Kinh nghiệm phỏng vấn sinh viên kế toán mới ra trường không nên bỏ qua

Lynhquynh

Member
Hội viên mới
Hầu hết những sinh viên kế toán mới ra trường điều phải đối mặt với cụm từ “phỏng vấn”. Dù bạn có thể đã từng đi phỏng vấn nhiều lần nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác căng thẳng mỗi lần phỏng vấn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc.

kinh-nghiem-phong-van-sinh-vien-ke-toan-moi-ra-truong-khong-nen-bo-qua.png


1/ Dành thời gian tìm hiểu về công ty mà bạn sắp đến phỏng vấn
Hãy tận dụng những gì bạn có thể tìm hiểu đôi chút về công ty bạn sắp đến phỏng vấn (Gần đây họ có tin tức gì không? Nghiệp vụ kinh doanh của họ?…). Khi nói chuyện với người tuyển dụng, hãy hỏi họ về vai trò và những người mà bạn sẽ gặp gỡ là ai. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về cuộc trò chuyện và họ sẽ bị ấn tượng vì bạn đã dành nhiều thời gian và tâm trí cho cơ hội này như thế nào.

2/ Tạo ấn tượng đầu tiên với mọi người
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng đặc biệt là bạn cần phải tạo cho mình ấn tượng tốt trong 10 giây đầu tiên. Khi bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là người thiếu tự tin, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, bạn hãy tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động, ăn mặc đẹp (nhưng không được quá màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện, mỉm cười và lịch sự đối với tất cả mọi người bạn gặp.

Kể với nhà tuyển dụng câu chuyện của bạn, dùng các ví dụ cụ thể, mỉm cười và hãy luôn là chính mình!

3/ Tự tin
Bạn cần giữ cho mình thái độ tự tin trong suốt cuộc phỏng vấn. Sự tự tin thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, cách nói chuyện với người đối diện. Khi nói chuyện nên nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, nên nhìn vào điểm giữa 2 mắt họ chứ đừng nên nhìn vào mắt như vậy bạn sẽ đỡ căng thẳng hơn. Hãy cho họ thấy là bạn có tính cách phù hợp với công việc kế toán viên mà bạn đang ứng tuyển (trung thực, kiên trì, nhẫn nại, tận tụy).

Bạn cũng cần lưu ý rằng sự tự tin là rất cần thiết nhưng đừng biến sự tự tin của mình thành phản cảm. Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm cho dù bạn có bằng cấp cao đến mấy nhưng lại tỏ vẻ bất cần và thiếu tôn trọng họ.

Bạn đang xem: Kinh nghiệm phỏng vấn sinh viên kế toán mới ra trường không nên bỏ qua

4/ Hiểu rõ về bản thân mình
Bạn cần phải biết rõ về bản thân mình, về điểm mạnh, điểm yếu cũng như kiến thức và trình độ của mình đang ở mức độ nào.

Có thể nói câu hỏi đáng sợ nhất của nhà tuyển dụng không phải là câu hỏi về kiến thức nghiệp vụ hay kỹ năng mà chỉ đơn giản là câu “Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình.”

Đa số các bạn sẽ giới thiệu đại loại như tên, tuổi, quê quán, tốt nghiệp trường và hết. Nhưng điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe đâu phải như vậy, vì những thông tin đó đã có trong CV của bạn cả rồi.

Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Nên kể những gì và không nên kể những gì?

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản như trường bạn đang theo học, lĩnh vực chuyên môn của bạn, công việc tình nguyện bạn đã làm và tại sao bạn quan tâm đến công ty ở vị trí này. Nhưng quan trọng hơn là hãy chia sẻ câu chuyện của bạn. Minh họa bằng các ví dụ để tạo nên một bức tranh về bạn khi còn đi học và người mà bạn muốn trở thành khi đi làm. Một sở thích bạn cực kỳ say mê và đặc biệt nếu nó liên quan với công việc mà bạn đang phỏng vấn.

Hầu hết sinh viên không nhận ra rằng các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có từ sở thích, tổ chức, công việc tình nguyện, …có thể tăng thêm tính thuyết phục để nhà tuyển dụng chọn lựa bạn.

5/ Thái độ của bạn với công việc
Bạn hiểu như thế nào về vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển vào? Bạn có thật sự cần công việc này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của bạn. Thường thì nhà tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc.

6/ Biết đặt những câu hỏi thông minh
Bạn nên kết thúc phần giới thiệu bằng một câu hỏi có chủ đích để thu hút nhà tuyển dụng vào cuộc đối thoại với mình. Câu hỏi nên đặt ra có thể là: “Anh/chị có thể cho tôi biết thêm về chương trình Quản trị viên tập sự của công ty?”….

Đặc biệt bạn nên tránh hỏi những điều sau đây:

– Công ty hoạt động trong ngành nào?

– Hoặc khi được hỏi bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào, không nên đáp rằng “Vị trí nào với tôi cũng đều tốt cả.”

7/ Gửi lời cảm ơn sau khi phỏng vấn
Điều này có vẻ đơn giản, nhưng lại là một bước thường bị bỏ qua mặc dù có hàng chục cách để nói điều đó. Một email đơn giản là đủ. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn trân trọng cơ hội và sẵn sàng thực hiện thêm công việc nhỏ bé này để thật sự giành lấy cơ hội. Có thể người phỏng vấn của bạn không trả lời, nhưng họ sẽ chú ý đến nó.


Nguồn: ketoan.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top