Ðề: Kết chuyển (632->911) làm sao cho đúng ??
Em xin có ý kiến :
1 - Hàng không bán trong kỳ bị trả lại thì việc ghi giảm trừ doanh thu phải phụ thuộc vào tính trọng yếu. Không phải căn cứ vào cơ sở hoạt động liên tục mà vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được .
2 - Nên nếu nó đủ lớn ( gây hiểu sai doanh thu giá vốn trong kỳ ) thì phải xem nó là lỗ khác do năm trước chuyển sang . Nếu nó trọng yếu thì phải trình bày lại BCTC năm ngoái .
3 - Em vẫn thiên về hạch toán 632/911 -1 tr vì nó làm cho tổng số kết chuyển 632/911 đúng với BC KQKD
1 - Đúng là có phụ thuộc trọng yếu.
Nhưng ở đây không vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được. Vì nguyên tắc so sánh được là đề cập đến tính nhất quán. Nếu ta luôn luôn ghi như thế qua các năm (nhất quán) thì vẫn đảm bảo so sánh được.
2 - Nếu nó đủ lớn thì nên điều chỉnh lại BCTC, nhưng phải đảm bảo nhất quán qua các kỳ: cùng dùng chung 1 công thức xác định mức trọng yếu.
Dù cho trọng yếu hay không thì cũng không làm hiểu sai doanh thu và chi phí trong kỳ được. Vì sẽ phải trình bày riêng biệt trên BCTC :
Doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần.
3 - Nguyên tắc là không thể có 1 phát sinh âm, cụ thể TT32 quy định bên mua phải xuất hóa đơn trả hàng chứ không thể là bên bán xuất thêm 1 hóa đơn ghi số âm để nhận lại hàng được.
Trong kế toán cũng vậy. Ghi số âm chỉ dùng để sửa sai. Trường hợp này ghi N911/C632: -1tr thì cũng phải ghi thêm N511/C911: (
chênh lệch âm tương ứng) và cả 2 bút toán đỏ đó đều không thể hiện 1 sự điều chỉnh cho sai sót của năm ngoái.
Ví dụ cụ thể cho dễ thấy.
Năm ngoái có lô hàng Dthu 5tr, Gvốn 4tr bị trả lại, năm nay có lô hàng Dthu 4,2tr Gvốn 3tr.
Vậy theo Kuki năm nay điều chỉnh N911/C632: -1tr và N511/C911: -0,8tr
Và như vậy tất toán 511, 632. Nhưng 2 bút toán đỏ ở trên nói lên điều gì?
Vậy nếu ghi đỏ thì phải ghi N911/C632: -4tr và N511/C911: -5tr
Sau đó tiếp tục kết chuyển 511, 632 như bình thường cho DT, CP năm nay.
Và thực chất là năm ngoái ghi sai 1 con số đến 4tr và 5tr chứ không phải 1tr.
4 - Xem việc hàng bị trả lại như là hoạt động khác để ghi 811 là không thể phù hợp với các lý luận khác. Việc hàng bị trả lại là bình thường trong hoạt động của cty, do đó nó sẽ được ghi vào các TK đầu 5 và 6.
Và quy định cho phép bên bán căn cứ hóa đơn bên mua trả lại hàng để ghi giảm doanh thu của mình chứ không phải dùng hóa đơn đó để ghi như là 1 đầu vào mới đã cho thấy đó là hoạt động bình thường và được phép khoan nộp thuế phần doanh thu đó. Ghi như Gã Sẹo hôm trước: xem như mua lại hàng mới để nhập kho -> cty bị thiệt, phải nộp thuế trước.
(Để tránh gian lận là cty dùng hóa đơn đó ghi giảm doanh thu, và đồng thời ghi như hóa đơn đầu vào mới mà Luật quy định: phải ghi rõ trên đó là "hàng trả lại" để dễ kiểm tra.
Liên hệ với 515 và 635. Hoạt động của công ty phải gửi tiền ở Ngân hàng và vay tiền nên phát sinh các khoản lãi tiền gửi và lãi vay là điều hết sức bình thường. Do đó trên báo cáo TC nó phải được tách ra và ghi vào hoạt động chính, không được ghi chung với hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn.)