.