KTTH P7 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

khuctinhsy

Member
Hội viên mới
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I- KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN
1. Khái niệm :
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định....) mà DN đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ do DN tiến hành sản xuất đã hoàn thành theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất quy định tức là thành phẩm, hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức là bán thành phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau :
§ Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa.
§ Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau.
2. Nhiệm vụ kế toán :
§ Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi chi phí phát sinh ở từng bộ phận sản xuất.
§ Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm.
§ Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích.
§ Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
3. Phân loại chi phí sản xuất :
a/ Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí)
Trong mô hình hệ thống kế toán hiện hành, chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố :
§ Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm giá trị của nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên vật liệu xuất bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản.
§ Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương trong kỳ báo cáo.
§ Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ các khoản trích khấu hao tài sản cố định của DN dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
§ Chi phí dịch vụ mua ngoài : Gồm các khoản chi phí phải trả cho công ty điện lực, điện thoại, nước, vệ sinh và các dịch vụ khác. Đối với doanh nghiệp sản xuất chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền.
§ Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chi tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như tiếp khách, lệ phí, hội nghị, thuê quảng cáo v.v...
b/ Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục (công dụng kinh tế và địa điểm)
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Theo quy định hiện nay chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục :
§ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
§ Chi phí nhân công trực tiếp.
§ Chi phí sản xuất chung.
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ cho công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí SX còn được phân loại theo một số tiêu thức khác
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí bất biến và chi phí khả biến
- v.v....
II- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
Cơ sở để xác định đối tương tập hợp chi phí sản xuất là :
§ Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
§ Đặc điểm quy trình công nghệ.
§ Yêu cầu về trình độ của cán bộ hạch toán.
Từ những cơ sở trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất ....
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được DN bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là : Chi tiết sản phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm đơn đặt hàng ...
2. Kỳ tính giá thành :
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán còn phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành . Trường hợp DN sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho thì kỳ tính giá thành là tính hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm màsản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành toàn bộ. Trong trường hợp này, hàng tháng vẫn tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được báo cáo của bộ phận sản xuất về việc sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành thì kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của đối tượng cần tính giá thành từ khi bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm hoàn thành để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng .
3. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm có 4 bước :
Bước 1 : Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo từng đối tượng chịu chi phí và theo từng khoản mục tính giá thành.
Bước 2 : Cuối kỳ tổng hợp, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp được ở bước một vào TK tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định.
Bước 3 : Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp.
Bước 4 : Tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành và nhập kho.
III- HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a/ Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Trong quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính cho từng đối tượng hạch toán chi phí dựa trên chứng từ ban đầu (chứng từ xuất vật liệu). Trường hợp nguyên vật liệu xuất ra không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí nguyên vật liệu đã xuất cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường dùng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số quy định, theo trọng lượng của sản phẩm . . .
Ví dụ : Tổng trị giá thực tế vật liệu chính xuất dùng trong tháng để sản xuất 450 sản phẩm A và 150 sản phẩm B là 41.400.000 đ. Định mức tiêu hao vật liệu chính cho một đơn vị sản phẩm A là 60.000 đ và cho một đơn vị sản phẩm B là 50.000 đ. Hãy xác định chi phí vật liệu chính cho từng loại sản phẩm ?

Mức phân bổ VL chính cho SP A = [41.400.000/(450*60.000 + 150*50.000)]*450*60.000 = 32.400.000 đ

Mức phân bổ VL chính cho SP B = [41.400.000/(450*60.000 + 150*50.000)]* 150*50.000 = 9.000.000 đ

b/ Tài khoản sử dụng :
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Bên Nợ : Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ trong kỳ ở các phân xưởng sản xuất.
Bên Có : - Giá thực tế của nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK tính giá thành
TK 621 không có số dư cuối kỳ. TK này còn mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí
c/ Phương pháp hạch toán :
§ Khi xuất kho vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, ghi :
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152 (chi tiết theo từng loại vật liệu theo giá thực tế)
§ Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà được giao ngay cho bộ phân sản xuất để chế tạo sản phẩm :
Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng – giá chưa có thuế)
Nợ TK 133 (thuế GTGT được khấu trứ)
Có TK 111, 112, 331...(giá thanh toán)
§ Đối với DN không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi :
Nợ TK 621 : giá đã có thuế
Có TK 111,112,331...
§ Trường hợp vật liệu do DN tự sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công hoàn thành được đưa ngay vào sản xuất sản phẩm :
Nợ TK 621 ( chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 154 (chi tiết tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công)
§ Trường hợp vật liệu thừa sử dụng không hết :
- Nếu nhập lại kho :
Nợ TK 152 (chi tiết cho từng loại vật liệu)
Có TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng)
- Nếu để tại phân xưởng sử dụng cho tháng sau thì kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh :
Nợ TK 621 (bút toán đỏ)
Có TK 152 (bút toán đỏ)
Sang đầu tháng sau ghi lại bằng mực thường số vật liệu thừa để chuyển thành chi phí của kỳ sau (coi như vật liệu xuất sử dụng cho tháng sau)
Nợ TK 621
Có TK 152
§ Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ để kết chuyển vào TK tính giá thành :
Nợ TK 154 (Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 621
Ví dụ :
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong tháng:
- Xuất kho nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm 20.000.000 đ
- Nguyên vật liệu mua về dùng ngay vào sản xuất sản phẩm chưa thanh toán 4.000 .000 đ
2. Cuối tháng vật liệu sử dụng còn thừa để tại phân xưởng 1.000.000 đ
3. Cuối tháng tổng hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK tính giá thành
Tài liệu này được ĐK như sau :
1/ Nợ TK 621 : 24.000.000 đ
Có TK 152 : 20.000.000 đ
Có TK 331 : 4.000.000 đ
2/ Nợ TK 621: (1.000.000)
Có TK 152
3/ Nợ TK 154: 23.000.000*(24.000.000-1.000.000)
Có TK 621

Ghi chú : Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh trên TK 621 chỉ ghi một lần vào cuối kỳ :
Nợ TK 621
Có TK 611(6111)
Sau đó kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 631
Nợ TK 631
Có TK 621
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a/ Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất như : Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí dựa trên chứng từ ban đầu. Trong trường hợp nếu tiền lương của công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp.
Tiêu thức phân bổ là phân bổ theo định mức tiền lương của các đối tượng , phân bổ theo hệ số quy định, phân bổ theo giờ công định mức . . .
b/ Tài khoản sử dụng
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ phát sinh trong kỳ ở các phân xưởng sản xuất.
Bên Có : Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK tính giá thành
TK 622 cuối kỳ không có số dư. TK này còn mở chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
c/ Phương pháp hạch toán
§ Khi tính tiền lương , tiền ăn giữa ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong kỳ :
Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí)
Có TK 334
§ Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân sản xuất :
Nợ TK 622 (Chi tiết)
Có TK 338 (Chi tiết TK cấp 2)
§ Khi trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch để tính vào chi phí của kỳ này :
Nợ TK 622 (Chi tiết)
Có TK 335
§ Khoản chi bằng tiền đã thanh toán cho công nhân sản xuất lao động theo thời vụ (lao động ngắn hạn)
Nợ TK 622
Có TK 111
§ Cuối kỳ, tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp và kết chuyển cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm
Nợ TK 154 (Kê khai thường xuyên)
Nợ TK631 (Kiểm kê định kỳ)
Có TK 622
3. Kế toán chi phí sản xuất chung
a/ Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như : tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định đang dùng tại phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài những chi phí kể trên. Tùy theo loại sản phẩm được sản xuất ở phân xưởng mà kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp, đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi để phục vụ cho việc phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm.
§ Chi phí sản xuất chung cố định : là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng...và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
§ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Chi phí sản xuất chung khi phát sinh sẽ được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đến cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Tiêu thức phân bổ là phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung, phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất, phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp v.v...
Khi tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cần chú ý :
§ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
§ Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
b/ Tài khoản sử dụng :
TK 627 “Chi phí SX chung”
Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ .
Bên Có : - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
- Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK tính giá thành
TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 có 6 TK cấp 2 để theo dõi chi tiết nội dung của các khoản chi phí khác nhau : TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu
TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác
c/ Phương pháp hạch toán
§ Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân phục vụ và nhân viên quản lý ở phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 334
§ Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19% trên tiền lương của công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338
§ Khi xuất kho vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất như sửa chữa, bảo dưởng tài sản cố định hay quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng :
Nợ TK 627(6272)
Có TK 152 (kê khai thường xuyên), hoặc Có TK 611 (kiểm kê định kỳ)
§ Giá trị của công cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ một lần :
Nợ TK 627 (6273)
Có TK 153 (kê khai thường xuyên), hoặc Có TK 611 (kiểm kê định kỳ)
§ Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất theo phương pháp phân bổ dần, giá trị phân bổ lần 2 của công cụ báo hỏng hoặc mất :
Nợ TK 627(6273)
Có TK 142 (1421), hoặc 242
§ Khấu hao TSCĐ đang dùng tại phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627(6274)
Có TK 214
§ Chi phí điện , nước điện thoại, thuê nhà xưởng, nhà kho, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài thuộc phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6277, 6278) : Giá chưa thuế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 : Giá thanh toán
§ Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 627 (6277, 6278) Giá đã có thuế
Có TK 111, 112, 331
§ Trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định có kế hoạch, phân bổ chi phí sửa chữa lớn không có kế hoạch thuộc phân xưởng sản xuất :
Nợ TK 627 (6277)
Có TK 335
Có TK 142 (1421), hoặc 242
§ Nếu có phát sinh các khoản giảm chi phí SX chung
Nợ TK 138(1388), 111
Có TK 627
§ Cuối kỳ tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí SX chung cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm
Nợ TK 154 (kê khai thường xuyên)
Nợ TK 631 (kiểm kê định kỳ)
Có TK 627
§ Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ TK 632
Có TK 627
Ví dụ : Tại một phân xưởng sản xuất 2 loại sản phẩm A, B có các tài liệu sau :
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng ở phân xưởng sản xuất bao gồm :
1/ Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên phục vụ và quản lý phân xưởng sản xuất 3.600.000 đ
2/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19% tính vào chi phí
3/ Trích khấu hao tài sản cố định thuộc bộ phận sản xuất 4.800.000 đ
4/ Xuất công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ một lần 1.200.000 đ
5/ Chi phí khác trả bằng tiền mặt là 516.000 đ
6/ Cuối tháng kế toán đã phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm A, B theo tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất cho biết : Tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm A là 7.200.000 đ, tiền lương công nhân sản xuất sản phẩm B là 4.800.000 đ
Tình hình trên được định khoản như sau :
1/
Nợ TK 6271 : 3.600.000
Có TK 334
2/
Nợ TK 6271: 684.000
Có TK 3338
3/
Nợ TK 6274: 4.800.000
Có TK 214
4/
Nợ TK 6273: 1.200.000
Có TK 153
5/
Nợ TK 6278: 516.000
Có TK 111
Tỏng chi phí SX chung đã phát sinh trong tháng là 10.800.000
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung = 10.800.000/(7.200.000 + 4.800.000) = 0,9
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm :
- Sản phẩm A : 7.200.000 x 0,9 = 6.480.000
- Sản phẩm B : 4.800.000 x 0,9 = 4.320.000
6/ Nợ TK 154 (A) : 6.480.000
Nợ TK 154 (B) : 4.320.000
Có TK 627 : 10.800.000
.....

 
Ðề: KTTH P7 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

IV- KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tất cả các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cuối kỳ được tổng hợp, phân bổ và kết chuyển sang TK 154 (Đối với DN áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc sang TK 631 (Đối với DN áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ) để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
1. Tài khoản sử dụng
§ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Bên Nợ : Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển vào cuối kỳ)
Bên Có : - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất (phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất ...)
- Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành.
Số dư Nợ : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
TK này còn mở chi tiết cho từng hoạt động : Hoạt động sản xuất chính, hoạt động sản xuất phụ, hoạt động thuê ngoài gia công v.v... Trong từng hoạt động còn mở chi tiết cho từng đối tượng.
§ TK 631 “Giá thành sản xuất” TK này áp dụng đối với DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Nội dung và kết cấu của TK này như sau :
Bên Nợ : - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ được kết chuyển từ TK 154 sang.
- Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Bên Có : - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chuyển sang TK 154.
- Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ.
TK này cuối kỳ không có số dư.
2. Phương pháp hạch toán :
A- Đối với DN áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
§ Cuối kỳ tổng hợp, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung :
Nợ TK 154 (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 621
CóTK 622
Có TK 627
§ Nếu trong quá trình sản xuất có thu hồi được phế liệu, căn cứ giá trị phế liệu để ghi giảm chi phí
Nợ TK 152 (Phế liệu nhập kho)
Nợ TK 111, 112 (Nếu bán thu bằng tiền)
Có TK 154 (Chi tiết)
§ Cuối kỳ xác định được tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức :

Tổng giá thành thực tế của sp lao vụ hoàn thành = cpsx dd đầu kỳ + cpsx ps trong kỳ - cpsxdd cuối kỳ - các khoản làm giảm chi phí
Nợ TK 155 (Nhập kho thành phẩm)
Nợ TK 157 (Gửi đi bán)
Nợ TK 632 (Bán trực tiếp cho khách hàng)
Có TK 154 ( Tổng giá thành SX thực tế)
Ví dụ : Cuối kỳ tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và kết chuyển như sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6000.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp 1.428.000 đ
- Chi phí sản xuất chung 1.600.000 đ
Phế liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất đã được nhập kho trị giá 128.000 đ
Nhập kho thành phẩm : 200 sản phẩm sản xuất hoàn thành trong tháng
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 400.000 đ, chiphí SX dở dang cuối tháng 700.000 đ
Tình hình trên được định khoản như sau :
1/ Nợ TK 154 : 9.028.000
Có TK 621 : 6.000.000
Có TK 622 : 1.428.000
Có TK 627 : 1.600.000

2/
Nợ TK 152: 128.000
Có TK 154
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = 400.000 + 9.028.000 - 700.000 - 128.000 = 8.600.000
3/
Nợ TK 155: 8.600.000
Có TK 154

Giá thành ĐVSP = 8.600.000/200 = 43.000

B- Đối với DN áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ
§ Đầu kỳ, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ được phản ánh trên TK 154 để kết chuyển sang TK 631 :
Nợ TK 631
Có TK 154
§ Trong kỳ các khoản chi phí sản xuất phát sinh đầu vào cũng được tập hợp trên các TK 621, 622 và 627
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ để xác định trị giá vật liệu xuất sử dụng trong kỳ :
Nợ TK 621
Có TK 611 (6111)
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp, căn cứ vào các khoản chi phí thực tế phát sinh như tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất :
Nợ TK 622
Có TK 334, 338
- Đối với chi phí sản xuất chung, căn cứ vào chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh :
Nợ TK 627
Có TK 334, 338, 152, 153, . . .
§ Cuối kỳ tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ về TK 631 :
Nợ TK 631
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
§ Căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ để kết chuyển chi phí SX dở dang cuối trở lại TK 154 :
Nợ TK 154
Có TK 631
§ Căn cứ vào tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ để kết chuyển sang TK 632 :
Nợ TK 632
Có TK 631
V- HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, LAO VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHỤ
Sản xuất phụ là bộ phận sản xuất được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất chính hoặc để tận dụng phế liệu do sản xuất chính loại ra nhằm phục vụ trở lại cho SX chính . Trong doanh nghiệp sản xuất, sản xuất phụ thường bao gồm các bộ phận như : Phân xưởng sửa chửa cơ khí, phân xưởng điện, phân xưởng bao bì v.v...
1. Phương pháp tập hợp chi phí của phân xưởng sản xuất phụ
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của sản xuất phụ kế toán sử dụng tài khoản 154 (chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất phụ)
§ Chi phí NVL trực tiếp ở phân xưởng sản xuất phụ :
Nợ TK 621 (PXSX phụ)
Có TK 152, 331, 111, 112, 141 (xuất VL hoặc mua về sử dụng ngay…)
§ Chi phí nhân công trực tiếp ở phân xưởng sản xuất phụ :
Nợ TK 622 (PXSX phụ)
Có TK 334, 338, 335
§ Chi phí sản xuất chung ở phân xưởng sản xuất phụ :
Nợ TK 627 (PXSX phụ)
Có TK 152, 334, 338, 214, 331, 111, 112….
§ Cuối kỳ kết chuyển chi phí vào TK 154 (PXSX phụ) để tính giá thành :
Nợ TK 154 (chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất phụ)
Có TK 621
CóTK 622
Có TK 627
§ Khi xác định được giá thành SP, lao vụ ở PXSX phụ hoàn thành và phân bổ cho các đối tượng như sau :
Nợ TK 627 (PXSX chính) : phục vụ cho SX chính
Nợ TK 621 (PXSX chính) : cung cấp VL để trực tiếp SX ở PXSX chính
Nợ TK 641 : phục vụ cho việc bán hàng, tiêu thụ SP
Nợ TK 642 : phục vụ ở bộ phận QLDN
Nợ TK 632 : tiêu thụ ra bên ngoài
Nợ TK 811 ( Nếu bán cho bên ngoài không thường xuyên)
Có TK 154 : (chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất phụ)
2. Phương pháp phân bổ giá trị của sản xuất phụ
Sản phẩm lao vụ SXKD phụ sản xuất ra để phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau trong đó có cả việc SXKD phụ cung cấp nhau.
§ Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau thì chi phí SX sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận. Giá thành SP lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
§ Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau kế toán có thể áp dụng phương pháp tính giá thành sau đây :

Tổng giá thành TT ở PXSX phụ = Tổng chi phí ban đầu + Giá trị SP lao vụ nhận của pxsx phụ khác - Giá trị sp lao vụ cung cấp cho pxsx phụ khác


Giá thành TT đơn vị sản phẩm lao vụ của pxsx phụ = Tổng giá thành TT của pxsx phụ / (khối lượng sp lao vụ hoàn thành - khối lượng sp lao vụ cung cấp cho pxsx phụ khác kể cả tự dùng (nếu có))
Ghi chú :

Tổng chi phí ban đầu của pxsx phụ = cpsx dd đầu kỳ + chi phí ps trong kỳ - cpsx dd cuối kỳ

Giá trị sp lao vụ cung cấp lẫn nhau = Số lượng sp lao vụ cung cấp lẫn nhau * giá thành kế hoạch sp lao vụ
Ví dụ : Doanh nghiệp có hai phân xưởng sản xuất phụ là phân xưởng cung cấp điện và phân xưởng vận chuyển.
1/ Chi phí sản xuất đã tập hợp được ở 2 phân xưởng này trong tháng như sau :
Đơn vị : đồng
Chi phí
Phân xưởng điện
Phân xưởng vận chuyển
Chi phí NVL trực tiếp
5.400.000
3.100.000
Chi phí nhân công trực tiếp
3.570.000
2.142.000
Chi phí sản xuất chung
2.310.000
1.478.000
Tổng cộng
11.280.000
6.720.000
2/ Kết quả sản xuất trong tháng :
function click() { if (event.button==2) { alert('THAY BAU - THKT DN') } } document.onmousedown=click
a/ Phân xưởng điện sản xuất được 11.000 kwh cung cấp cho :
- Phân xưởng vận chuyển : 1.000 kwh
- Phân xưởng sản xuất chính : 6.000 kwh
- Bộ phận bán hàng : 2.000 kwh
- Bộ phận quản lý DN : 2.000 kwh
Cho biết giá thành kế hoạch 1Kwh điện là 1.000 đ
b/ Phân xưởng vận chuyển thực hiện được khối lượng 2.200 tấn km cung cấp cho :
- Phân xưởng điện 200 tấn km
- Phân xưởng sản xuất chính 1.000 tấn km
- Bộ phận bán hàng 800 tấn km
- Bộ phận quản lý DN 200 tấn km
Cho biết giá thành kế hoạch 1 tấn Km là 3.600 đ
Tình hình trên được tính toán và lập định khoản như sau :
1a/ Nợ TK 154 (PXĐ) : 11.280.000
Có TK 621 (Đ) : 5.400.000
Có TK 622 (Đ) : 3.570.000
Có TK 627 (Đ) : 2.310.000
1b/ Nợ TK 154 (VC) : 6.720.000
Có TK 621 (VC) : 3.100.000
Có TK 622 (VC) : 2.142.000
Có TK 627 (VC) : 1.478.000
2/ Tính giá thành ở các PXSX phụ :
a) giá thành 1Kwh điện = (11.280.000 + 200*3.600 - 1.000*1.000)/(11.000-1.000) = 1.100đ

Phân bổ cho các đối tượng :
Nợ TK 627 : 6.600.000 (6000 kwh x 1.100)
Nợ TK 641 : 2.200.000 (2000 kwh x 1.100)
Nợ TK 642 : 2.200.000 (2000 kwh x 1.100)
Có TK 154 (PXĐ) : 11.000.000
b) Giá thành thực tế 1 tấn Km = (6.720.000 + 1.000*1.000 - 200*3.600)/(2.200 - 200) = 3.500

Phân bổ cho các đối tượng :
Nợ TK 627 : 3.500.000 (1000 tấn km x 3.500)
Nợ TK 641 : 2.800.000 ( 800 tấn km x 3.500)
Nợ TK 642 : 700.000 ( 200 tấn km x 3.500)
Có TK 154 (Vận chuyển) : 7.000.000
Ghi chú : Về mặt cân đối trên TK 154 (Đ) và TK 154 (VC) ta còn phải ĐK theo giá kế hoạch và sản lượng 2 PX này cung cấp cho nhau. Cụ thể :
- Nợ TK 154 (VC) : 1.000.000(1.000*1.000)
Có TK 154 (Đ)


- Nợ TK 154 (Đ): 720.000(200*3.600)
Có TK 154 (VC)
VI- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT
1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan đến trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, viêc chấp hành kỹ luật lao động v.v... Sản phẩm hỏng trong sản xuất được chia ra làm 2 loại :
a/ Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được : là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỷ thuật có thể sửa chữa được và việc đó có lợi về kinh tế (chi phí sửa chữa thấp hơn chi phí chế tạo ban đầu và khi sửa chữa xong thì sản phẩm được sửa chữa có giá trị gần như thành phẩm). Nội dung của các khoản thiệt hại này chính là những chi phí phát sinh để sửa chữa sản phẩm hỏng.
§ Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng :
Nợ TK 621, 622, 627 (chi tiết sửa chửa sản phẩm hỏng)
Có TK152, 334, 338....
§ Cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chửa sản phẩm hỏng thực tế phát sinh :
Nợ TK 154 (chi tiết sửa chữa SP hỏng)
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627 (nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng)
§ Căn cứ vào kết quả xử lý chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng để phản ánh :
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) : Nếu được tính vào giá thành sản phẩm.
Nợ TK 1388 (Nếu phải bồi thường)
Nợ TK 811 (Nếu tính vào chi phí khác)
Có TK 154 (Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng)
b/ Đối với SP hỏng không sửa chữa được : là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỷ thuật không thể sửa chữa được hoặc cũng có thể sửa chữa được nhưng lại quá tốn kém, không có lợi về kinh tế. Khoản thiệt hại này chính là giá trị bản thân của sản phẩm hỏng đó.
§ Căn cứ giá trị của sản phẩm hỏng để ghi :
Nợ TK 154 (chi tiết sản phẩm hỏng)
Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) : sản phẩm hỏng phát hiện trong quá trình chế tạo
Có TK 155 (SP hỏng phát hiện trong kho thành phẩm)
Có TK 157 (hàng gửi bán bị trả lại)
Có TK 632 ( hàng đã bán bị trả lại)
§ Căn cứ giá trị phế liệu thu hồi được từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được :
Nợ TK 1528
Có TK 154(sản phẩm hỏng)
§ Căn cứ kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi :
Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo) : Tính vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 1388 (Bắt bồi thường)
Nợ TK 811 (Tính vào chi phí khác)
Có TK 154 (SP hỏng) : Khoản thiệt hại về SP hỏng = Giá trị của SP hỏng – phế liệu
2. Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất : Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định về một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất bao gồm :
- Tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất
- Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19%
- Chi phí vật liệu (nhiên liệu, dầu mỡ ...)
- Chi phí khác bằng tiền
a/ Trường hợp ngừng sản xuất có kế hoạch :
Ngừng sản xuất có kế hoạch như ngừng sản xuất vì lý do thời vụ, do để bảo dưởng, sửa chữa tài sản cố định ... mà có thể dự kiến trước được. Trong trường hợp này DN có lập dự toán chi phí phải chi ra trong thời gian ngừng sản xuất và kế toán căn cứ vào dự toán để tiến hành tính trước hàng tháng vào chi phí sản xuất trong thời gian có sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 622, 627
Có TK 335
Khi chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 335
Có TK 111, 112,152, 334, . . .
Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh
- Nếu số trích trước > số thực tế phát sinh thì khoản chênh lệch sẽ ghi
Nợ TK 335
Có TK 622, 627
- Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ được tính bổ sung vào chi phí
Nợ TK 622, 627
Có TK 335
b/ Ngừng sản xuất không có kế hoạch : Như ngừng sản xuất vì lý do thiên tai, hỏa hoạn ...
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất sẽ ghi :
Nợ TK811
Có TK 111, 112, 334, 338, . . .
- Các khoản thiệt hại do người phạm lỗi bồi thường, phế liệu thu hồi được (nếu có)
Nợ TK 111, 112, 1388, 152
Có TK 711
VII- ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi xác định giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định thành phần chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm dở dang. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng là :
1. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính
Theo phương pháp này chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí chế biến khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính hết cho sản phẩm hoàn thành mà không tính cho sản phẩm dở dang. Phương pháp này chỉ thích hợp đối với những sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau :

CPSXDD cuối kỳ = [(cpsxdd đk + cpnvl trực tiếp hoặc cp nvl chính ps trong kỳ)/(số lượng sp hoàn thành trong kỳ + số lượng spdd ck)] * Số lượng spdd ck

Ví dụ : Tại phân xưởng sản xuất, trong tháng sản xuất được 80 SP, còn lại 20 SP dở dang. Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 3.000.000 đ, chi phí sản xuất phát sinh trong tháng : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21.000.000 đ, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung 6.000.000 đ
Yêu cầu : Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp và tính tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành

cpsxdd cuối tháng = [(3.000.000+21.000.000)/(80+20)]*20 = 4.800.000đ

Tổng giá thành thực tế = 3.000.000 + 27.000.000 - 4.800.000 = 25.200.000 đ
2. Phương pháp ước lượng SP hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính cho 3 khoản mục :
§ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621) :

cp nvltt trong spdd = [(cp nvltt dd đk+ cp nvltt ps trong kỳ)/số lượng sp hoàn thành trong kỳ + số lượng spdd cuối kỳ)] * Số lượng spdd cuối kỳ

§ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và khoản mục chi phí sản xuất chung (622, 627) :
- Quy đổi số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ về số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương :
= Số lượng spdd ck * tỷ lệ hoàn thành theo xác định

- Tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cho hai khoản mục :

cpnctt và cpsxc trong spdd = [(cpddđk của 622 và 627 + cpps của 622 và 627)/(số lượng sp hoàn thành trong kỳ + Số lượng spdd quy đổi thành sp ht)] * Số lượng spdd quy đổi thành sp ht
3. Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch :
Phương pháp này sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào chi phí kế hoạch hoặc định mức chi phí theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm.
Ví dụ 1 : Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm bao gồm :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp 4.000 đ
- Chi phí sản xuất chung 2.400 đ
Sản phẩm dở dang cuối tháng 400 SP, tỷ lệ hoàn thành 40%
Như vậy chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của 400 sản phẩm dở dang là :
(400 x12.000) + (400 x 40% x 4.000) + (400 x 40% x 2.400) = 5.824.000 đ
Ví dụ 2 : Nội dung như ví dụ 1 nhưng sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu (Tức là không có tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang 40%)
Như vậy chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của 400 SPDD là : 400 x 12.000 = 4.800.000 đ
VIII- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
1. Phương pháp trực tiếp
Phương pháp này thường được áp dụng trong các DN có quy trình công nghệ giản đơn, số lượng mặt hàng ít, tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành là những sản phẩm. Bằng phương pháp trực tiếp ta tính được tổng giá thành sản xuất thực tế và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm.
Giá thành đvsp = Tổng giá thành sx thực tế của từng loại sp hoàn thành trong kỳ/ Số lượng sp hoàn thành trong kỳ
...............
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top