Kế toán quản trị - KPI và BSC trong đo lường hiệu quả hoạt động

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề từ lâu đã làm cho các nhà lãnh đạo luôn hướng đến. Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp tìm kiếm các cách thức quản trị chuyên nghiệp, gia tăng hiệu quả hoạt động, vượt qua các đối thủ cạnh tranh bằng chiến lược, sáng tạo và khả năng thực thi hiệu quả cũng như xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Nói đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay có thể kể đến các công cụ hiện đang được sử dụng: BSC -Thẻ điểm cân bằng hay KPI -chỉ số đánh giá thực hiện công việc .

KPI.jpg
  1. Khái quát về các yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp dưới góc nhìn của Kế toán quản trị
1.1 KPI -chỉ số đánh giá thực hiện công việc

KPI ( Key Performance Indicator) có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

KPI là một công cụ hiện đại giúp cho các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực như nhân sự, tài chính, đánh giá chất lượng công việc…Do đó, KPI được sử dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, của cá nhân. Hay nói cách khác, KPI chính là mục tiêu công việc mà tổ chức, phòng ban, tổ nhóm hay cá nhân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung.Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí công tác, chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, tổ chức (công ty, cơ quan, phòng ban) sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của phòng ban, của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phòng ban, từng nhân viên.

Mục đích của việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá thực hiện công việc là nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc bởi vì các chỉ số KPI mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể.

Để thực hiện KPI, công ty cần xây dựng một hệ thống các mục tiêu từ cao xuống thấp theo phương pháp MBO, Management By Object, quản lý theo mục tiêu, là một tiến trình hoạt động dựa trên mục tiêu, trong đó nhà quản trị và nhân viên đều thống nhất về những mục tiêu chung và hiểu rõ vai trò của từng mục tiêu đó.

1.2 Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu để ra. Đây là mô hình đo lường hiệu quả hoạt động tích hợp thêm các chỉ số không thuộc về tài chính bên cạnh các chỉ số tài chính truyền thống, việc này cho phép các nhà quản lý có một cái nhìn “cân bằng” hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Cụm từ Balanced Scorecard được sử dụng từ những năm 1990, nhưng nguồn gốc của phương pháp này xuất phát từ sự tiên phong của General Electric (GE) trong việc đưa ra báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động vào những năm 1950.

BSC gồm bốn phương diện cơ bản:
+ Phương diện tài chính
+ Phương diện khách hàng
+ Quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
+ Học hỏi và phát triển.

Việc ứng dụng BSC được thực hiện trong việc lập kế hoạch , xác định mục tiêu và thiết lập ngân sách phân bổ tài nguyên, đánh giá trách nhiệm của nhân viên. Đồng thời BSC sẽ giúp nhà quản trị xác định các dự án và có các hành động để hiện thực hóa chiến lược và có quyết định chính xác, kịp thời hơn. Đây là công cụ giúp làm rõ mối liên kết giữa các mảng hoạt động trong tổ chức với chiến lược, qua đó mỗi nhân viên hiểu rõ hơn vị trí và vai trò của mình trong chiến lược, để tăng cường động lực đóng góp cho doanh nghiệp.

2. Thực trạng và giải pháp nhằm vận dụng các công cụ kế toán quản trị để đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, BSC hay KPI vẫn là một công cụ quản lý khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp áp dụng các công cụ này còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào các tập đoàn lớn như FPT, Phú Thái, Gami Group, VietinBank, Kinh Đô, Ngân hàng ACB, Searefico... Đây đều là các tập đoàn, các doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng quản lý và tiềm lực tài chính mạnh và hoạt động lâu dài tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp khác vẫn còn rất mơ hồ về vấn đề này. Phần lớn Doanh nghiệp thừa nhận họ quản lý chiến lược chủ yếu thông qua kinh nghiệm và các chỉ số tài chính như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị hợp đồng… chứ chưa bám sát chiến lược hoạt động của mình bởi vì họ chưa nhận ra giá trị cốt lõi của nó. Do đó tính thích ứng với sự thay đổi của thị trường và sự hiểu biết trong việc sử dụng các công cụ để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp còn bị hạn chế. Doanh nghiệp thường xây dựng và đánh giá các mục tiêu thông quan cái nhìn chủ quan chứ không dựa vào việc phân tích giá trị doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp mới thành lập cho rằng họ sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc phát triển một hệ thống đánh giá về mức độ hoàn thành các mục tiêu đồng nghĩa với việc họ sẽ có xu hướng dùng quỹ thời gian có được vào những mục đích khác . Điều này dẫn đến việc áp dụng và triển khai BSC hay KIP trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Từ thực trạng trên, để tăng cường đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranhcho các doanh nghiệp Việt Nam thì cần phải thúc đẩy quá trình thực hiện và sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp, theo đó cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp phải hiểu rõ chiến lược hoạt động, cách thức thực hiện chiến lược , đồng thời phải có sự cam kết và quyết tâm đến cùng của lãnh đạo cấp cao là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành công các công cụ đo lường hiệu quả .

- Thứ hai, để có thể ứng dụng thành công các công cụ trên , trước tiên, doanh nghiệp phải xác định rõ ràng các mục tiêu và chiến lược trong khoản thời gian nhất định, rồi thiết lập một kế hoạch hành động cụ thể cho từng năm, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, phân bổ trách nhiệm, phân bổ nguồn lực, hạn định thời gian hoàn thành...

- Thứ ba, trong giai đoạn thử nghiệm, doanh nghiệp nên chấp nhận những sai số lớn về kết quả, ngân sách, chương trình hoạt động để từng bước rút kinh nghiệm và hoàn thiện hệ thống. Điều quan trọng nữa là doanh nghiệp phải biết cách " truyền thông" để tất cả các thành viên đều thấu hiểu và tự nguyện áp dụng tinhthần " làm việc định hướng hiệu quả" cho từng dự án, từng đội nhóm từ sự chủ động hoạch định mục tiêu cho chính mình.

- Thứ tư, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đãi ngộ dựa trên hiệu quả công việc. Trong quá trình thiết lập mục tiêu, các mục tiêu của các tổ chức phải gắn liền với mục tiêu của cá nhân, có chế độ lương, thưởng thỏa đáng .Một hệ thống đãi ngộ dựa trên thành tích là công cụ vô cùng quan trọng để hướng sự nỗ lực của các nhóm và nhân viên vào việc thực hiện các mục tiêu chiến luợc.

  1. Kết luận
Việc vận dụng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công tác quản trị được xem là một phương thức giúp nhà quản lý giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối với công việc được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những hoạt động chưa đạt hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo
1. http://onlinecrm.vn/kpi-chi-so-do-luong-hieu-qua-cong-viec/, ngày truy cập 30 tháng 9 năm 2016.
2. http://ieit.edu.vn/vi/cong-dong-ieit/kien-thuc-quan-ly/item/97-co-ban-ve-balanced-scorecard,ngày truy cập 30 tháng 9 năm 2016.
3. http://www.agu.edu.vn:8080/bitstream/AGU_Library/2528/1/Bai-13-Pham-Hung-Cuong-Bui-Van-Minh.pdf, ngày truy cập 30 tháng 9 năm 2016.
http://www.kpionline.vn/kien-thuc-k...ai-cac-doanh-nghiep-tai-viet-nam#.V-ohKvlEnIU

Nguồn : ThS. Mai Thị Quỳnh Như
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top