KTTH P1 - Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

khuctinhsy

Member
Hội viên mới
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG DOANH NGHIỆP
Các thuật ngữ cần nắm (Luật kế toán – điều 4)
1. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
2. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
3. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
4. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
5. Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật : a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; d) Hợp tác xã; đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; có lập báo cáo tài chính.
6. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
8. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
9. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.
10. Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
11. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán.
12. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.
13. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
Các kiến thức cơ bản cần nắm: Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu kế toán (Luật kế toán – điều 6) : đầy đủ; kịp thời, đúng thời gian; rõ ràng, dễ hiểu, chính xác; trung thực; liên tục; theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
Nguyên tắc kế toán (Luật kế toán – điều 7): giá gốc; nhất quán; khách quan, đầy đủ, đúng thực tế, đúng kỳ kế toán; công khai (điều 32); thận trọng; thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước (trường hợp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước)
I. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN:
Theo Quyết định 15/2006 ngày 20/03/2006 về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp qui định “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Chế độ kế toán Việt Nam bao gồm:
Chế độ chứng từ kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán
Chế độ sổ kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán
1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán:
1.1 – Khái niệm:
Chứng từ kế toán là loại giấy tờ, vật mang tin (đĩa vi tính, đĩa CD) dùng để minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán căn cứ vào nội dung chứng từ để phân tích, ghi chép, vào sổ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải có chứng từ
Chứng từ kế toán là tài liệu gốc, có tính bằng chứng, tính pháp lý.
Chứng từ phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và hợp pháp, hợp lệ
1.2 - Phân loại:
Chứng từ bắt buộc: phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp phân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. (Mẫu biểu do Nhà nước qui định)
Chứng từ hướng dẫn: là loại chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp (Mẫu biểu được thay đỗi thiết kế phù hợp với đơn vị)
Hệ thống kế toán Việt Nam có qui định 46 loại chứng từ kế toán (trong đó có những loại có tính bắt buộc) được Phân loại theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh thành 5 loại:
Loại 1 : Lao động – tiền lương
Loại 2 : Hàng tồn kho
Loại 3: Bán hàng
Loại 4 : Tiền tệ
Loại 5 : Tài sản cố định
Ngoài ra còn có Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
(Xem danh mục chứng từ)
1.3 - Tổ chức hệ thống chứng từ:
a. Lập chứng từ :
Chứng từ kế toán hiện hành được yêu cầu lập đầy đủ số liên theo qui định, ghi chép phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ. Không tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ, nếu viết sai không xé rời khỏi cuốn chứng từ. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung qui định cho chứng từ kế toán.
b. Ký chứng từ:
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh qui định trên chứng từ mới có giá trị hiện thực. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo qui định của pháp luật. Phải ký bằng bút bi hoặc bút mực không ký bằng bút đỏ, bút chì và phải đăng ký chữ ký mẫu theo qui định. Thủ trưởng và kế toán trưởng không ký trên chứng từ trắng, mẫu in sẵn, séc trắng.
1.4 - Tổ chức thu nhận thông tin kế toán phản ánh trong các chứng từ kế toán:
Xác định rõ các mẫu chứng từ kế toán thích hợp đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Xác định rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp ghi nhận hoặc trực tiếp liên quan đến việc ghi nhận
1.5 - Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính trung thực và chính xác, tính hợp lý.
Xử lý chứng từ kế toán : chỉnh lý những thiếu sót nếu có, chuẩn bị cho việc ghi sổ kế toán như lập bảng tổng hợp chứng từ gốc , bảng phân bổ, định khoản, …; nếu phát hiện có hành vi vi phạm phải từ chối thực hiện việc xuất quỹ, thanh toán, xuất kho, … đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
1.6 - Trình tự tổ chức luân chuyển và bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán:
Tổ chức luân chuyển : Phải xây dựng chương trình hoặc lưu đồ luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế, xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận có liên quan nhằm thực hiện việc kiểm tra ghi chép kịp thời, giảm bớt những thủ tục chứng từ không cần thiết.
Bảo quản, Lưu trữ chứng từ kế toán (Luật kế toán – điều 40) : phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng v lưu trữ; lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải cĩ bin bản km theo bản sao chụp cĩ xc nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải cĩ bin bản km theo bản sao chụp hoặc xác nhận; phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán; Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế ton; thời hạn lưu trữ: Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phịng.
2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng trong doanh nghiệp là một mô hình phân loại đối tượng kế toán được nhà nước qui định để thực hiện việc xử lý thông tin gắn liền với từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và kiểm tra, kiểm soát.
2.1 - Tài khoản kế toán : dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. (Luật kế toán – điều 23)
2.2 - Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống ti khoản kế tốn. Hệ thống TKKT gồm 9 loại trong Bảng doanh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp (loại 1 đến loại 9 thực hiện theo phương pháp ghi kép) và 01 loại ngoài bảng (loại 0 thực hiện theo phương pháp ghi đơn).
Loại 1, 2 : Nhóm tài khoản Tài sản
Loại 3, 4 : Nhóm Tài khoản Nguồn vốn
Loại 5, 6, 7, 8, 9: Nhóm Tài khoản trung gian
Loại 0 : Có số dư cuối kỳ ghi ngoài bảng Cân đối kế toán
3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán:
3.1 - Khái niệm:
Sổ kế toán : là loại sổ dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. (Luật kế toán điều 25, 26, 27, 28)
Mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 hệ thống sổ kế toán cho 1 kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp gồm : Sổ Nhật ký, sổ cái. Sổ Kế toán chi tiết gồm : Sổ, thẻ kế toán chi tiết
3.2 - Các phương pháp sửa sai:
Kế toán ghi bằng tay:
Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế tốn trưởng bên cạnh;
Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải cĩ chữ ký của kế tốn trưởng bên cạnh;
Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
Kế toán máy: nếu chưa nộp : sửa trực tiếp trên máy; nếu đã nộp sửa theo phương pháp ghi số âm và ghi bổ sung.
3.3 - Các hình thức kế toán : Doanh nghiệp có thể tổ chức hệ thống sổ kế toán theo 1 trong 5 hình thức sổ kế toán như sau:
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Hình thức kế toán trên máy tính
(Xem danh mục sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp;
Trình tự ghi sổ kế toán của các hình thức kế toán)
3.4 - Căn cứ để lựa chọn:
4. Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán: (Luật kế toán–điều 29, 30, 31, 32, 33, 34)
4.1 - Nội dung cơ bản:
Báo cáo kế toán gồm 2 phân hệ : Hệ thống Báo cáo tài chính và hệ thống Báo cáo kế toán quản trị
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm :
Bảng Cân đối kế toán
Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán quản trị không bắt buộc phải công khai
Hệ thống báo cáo tài chính gồm : báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ
Ngày 20/03/2006 Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về chế độ báo cáo định kỳ áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Báo cáo tài chính năm bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01 - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B 02 - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03 - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 09 - DN)
Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm :
1. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 01a - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 02a - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 03a - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
2. Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 01b - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 02b - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 03b - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
4.2 - Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
Doanh nghiệp nhà nước:
Báo cáo tài chính quý: chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán qúy (đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày)
Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày)
Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý, năm cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quyết định
DNTN, công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với các đôn vị kế toán khác là 90 ngày.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN:
Là sự sắp xếp, phân công công việc (phần hành) cho từng kế toán viên và tổ chứcluân chuyển chứng từ trong một phòng kế toán (hoặc bộ phận kế toán) của 1 doanh nghiệp, bao gồm việc:
Tổ chức nhân sự
Tổ chức các phần hành kế toán
Tổ chức mối quan hệ giữa các phần hành kinh tế
Tổ chức mối quan hệ giữa phòng kế toán và các phòng ban khác có liên quan.
1. Nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp:
1.1 - Nhiệm vụ của kế toán: Theo Luật kế toán qui định, nhiệm vụ kế toán được cụ thể như sau:
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việckế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phụcvụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
1.2 - Vai trò và yêu cầu của kế toán:
a. Vai trò của kế toán:
Để theo dõi và đo lường kết quả hạot động sản xuất kinh doanh của đơn vị, cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc đưa ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin
b. Các Yêu cầu cơ bản đối với kế toán: với vai trò của kế toán và để thựchiện những nhiệm vụ kế toán theo qui định của Luật kế toán, yêu cầu của kế toán là:
Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định thông tin, số liệu kế toán.
Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu vá chính xác thông tin, số liệu kế toán.
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Thông tin, số liệu kế toán được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính; liên tục từ khi thành lập đơn vị kế toán đến khi chấm dứt hoạt động; số liệu kế toán phản ánh ký này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước
Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
2. Các hình thức tổ chức:
2.1. Hình thức tập trung:
a. Đặc điểm: toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thựchiện tập trung ở phòngkế toán còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin (báo sổ)
b. Ưu điểm:
Bộ máy kế toán gọn nhẹ
Thông nhất được sự chỉ đạo tập trung về nghiệp vụ kế toán, về hoạt động sản xuất kinh doanh
Cung cấp thông tin nhanh trong bộ phận kế toán.
c. Nhược điểm: nếu chưa sử dụng phương tiện xử lý thông tin hiện đại mà địa bàn hoạt động rộng sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo
d. Điều kiện áp dụng:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp lớn đã sử dụng phương tiện xử lý thông tin hiện đại.
2.2. Hình thức phân tán:
a. Đặc điểm: Công việc kế toán được phân công cho các bộ phận và đơn vị trực thuộc thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung phát sinh tại bộ phận và đơn vị mình. Phòng kế toan doanh nghiệp thực hiện những công việc kế toán phát sinh liên quan đến toàn doanh nghiệp, kết hợp với báo kế toán của đơn vị trực thuộc gởi lên để tổng hợp lập ra báo cáo chung của toàn doanh nghiệp.
b. Ưu điểm:
Khắc phục được nhược điểm của hình thức tập trung.
Cung cấp thông tin kịp thời cho các lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc.
c. Nhược điểm:
Bộ máy kế toán cồng kềnh, tốn kém
Thiếu sự chỉ đạo tập trung thống nhất về nghiệp vụ kế toán.
Cung cấp thông tin chậm trong bộ phận kế toán.
d. Điều kiện áp dụng:
Ở một số doanh nghiệp lớn, chưa áp dụng phương tiện xử lý thông tin hiện đại.
2.3. Hình thức vừa tập trung vừa phân tán:
a. Đặc điểm: Một số bộ phận kế toán phân cấp và một số bộ phận kế toán không phân cấp hay phân cấp đến một mức độ nhất định cho cấp dưới.
b. Ưu, nhược điểm:
Dung hoà cả hai hình thức kế toán : tập trung, phân tán.
d. Điều kiện áp dụng:
Áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp lớn.
3. Tổ chức bộ máy kế toán:
3.1 - Tổ chức kiểm tra kế toán :
Nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ tin cậy cao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. (Luật kế toán – điều 36)
3.2 - Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp:
Khi phân tích sẽ chỉ ra được những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nêu ra những nguyên nhân của thành công hoặc thất bại khi thực hiện mục tiêu đã đề ra đồng thời cho thấy những khả năng tiềm tàng cần được khai thác.
3.3 - Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin:
Nhằm để xử lý thông tin trong điều kiện công nghệ tin học phát triển s4 tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc bảo đảm tính nhanh nhạy và hữu ích của thông tinkế toán cho nhiều đối tượng khác nhau.
III. KẾ TOÁN TRƯỞNG:
Căn cứ Luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 qui định tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn đối với kế toán trưởng như sau:
1. Tiêu chuẩn: Luật kế toán – điều 50, 53
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hnh php luật;
Cĩ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế tốn từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
2. Trách nhiệm: Luật kế toán – điều 54
Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán;
Lập báo cáo tài chính.
3. Quyền hạn : Luật kế toán – điều 54
Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top