Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

hongnhung549

New Member
Hội viên mới
Cty em làm PL HĐLĐ nội dung các khoản phụ cấp như sau, tất cả đều chi bằng tiền mặt, có chứng từ chi và có đủ cả quyết định phụ cấp của GĐ:

1 – Giám đốc:
- Phụ cấp điện thoại: 1.000.000đ/ tháng
- Phụ cấp ăn trưa: 620.000đ/ tháng
2 - Nhân viên Lập trình viên:
- Phụ cấp điện thoại: 1.000.000đ/ tháng
- Phụ cấp ăn trưa: 620.000đ/ tháng
3 – Nhân viên bộ phận Kinh doanh:
- Phụ cấp điện thoại: 500.000đ/ tháng
- Phụ cấp ăn trưa: 620.000đ/ tháng
- Phụ cấp xăng xe: 1.000.000đ/ tháng

=> Thuế TNDN: em có được tính các khoản trên vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?

=> Thuế TNCN: NLĐ có phải đóng thuế TNCN của các khoản trên (có đưa vào thu nhập tính thuế)?

Em tìm hiểu Luật thấy có mỗi phụ cấp ăn trưa là hợp lý, còn 2 khoản kia không thấy có quy định chi tiết nào cả. ACE nào đã từng làm qua, chỉ giúp e với ạ!
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Theo ý kiến cúa mình thì trừ phần phụ cấp ăn trưa k phải tính thuế TNCN thì các phần khác đều phải nộp. Sau khi đã nộp thuế TNCN rồi, có ghi rõ trong hợp đồng lao động thì được tính là chi phí hợp lý để tính thuế tndn
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Chỉ có phụ cấp ăn trưa ( nếu đươc ghi cụ thể trong HDLD ) thì được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập Chịu thuế TNDN. Nhưng khoản phụ cấp này không được vượt quá số tiền ăn trưa do Bộ Lao động quy định là 620k/ tháng đó em. Còn chi điện thoại tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp em
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Điều 1, Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 thì có quy định về tiền ăn trưa

"e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động."

Như vậy, chi phí này được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN, và không tính vào thu nhập chịu thuế của người người lao động khi tính thuế TNCN.

Thân!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Thế còn khoản chi phụ cấp điện thoại và xăng xe thì sao ạ? Có phải tính vào thu nhập tính thuế TNCN ko ạ? và có đc tính vào CP hợp lý khi xác định thuế TNDN ko?
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Trong điều 1, Thông tư 62 có khoản f quy định như sau:
"f) Đối với khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài."

Trường hợp Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp không có hướng dẫn cụ thể về mức khoán chi thì mức khoán chi được thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp);

Bạn đọc Công văn 1685 của Tổng cục thuế về chi phí điện thoại.
Thân.
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Chỉ có phụ cấp ăn trưa ( nếu đươc ghi cụ thể trong HDLD ) thì được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập Chịu thuế TNDN. Nhưng khoản phụ cấp này không được vượt quá số tiền ăn trưa do Bộ Lao động quy định là 620k/ tháng đó em. Còn chi điện thoại tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp em
luậy mới quy định là không vượt quá 680k chứ
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

* Thuế TNCN:
- Phụ cấp ăn trưa: ko tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ vì 620k<680K theo quy địng tại TT 10/2012/TTLDTBXH
- Phụ cáp xăng xe và điện thoại. Cái này thực chất có quy định, nhưng chẳng rõ ràng gì cả, và mình nhớ là cũng chưa đến 100k thì phải nên tốt nhất bạn cứ tính toàn bộ vào thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐ
* Thuế TNDN:
-Như bạn nói, tất cả những khoản này đều đã được quy định cụ thể tỏng HDLD. Vì thế cứ cho hết vào CP hợp lí thôi.
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Cấp bách ! vừa rồi phụ cấp tiền xăng bên mình bị loại ra nha!, bắt phải có HD!
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Cấp bách ! vừa rồi phụ cấp tiền xăng bên mình bị loại ra nha!, bắt phải có HD!

ô thế đi xe máy lâý hd kiêủ gì nhỉ? Có Phụ lục kèm theo HDLD ko đc hở bác?
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

ô thế đi xe máy lâý hd kiêủ gì nhỉ? Có Phụ lục kèm theo HDLD ko đc hở bác?

bên mình đầy đủ hết á, thuế họ bảo HĐ xe máy để dồn vào lấy, nên bên em không có xăng xe , mà chỉ để phụ cấp chung chung thôi!
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Theo 123/2012/TT-BTC thì các khoản sau không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 7: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2011 DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2012, DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2011 là 7 tỷ đồng thì DN A phải ghi giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2012) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2012 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Như vậy các khoản của bạn hoàn toàn được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
 
Ðề: Khoản ăn trưa, phụ cấp và Thuế TNCN???

Chủ Topic nên lưu ý 2 vấn đề sau:
+ Đối tượng được hưởng phụ cấp: xem xét vị trí công tác, tính chất công việc mà CB CNV đó đảm nhận..
+ Mức phụ cấp ( giá trị) áp dụng: Vị trí nào thì được hưởng phụ cấp bao nhiêu? Có hợp lý hay ko?. Vdu: nhân viên kinh doanh hưởng Phụ cấp điện thoại 500k/ tháng vì phải giao dịch với khách hàng nhiều. Nhân viên kế toán tổng hợp thì 100-200k/ tháng...
+ Quy chế, chế độ do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top