Khoản chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động được tính thuế như thế nào?

AccNet

Member
Hội viên mới
Khoản chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động được tính thuế như thế nào?
Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm đã trở lên quen thuộc với người lao động. Nhờ có quy định rõ ràng trong luật lao động nên các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp đã phải thực hiện những yêu cầu này. Vậy những khoản chi này có được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp không?

1. Quy định của Luật lao động

Luật Lao Động số 10/2012/QH13 tại Điều 152, Khoản 2 quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:

"2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần."

2. Quy định của thuế.

Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Căn cứ theo các quy định trên và căn cứ Công văn 6391/CT-TT&HT của Cục thuế tỉnh Bình Dương, theo quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không bao gồm khoản chi phí khám bệnh. Trường hợp Công ty có phát sinh chi phí khám bệnh cho nhân viên, phục vụ hoạt động SXKD của công ty, đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tuy nhiên một số cơ quan thuế sẽ không chấp nhận chi phí đó được tính vào chi phí được trừ, họ quan điểm đó là chi phí phúc lợi của công ty nên đó không được tính vào chi phí. Quan điểm trên đã được BTC tháo gỡ tại Thông tư 151/2014/TT-BTC.

Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 1Sửa đổi, bổ sung tiết e, điểm 2.2 và điểm 2.31 Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC

“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

…….

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia :)) 12 tháng. Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.”

Căn cứ theo quy định trên khoản chi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được tính vào chi phí được trừ.

3. Thuế GTGT

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 9 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.”

Căn cứ theo quy định trên thì dịch vụ khám chữa bệnh là đối tượng không chịu thuế GTGT nên doanh nghiệp căn cứ vào phiếu thu để hạch toán vào chi phí trong kỳ( không có thuế GTGT)

4. Thuế TNCN

Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 2, Điểm đ.3.2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế:

“đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.”

Căn cứ theo quy định trên, nếu Công ty có phát sinh chi phí khám bệnh cho nhân viên, với nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của từng lao động.

Nếu nội dung chi trả ghi tên từng cá nhân người lao động thì được tính vào thu nhập chịu thuế của từng lao động.

5. Hạch toán

Khi chi tiền trả khám chữa bệnh.

Nợ TK 642

Có TK 111, 112



Trung tâm giải pháp phần mềm kế toán erp trích theo Tava
 
Chào anh/chị!

Khi hạch toán tiền khám chữa bệnh cho công nhân, em đã đưa vào chi phí NCTT (622) để tính giá thành. Cho em hỏi làm như vậy có được không hay em phải đưa lại vào 642. Em xin cảm ơn!
 
chi phí khám sức khỏe định kỳ chứ nhỉ? sao chuyển sang khám chữa bệnh? "khám chữa bệnh" là trả từ bhyt chứ?
Vâng ạ, em đính chính lại là chi phí khám sức khỏe định kỳ, em đã lỡ hạch toán vào 622 rồi, giờ có phải điều chỉnh lại không ạ? Em xin cảm ơn
 
Chào anh/chị!

Khi hạch toán tiền khám chữa bệnh cho công nhân, em đã đưa vào chi phí NCTT (622) để tính giá thành. Cho em hỏi làm như vậy có được không hay em phải đưa lại vào 642. Em xin cảm ơn!
em có cái hóa đơn mua thuốc trẻ e ah, cho vào mua thuốc cho công nhân đc ko ah.hì. vì trên hóa đơn chỉ ghi tên thuốc thôi a
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top