KTTH P9 - Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

khuctinhsy

Member
Hội viên mới
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
I- MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong từng kỳ kế toán. Những báo cáo này được soạn thảo và công bố định kỳ nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều hành quản lý hoạt động của DN. Mục đích của báo cáo tài chính cụ thể như sau :
§ Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong một thời kỳ hạch toán.
§ Cug cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của DN, đánh giá thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
§ Báo cáo tài chính năm bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01 - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B 02 - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03 - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 09 - DN)
§ Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm :
1. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 01a - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 02a - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 03a - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 01b - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 02b - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 03b - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
3. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
- Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, tổng công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thộc công ty, tổng công ty.
- Đối với DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng vàngười đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.
- Các DN phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý 4). Các DN có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
- Đối với DNNN, DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với tổng công ty nhà nước và các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
- Các đơn vị phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính (quý, năm) cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
II- CÔNG BỐ CÔNG KHAI VÀ KIỂM TRA BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÀNG NĂM CỦA DN
1. Mục đích của việc công khai báo cáo tài chính :
Hàng năm DN phải công bố công khai báo cáo tài chính và các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của DN đến các đối tượng sử dụng theo qui định cụ thể như sau :
§ Thông báo cho tập thể lao động trong DN biết được tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức thu nhập và các quyền lợi khác nhằm thực hiện quyền làm chủ và tham gia giám sát bộ máy lãnh đạo của DN.
§ Thông báo cho cơ quan quản lý của Nhà nước có căn cứ đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý DN.
§ Cung cấp thông tin để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu, quyết định đầu tư vào DN và giúp cho các chủ nợ đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ của DN.
2. Hình thức công khai :
§ Tổ chức báo cáo công khai trước hội đồng cán bộ công nhân viên chức của DN.
§ Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí hoặc các hình thức khác.
Tùy theo từng đối tượng và mục đích cụ thể mà DN lựa chọn hình thức công khai và lựa chọn các chỉ tiêu công khai thích hợp.
3. Thời gian công bố công khai
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính hàng năm theo qui định hiện hành. Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của DN có trách nhiệm giải thích, làm sáng tỏ những thắc mắc, chất vấn đối với các chỉ tiêu đã công bố công khai và phải hoàn tòan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của báo cáo tài chính hoặc các thông tin đã công khai. Trường hợp những DN có điều kiện đặc biệt, không được phép công bố công khai rộng rãi các thông tin tài chính thì phải có văn bản báo cáo Bộ tài chính và các cơ quan quyết định thành lập DN.
4. Kiểm tra kế toán và báo cáo tài chính hàng năm của DN :
Nhằm bảo đảm chất lượng công tác kế toán cung như sự chính xác, đáng tin cậy của các thông tin tài chính được trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính hàng năm của DN, Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra việc hạch toán của mình, đồng thời chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính tổng công ty (nếu DN là thành viên) hoặc kiểm tra của cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan tài chính Nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác kế toán và báo cáo tài chính của DN thay cho chế độ kiểm kê phê duyệt quyết toán trước đây. Các DN có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính cho các tổ chức kiểm tra tài chính.
Trước khi kiểm tra cơ quan tài chính có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ các báo cáo tài chính của DN, có nội dung kiểm tra cụ thể và thông báo cho DN chuẩn bị. Khi kết thúc kiểm tra phải lập biên bản phản ánh đầy đủ nội dung, phạm vi đã kiểm tra, nêu rõ các sai phạm đã phát hiện kèm theo những kiến nghị sửa chữa, khắc phục và biện pháp xử lý các sai phạm đó. Biên bản kiểm tra phải được giám đốc DN và người đại diện tổ kiểm tra xác nhận. Trường hợp giám đốc DN không xác nhận thì đại diện tổ kiểm tra phải báo cáo cấp trên có biện pháp xử lý.
Cán bộ kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu, các kết luận ghi trong biên bản và được khen thưởng theo qui định khi phát hiện các sai phạm của DN.
Những hành vi vi phạm chế đố kế toán, chế độ thu chi tài chính và thu nộp ngân sáh Nhà nước, chế độ trích lập các quỹ DN....Sau khi được kiểm tra kết luận, tùy theo mức độ vi phạm của cá nhân hay tập thể phải chịu xử phát hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật. Các khoản doanh thu, thu nhập để ngoài sổ sách phải truy nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước và xử phạt theo chế độ hiện hành.


 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top