Nhiều chuyên gia về thuế khi được hỏi về quy định “Không hoàn thuế đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào âm 12 tháng liên tục do vẫn còn hàng tồn kho” cho rằng, đây là biện pháp đảm bảo sự công bằng, giảm được gian lận, hạn chế doanh nghiệp (DN) lợi dụng chính sách trước đây để hoàn thuế.
Không hoàn thuế đối với hàng tồn kho là hợp lý
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Vũ Văn Sang - Giám đốc Công ty TNHH Quản trị doanh nghiệp BCM Việt Nam (DN hoạt động trong lĩnh vực quản trị thuế) cho biết, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế (Luật số 106/2016/QH13) quy định các DN kinh doanh có số thuế GTGT âm sẽ chỉ được khấu trừ sang kỳ sau mà không được hoàn nữa. Ông Sang cho rằng, về cơ bản, Luật số 106 có nhiều điểm tích cực.
“Quy định mới sẽ tạo ra sự bình đẳng, giảm gian lận, hạn chế những DN lợi dụng chính sách trước đây để hoàn thuế GTGT. Đặc biệt, một số DN kinh doanh mặt hàng tiêu dùng không kê khai đầy đủ thuế GTGT trên tổng số hàng hóa dịch vụ bán ra, do vậy thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ là rất nhiều. Như vậy không những Nhà nước bị thất thu thuế GTGT đầu ra, mà còn thất thu phần thuế GTGT hoàn cho những đơn vị này”- ông Sang nói.
Cũng theo ông Sang, với việc giảm số lượng các trường hợp được hoàn thuế GTGT, quy định mới cũng sẽ giúp cơ quan thuế giảm bớt công việc kiểm soát và hoạt động thanh kiểm tra liên quan đến hoàn thuế GTGT và như vậy cũng đỡ phiền toái cho DN. Ông Sang nói: “Trước đây, việc thanh kiểm tra hoàn thuế GTGT liên quan đến các trường hợp này thường gặp khó khăn, diễn ra trong khoảng thời gian dài, do thời gian kiểm tra hồ sơ hoàn cũng như xác định khối lượng tồn kho thực tế của các DN đối với các hàng hóa chưa bán”.
Bà Nguyễn Thị Huệ - Công ty TNHH Tư vấn thuế CHC cũng cho rằng, việc siết chặt điều kiện hoàn thuế GTGT để ngăn ngừa gian lận trong việc hoàn thuế là hợp lý. Vì trên thực tế có nhiều đơn vị bán lẻ như hàng điện tử, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng... người dân mua về tiêu dùng nên họ không có nhu cầu lấy hóa đơn. Vì vậy DN có thể trốn không xuất hóa đơn cho những đối tượng này. Đầu vào họ sẽ được khấu trừ, hoàn thuế, còn đầu ra thì không phải nộp vì không xuất hóa đơn. Điều này sẽ tạo nên sự không công bằng đối với các DN làm ăn chân chính.
DN nên chủ động có phương án kinh doanh phù hợp
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, ngoài việc thúc đẩy kinh doanh, hạn chế gian lận hoàn thuế và giảm khối lượng kiểm soát của cơ quan thuế, Luật số 106 cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và dòng tiền của một số DN đặc thù có chu kỳ kinh doanh dài, hoặc DN đang kinh doanh thua lỗ. Thêm nữa, hiệu lực áp dụng quá sớm của Luật này sẽ gây khó khăn về kế hoạch tài chính đối với các DN.
“Luật số 106 đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016. Theo đó, các DN không còn được hoàn thuế GTGT lũy kế 12 tháng âm liên tục nữa. Các DN cần phải biết rõ quy định này để lập phương án kinh doanh cũng như chính sách bán hàng phù hợp để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động của mình. Ngoài ra, Chính phủ và Bộ Tài chính cần ban hành sớm nghị định và thông tư hướng dẫn, đưa ra lộ trình áp dụng để đảm bảo quyền lợi các DN cũng như quyền lợi hoàn thuế GTGT đối với các DN đang trong giai đoạn áp dụng hoàn thuế GTGT theo quy định cũ”- ông Sang nói.
Đồng quan điểm với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Huệ cũng cho rằng, DN nên chủ động cân nhắc, điều chỉnh lại phương án kinh doanh để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như số thuế GTGT không bị ứ đọng quá lâu. Về phía cơ quan thuế, nên phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn cho DN để họ hiểu và áp dụng đúng quy định của luật mới ban hành. “Tôi nghĩ Bộ Tài chính nên quy định về việc thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát doanh thu, hoặc sẽ có cơ chế hoàn thuế GTGT, khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân để khuyến khích họ lấy hóa đơn khi mua hàng của DN”- bà Huệ đề xuất.
Theo nhận định của chuyên gia, luật sẽ có tính khả thi cao khi thực hiện từ 1/7 tới đây. Bởi vì, việc siết chặt điều kiện hoàn thuế GTGT và kéo dài thời hạn được hoàn thuế GTGT đã quy định tại các văn bản luật trong quá khứ, các DN vẫn thích nghi và chấp hành được.
Nhật Minh - Thoibaotaichinh
Không hoàn thuế đối với hàng tồn kho là hợp lý
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Vũ Văn Sang - Giám đốc Công ty TNHH Quản trị doanh nghiệp BCM Việt Nam (DN hoạt động trong lĩnh vực quản trị thuế) cho biết, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế (Luật số 106/2016/QH13) quy định các DN kinh doanh có số thuế GTGT âm sẽ chỉ được khấu trừ sang kỳ sau mà không được hoàn nữa. Ông Sang cho rằng, về cơ bản, Luật số 106 có nhiều điểm tích cực.
“Quy định mới sẽ tạo ra sự bình đẳng, giảm gian lận, hạn chế những DN lợi dụng chính sách trước đây để hoàn thuế GTGT. Đặc biệt, một số DN kinh doanh mặt hàng tiêu dùng không kê khai đầy đủ thuế GTGT trên tổng số hàng hóa dịch vụ bán ra, do vậy thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ là rất nhiều. Như vậy không những Nhà nước bị thất thu thuế GTGT đầu ra, mà còn thất thu phần thuế GTGT hoàn cho những đơn vị này”- ông Sang nói.
Cũng theo ông Sang, với việc giảm số lượng các trường hợp được hoàn thuế GTGT, quy định mới cũng sẽ giúp cơ quan thuế giảm bớt công việc kiểm soát và hoạt động thanh kiểm tra liên quan đến hoàn thuế GTGT và như vậy cũng đỡ phiền toái cho DN. Ông Sang nói: “Trước đây, việc thanh kiểm tra hoàn thuế GTGT liên quan đến các trường hợp này thường gặp khó khăn, diễn ra trong khoảng thời gian dài, do thời gian kiểm tra hồ sơ hoàn cũng như xác định khối lượng tồn kho thực tế của các DN đối với các hàng hóa chưa bán”.
Bà Nguyễn Thị Huệ - Công ty TNHH Tư vấn thuế CHC cũng cho rằng, việc siết chặt điều kiện hoàn thuế GTGT để ngăn ngừa gian lận trong việc hoàn thuế là hợp lý. Vì trên thực tế có nhiều đơn vị bán lẻ như hàng điện tử, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng... người dân mua về tiêu dùng nên họ không có nhu cầu lấy hóa đơn. Vì vậy DN có thể trốn không xuất hóa đơn cho những đối tượng này. Đầu vào họ sẽ được khấu trừ, hoàn thuế, còn đầu ra thì không phải nộp vì không xuất hóa đơn. Điều này sẽ tạo nên sự không công bằng đối với các DN làm ăn chân chính.
DN nên chủ động có phương án kinh doanh phù hợp
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, ngoài việc thúc đẩy kinh doanh, hạn chế gian lận hoàn thuế và giảm khối lượng kiểm soát của cơ quan thuế, Luật số 106 cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và dòng tiền của một số DN đặc thù có chu kỳ kinh doanh dài, hoặc DN đang kinh doanh thua lỗ. Thêm nữa, hiệu lực áp dụng quá sớm của Luật này sẽ gây khó khăn về kế hoạch tài chính đối với các DN.
“Luật số 106 đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016. Theo đó, các DN không còn được hoàn thuế GTGT lũy kế 12 tháng âm liên tục nữa. Các DN cần phải biết rõ quy định này để lập phương án kinh doanh cũng như chính sách bán hàng phù hợp để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động của mình. Ngoài ra, Chính phủ và Bộ Tài chính cần ban hành sớm nghị định và thông tư hướng dẫn, đưa ra lộ trình áp dụng để đảm bảo quyền lợi các DN cũng như quyền lợi hoàn thuế GTGT đối với các DN đang trong giai đoạn áp dụng hoàn thuế GTGT theo quy định cũ”- ông Sang nói.
Đồng quan điểm với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Huệ cũng cho rằng, DN nên chủ động cân nhắc, điều chỉnh lại phương án kinh doanh để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như số thuế GTGT không bị ứ đọng quá lâu. Về phía cơ quan thuế, nên phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn cho DN để họ hiểu và áp dụng đúng quy định của luật mới ban hành. “Tôi nghĩ Bộ Tài chính nên quy định về việc thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát doanh thu, hoặc sẽ có cơ chế hoàn thuế GTGT, khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân để khuyến khích họ lấy hóa đơn khi mua hàng của DN”- bà Huệ đề xuất.
Theo nhận định của chuyên gia, luật sẽ có tính khả thi cao khi thực hiện từ 1/7 tới đây. Bởi vì, việc siết chặt điều kiện hoàn thuế GTGT và kéo dài thời hạn được hoàn thuế GTGT đã quy định tại các văn bản luật trong quá khứ, các DN vẫn thích nghi và chấp hành được.
Nhật Minh - Thoibaotaichinh