Kế Toán Ngành Sửa Chữa Ô Tô

thanhvan412

Member
Hội viên mới
Xin chào các anh chị, hiện tại e đang làm kế toán cho 1 công ty sửa chữa ô tô, tuy làm kế toán nội bộ, nhưng e vẫn muốn có hệ thống sổ sách chuyên nghiệp và thuận tiện cho việc theo dõi lợi nhuận, kho phụ tùng...tóm lại là tổng hợp hết của công ty. em cũng đã tìm hiểu trên các diễn đàn nhiều File kế toán dành cho ngành này nhưng vẫn chưa thấy phù hợp với công ty của em, Nên nhờ các anh chị có file kế toán nào phù hợp với ngành này thì chia sẻ và giúp đỡ e với.
Nếu có thể theo dõi lợi nhuận của từng con xe luôn thì càng tốt, e mong các anh chị giúp e sớm ak, e cám ơn nhiều
 
Cái này đặc thù quá nên chắc ít có người có file phù hợp với bạn rồi! Nếu có khó khăn gì liên quan đến nghề kế toán bạn cứ lên diễn đàn chia sẽ nhé!
 
Em làm được một thời gian rồi, mà ở đây chưa có sổ sách kế toán gì cả, chỉ ghi chép thu chi vào sổ, và cuối tháng thuê dịch vụ kế toán làm sổ sách. giờ e vào làm mà số dư đầu kỳ cũng không biết là bao nhiêu, không biết fai hạch toán như thế nào cho đúng, bây giờ thì sếp yêu cầu theo dõi lợi nhuận của công ty và lợi nhuận của từng chiếc xe.
Giờ kg có ai giúp thì em khó khăn lắm đây, hix.
 
Vậy bây giờ bạn qua công ty làm dịch vụ kế toán cho bạn nhờ hợ cung cấp số dư đi! Rồi tài khoản nào cần chi tiết thì về bạn tự chi tiết ra thêm để theo dõi!
 
bên dịch vụ số liệu chỉ dựa vào các hóa đơn đầu ra và vào để xây dựng sổ sách để đóng thuế thui,chứ doanh thu thực tế bên đó đâu co nắm. ma sếp em thì cần số liệu thực tế.
Bây giờ e muốn xây dựng sổ sách chỉ dựa vào những số dư như TK 131, 331,.. những số liệu e biết, ví dụ như em biết công ty A vào tháng 2 có nợ cty em, đến tháng 4 trả nợ thi e sẽ hạch toán Nợ 111,112/có 131. nhưng mà fai có số dư đầu kỳ Nợ 131 (cty A) thì tháng 4 e mới hạch toán được chứ.
Nên giờ e sẽ cho số dư Nợ 131 (cty A):.... vậy thì số dư bên Có em sẽ treo vào TK nào cho đúng để khi lên sổ sách được đúng ak?
 
Chỉ còn cách là bạn lấy hóa đơn để làm lại sổ sách! Nếu thấy không nỗi thì đề nghị sếp thuê công ty dịch vụ làm rồi sau đó bạn hãy tiếp nhận công việc!
 
Công ty mình có nhận làm lại sổ sách kế toán nếu bạn có nhu cầu thì bên mình có thể liên hệ với bạn công ty của mình ở HCM!
 
Về mãng thuế bạn có thể tham khảo:


1/+Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:

Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.

- Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.

2/Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm

Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài

Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm

- Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000

- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000

- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000

- Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000

Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng

Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02

Nghĩa là:

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên

+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài

Thuế môn bài cho các chi nhánh:

- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ

- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ

Lưu ý:

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.

- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.

Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:

- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh

- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.


Hoạch tóan kế tóan: Giấy nộp tiền vào ngân sách + phiếu chi tiền hoặc Ủy nhiệm Chi

Nợ TK 6425/Có TK 3338

Ngày nộp tiền:

Nợ TK 3338/ Có TK 1111


Đối với DN sửa chỗ ô tô có 2 hoạt động chính như sau:
+ 1. Dịch vụ sửa chữa
+ 2. Bán phụ tùng

Thông thường thì khó mà phân biệt đâu là hoạt động thương mại, và đâu là hoạt động sửa sửa để xác định chi phí 621 cho chính xác.
- Thực tế, đối với phụ tùng thì khách hàng phải mua rồi mới thay thế, DN bán theo giá bán chứ không phải theo giá vốn. Nên cần phải tách rỗ hoạt động này ra khỏi hoạt động sữa chữa, và xem đó như là 1 hoạt động thương mại.

- Có hai hướng chính như sau: vật liệu tồn kho chia làm hai mãng một là tách và riêng rẽ 152 cho những phụ tùng phục vụ sữa chữa xe, sản phẩm trưng bán thì là 156 => kho có hai dạng là hàng hóa + vật liệu, Nhưng nếu làm vậy kế tóan có thể bị lẫn lộn vì ko biết hàng nào nhập vào là Vật liệu, hàng nào dùng cho họat động thương mại

+Đối với hoạt động sửa chữa, về kế toán rắc rối nhất vẫn là khâu giá thành.- Đối tượng tính giá thành có thể là: từng chiếc xe cụ thể, công việc sửa chữa, tính chung cho tất cả
- Tùy từng yêu cầu mà xây dựng các thức tập hợp chi phí và tính giá giá thành cho phù hợp.
- Thông thường, thì sếp muốn biết lãi/lỗ theo từng xe sửa chữa nên phải tính giá thành cho từng xe.
+Khi đó cần thiết lập để tính giá thành theo xe:
+ Chi phí trực tiếp: chi phí nào phát sinh trực tiếp theo xe thì tập hợp đích danh cho xe
+ Chi phí gián tiếp: các chi phí dùng chung cho nhiều xe thì cần xây dựng tiêu chi phân bổ. Thông thường thì phân bổ theo doanh thu dịch vụ (mỗi công việc sửa chữa đều có giá hết, và khi xây dựng giá sửa chữa thường căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc)- Khi có xe khách đến liên hệ / thợ chính sẽ kiểm tra tình trạng xe hư hỏng/ miêu tả công việc cụ thể cần làm và sửa chữa về tình trạng xe cho khách hàng biết/ khách hàng yêu cầu làm bảng báo giá cho các hạng mục sữa chữa hư hỏng đó/ khách hàng xem xong duyệt chấp nhận bàn giao xe cho sửa chữa/ tiền hành lập kế hoạch sửa chữa ( xác định phần nào gia công sửa chữa, phần nào phải thay mới phụ tùng thay thế, tháo dỡ theo đúng quy trình định trước tùy theo kinh nghiệp của thợ cả)/ những bộ phận hư hỏng ko thể sửa chữa được thì phải mua phụ tùng mới thay thế phụ tùng củ đã bị hư hỏng/ sau khi sữa chữa xong làm bảng tổng hợp quyết vật liệu nhân công cho xe đó giao cho khách hàng 04 bản mình giữ 02 khách 02 để sau này làm căn cứ xuất hóa đơn, còn nếu không thì làm hợp đồng và xuất theo hợp đồng tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp quản lý
Phụ tùng sửa chữa xe mua về nhập kho thì tiến hành nhập kho bình thường (làm phiếu nhập kho): lọc gió, lọc dầu, bù lon, chổi gạt nựớc, da thắng, dầu DO, đèn lái sau, đèn xin nhan,mỡ bò, phốt balăngxe, que hàn, sơn........

Các dịch vụ sửa chữa khác

* Dịch vụ cơ khí gò hàn ôtô với các thiết bị hiện đại như máy hàn rút tôn do các thợ lành nghề thực hiện, có kinh nghiệm và uy tín.

* Dịch vụ sơn, pha chế sơn, đánh bóng bằng máy hàng đầu cùng với hệ thống phòng sơn vi tính tiên tiến hiện đại nhất của Nhật.

* Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và trung đại tu tổng thành máy tất cả các loại máy xăng, máy dầu.

* Trung đại tu các loại xe tải nặng, xe tải nhẹ, xe du lịch, ô tô con đặc biệt tổng thành máy gầm.

* Dịch vụ điện, điện tử, điện lạnh ôtô với đội ngũ thợ lành nghề.

* Máy móc thiết bị: Máy hàn rút tôn, Máy kiểm tra - chuẩn đoán – xoá lỗi kỹ thuật xe ôtô

* Chính sách hỗ trợ: Có chiết khấu % cho khách hàng; Giá cả ưu đãi với các khách hàng thường xuyên của Công ty. Bảo hành chu đáo tận tâm.

* Dịch vụ sửa chữa đều được bảo hành chu đáo, thể hiện cam kết của Công ty về chất lượng dịch vụ.

* Dịch vụ cung cấp phụ tùng chính hãng với giá cả cạnh tranh nhất

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331


Gía nhập kho nguyên vật liệu:

+Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):

- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,. . . được khấu trừ và hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).

- Khi xuất kho sử dụng sữa chữa xe thì làm phiếu xuất kho phiếu xuất kho này dùng kẹp các chứng từ sau này

+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.

+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm :

- Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

Nợ TK 621 (có mã chi phí theo dõi riêng cho từng biển số xe 51F0003)
Có TK 152


Các phương pháp tính giá xuất kho: doanh nghiệp chọn một trong 4 phương pháp tính giá xuất kho ổn định chu kỳ hoạt động trong năm tài chính nghĩa là trong một năm tài chính doanh nghiệp ko được sử dụng > 2 trong 4 phương pháp xuất kho để tính giá gốc sau:

1. Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.


2. Phương pháp giá bình quân

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)


b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)


3. Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.


4. Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.


- Chí phí nhân công sửa chữa xe
:

Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:

+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký MST cho nhân viên, cuối năm quyết tóan thuế TNCN cho nhân viên toàn công ty

= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

+ Tạm ứng:

- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt

-Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiền

Nợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng:

-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

Nợ TK 111,112/ có TK 141

Thiếu có thể chi thêm:

- Phiếu chi tiền

Nợ TK 141/ có TK 111,112

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

Hoạch tóan kế tóan:Nợ TK 622: lương nhân viên trực tiếp

Nợ TK 627: lương nhân viên kho, thống kê, quản đốc nếu có

Nợ 642: lương nhân viên quản lý: kế tóan, giám đốc, phó giám đốc, nhân sự....
Có TK 334: Phải trả người lao động


Thanh tóan tiền lương:

Khi thanh tóan lương trả cho nhân viêng công ty

Nợ Tk 334/ Có TK 111,112

+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục


- Chi chi phí sản xuất chung: khấu hao tài sản, máy móc thiết bị phụ sửa chữa: xe nâng, xe cẩu...phân bổ chi phí trước dài và ngắn hạn công cụ dụng cụ: cà lê, mỏ lết, đũa vặn, xe cần cẩu, xe nâng.....các chi phí chung khác điện nước khác ...….. những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242,214 vào các hợp đồng dịch vụ sữa chữa bên công ty bạn cung cấp khách hàng

Nếu là dịch vụ: mua các dịch vụ điện nước, điện thoại phân xưởng,……

Nợ TK 627,1331

Có TK 111,112,331…

Nếu là công cụ:

Nợ TK 153,1331/ có TK 111,112,331

Đừa vào sử dụng:

Nợ TK 142,242/ có TK 153

Nếu là Tài sản:

Nợ TK 211

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

Phân bổ:

Nợ TK 627/ có TK 142,242,214


=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ

Nợ TK 154/ có TK 622,627

-Công cụ dụng cụ, TSCĐ tiến hành phân bổ và theo dõi theo QĐ45 tùy theo sử dụng bộ phận nào phân bổ cho bộ phận đó

Giá thành: do đặc điểm ngành nghề là dịch vụ sữa chưa còn kiêm bán sản phẩm cho khách là hoạt động thương mại => sản phẩm là dịch vụ sửa chữa xe ô tô, xe nâng, xe cẩu, xe con các loại…. => do đó yếu tố cấu thành giá thành là nguyên vật liệu(621)nhân công(622) và chi phí sản xuất chung(627)

Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:

- Nguên vật liệu: 60%

-Lương = 30%

-Sản xuất chung=10%

-Lợi nhuận định mức hoạt động=15%

Ví dụ: doanh thu = 100.000.000 dịch vụ sữa chữa

Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000

Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000x15%=85.000.000

-Lợi nhận mục tiêu=100.000.000x15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet….

- Nếu cuối tháng xe chưa sửa chữa xong và chưa xuất hóa đơn VAT thì treo ở TK 154 để theo dõi dỡ dang dịch vụ sữa chữa+ Nợ TK 154
Có Tk 621
Có TK 622


Có TK 627
- Khi xe ra xưởng thì kết chuyển ( gửi khách hàng bảng quyết toán chi phí sửa chữa + hóa đơn VAT+Phiếu giao xe)
-Xuất hóa đơn tài chính GTGT giao khách hàng

Nội dung hóa đơn: Sửa chữa xe biển số 51F0003 theo bảng quyết toán ngày/tháng/ năm)Nợ TK 111,112,131
Có Tk 511
Có tk 33311
- Tính giá thànhNợ TK 632
Có TK 154 (của biển số xe ra xưởng 51F0003)
- Nếu khách chỉ mua các phụ tùng cho xe mà ko phải sửa chữa hay dịch vụ tháo giáp, dịch vụ khác cho khách, lúc này bán phụ tùng xem như là thương mại hàng hóa bán ra

Nợ TK 632
Có TK 152


Chi phí quản lý doanh nghiệp:

+Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp

Nợ TK 642*,1331/ Có TK 111,112,331,142,242,214....

+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán

-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515

-Phí ngân hàng:Nợ TK 6425/ Có TK 112

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng

Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214

+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:

Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :

Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng:Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911

Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

Nợ TK 8211/ có TK 3334

Kết chuyển:

Nợ TK 911/ có TK 8211

Nộp thuế TNDN:

Nợ TK 3334/ có TK 1111,112


Mẫu các loại:

+Công việc in sổ là của kế toán do đó sau khi in cần có bìa Ngoài và Trong cho sổ sách kế toán

http://www.mediafire.com/download/3cts61b8za5yqld/bia_ngoai.doc

http://www.mediafire.com/download/3cts61b8za5yqld/bia_ngoai.doc

http://www.mediafire.com/download/72anu1g8bf7gx3v/Chung_tu_thu_chi.doc

http://www.mediafire.com/view/2wlbct5qwp9iy1t/bia ngoai-chungtughi so.doc

http://www.mediafire.com/view/855f8tezrglp0rx/bia trong _chugntughiso.doc

+Sổ sách các loại tham khảo:

http://www.mediafire.com/download/vqgnidl3rylgm65/KE_TOAN_O_TO.rar

http://www.mediafire.com/download/b8eb8qad60q63cm/Nam 2010 Tan hiep luc.rar

http://www.mediafire.com/view/mjwrddsd6kvv8dw/bia ngoai NKC.doc

http://www.mediafire.com/view/9vqh5b21hi2d97u/bia trong NKC.doc

http://www.mediafire.com/view/xsk3q0rsvdlz6hs/BIA- BCTC.doc


http://www.mediafire.com/download/c4lp9yiu52uu09a/So sach _Tan Hiep Luc_2008.rar

http://www.mediafire.com/download/rsgnsxrv1ne1533/So sach _Tan Hiep Luc_2010.rar

http://www.mediafire.com/download/shel54o1pt66ihs/So sach_Tan Hiep Luc_2009.rar

http://www.mediafire.com/download/rfi7ri3g8nddzbw/So thang 01-2011 DNTN Tan Hiep Luc.rar

http://www.mediafire.com/download/2z2o995q092s1ja/MAUNHATKYCHUNG.rar

http://www.mediafire.com/download/86qx7xhkqvqoocv/MAU SO CAI.rar

http://www.mediafire.com/download/rueuf6rrddpjgfg/bhxh&ld.rar

http://www.mediafire.com/download/54zuokoyqyac01e/Nam 2008.rar

http://www.mediafire.com/download/tol5gdb99k2a1p5/Nam 2009.rar

http://www.mediafire.com/download/ecsyi557b1p1bib/Nam 2010(2).rar

http://www.mediafire.com/download/issve082jl4jnm2/Nam 2011(2).rar

 
Em cám ơn anh, nếu trường hợp e chỉ biết số dư về các công nợ, các dư số dư thống kê được thì các TK đối ứng e fai treo vào TK nào cho phù hợp hả a? coi như là e sẽ không quan tâm các tháng trước đó, chỉ bắt đầu từ tháng 4 thôi.
vậy nếu e cho số dư Nợ 131/ Có (?)
Nợ (?)/ Có 331
Nợ (?)/ Có 334
... các Tk (?) đó e sẽ treo vào TK nào anh, e chỉ theo dõi nội bộ, số liệu thực tế thui, không cần khai báo thuế gj hết
 
Sổ sách nội bộ kế toán có xu hướng căn bản:

- Báo cáo được công nợ phải thu chi tiết và tổng hợp của người mua hàng còn nợ

- Báo cáo được công nợ phải trả của từng đối tượng

- Báo cáo được dòng tiền lãi lỗ ròng thực chi của doanh nghiệp

- Với doanh nghiệp dạng tư nhân khó có thể theo dõi được sổ quỹ vì các khoản chi và thu ko có tính trình tự mà mang tính tự phát

- Báo cáo được nhập xuất tồn còn gì cuối kỳ

- Báo cáo được giá thành, lãi lỗ chi tiết cho từng xe thì ok quá tốt

- Báo cáo tình hình tài sản công cụ dụng cụ còn và hư hỏng

Và nhiều thứ khác vấn đề trình độ excel của bạn ở cấp độ nào, hoặc công ty bạn sử dụng phần mềm nào để quản lý mà thôi


Trí tuệ một con người ở chổ họ nỗ lực làm việc và trong quá trình làm việc sự sáng tạo phát sinh, và từng ngày tích lũy lại gọi là kinh nghiệm, thành công không phụ thuộc vào tuổi tác, năng lực cũng ko phụ thuộc vào tuổi tác mà nó phụ thuộc vào sự và chạm và cọ sát của bạn với công việc như thế nào và bạn học được gì sau mỗi lần cọ sát
 
Em cám ơn anh, nếu trường hợp e chỉ biết số dư về các công nợ, các dư số dư thống kê được thì các TK đối ứng e fai treo vào TK nào cho phù hợp hả a? coi như là e sẽ không quan tâm các tháng trước đó, chỉ bắt đầu từ tháng 4 thôi.
vậy nếu e cho số dư Nợ 131/ Có (?)
Nợ (?)/ Có 331
Nợ (?)/ Có 334
... các Tk (?) đó e sẽ treo vào TK nào anh, e chỉ theo dõi nội bộ, số liệu thực tế thui, không cần khai báo thuế gj hết
- Hoạch toán như hoạch toán sổ sách với thuế qua 511 chứ bạn nghĩ vào đâu

- Sổ sách thuế chỉ ghi nhận khi có hóa đơn chứng từ đầy đủ

- Sổ sách nội bộ và kế toán thì ghi nhận tất cả dù có hóa đơn hay ko có hóa đơn miễn nó phát sinh nghiệp vụ
 
Dạ, e hiểu rồi ak, Công ty e lâu giờ không dùng phần mềm gì hết, mà kế toán cũ cũng chẳng xây dựng sổ sách kế toán gì cả, nhìn vào sổ sách cũ giống như thu chi gia đình, hôm nay mua gì, thu được gì thì ghi vào sổ vậy thui ak. Trình độ excel của em thi mới tầm sử dụng văn phòng thui ak, chưa có đẳng cấp như các bậc tiền bối, cái gì kg biết thì hỏi bác Google thui ak, hi
 
bởi vậy bây giờ e muốn xây dựng sổ sách để theo dõi cụ thể, và báo cáo cho sếp biết, nhưng khổ nổi là số dư hiện tại công ty không có ai nắm được, chỉ biết được các công nợ, còn về phụ tùng thì cũng nắm chưa có chính xác
 
- Hoạch toán như hoạch toán sổ sách với thuế qua 511 chứ bạn nghĩ vào đâu

- Sổ sách thuế chỉ ghi nhận khi có hóa đơn chứng từ đầy đủ

- Sổ sách nội bộ và kế toán thì ghi nhận tất cả dù có hóa đơn hay ko có hóa đơn miễn nó phát sinh nghiệp vụ
Mà a ơi, em sẽ bắt đầu lên sổ sách kế toán từ tháng 3, các tháng trước em sẽ bỏ qua, nhưng nếu khai báo số dư Nợ 131/ Có 511 cũng được hả a? vì tuy là tháng trước đó e kg hach toán theo dõi gj hết, nhưng TK 511 cuối tháng được kết chuyển vào tk Có 911 rui ma , vậy nên TK 511 sao có số dư được.
Và trường hợp TK 334 cũng vậy, nếu e khai báo số dư Có 334, thi Nợ Tk nào cho hợp lý, vi nếu la TK 622,627,642...cũng không được, vì nó được kết chuyển sang TK Nợ 632 để xác định giá vốn và Nợ 911 rồi mà? em nói vậy mọi người hiểu ý em chư ak!
Và theo nguyên tắc về số dư đầu kỳ thì Dư Nợ=Dư Có phải kg ak?
Các file a chia se em kg có dowload về được kia
 
bởi vậy bây giờ e muốn xây dựng sổ sách để theo dõi cụ thể, và báo cáo cho sếp biết, nhưng khổ nổi là số dư hiện tại công ty không có ai nắm được, chỉ biết được các công nợ, còn về phụ tùng thì cũng nắm chưa có chính xác
- Tiến hành kiểm kê lại toàn bộ công cụ dụng cụ và tài sản cố định hiện còn của công ty

- Thống kê lại tất cả các đơn vị bán ra mua vào: sau đó gọi điện thoại kêu sếp bạn yêu cầu đối chiếu công nợ nên yêu cầu họ cấp bảng đối chiếu công nợ chi tiết và tổng hợp => thì bạn sẽ biết ngay số dư

- Tiến hành kiểm kê lại toàn bộ các phụ tùng và nguyên vật liệu khác
 
- Tiến hành kiểm kê lại toàn bộ công cụ dụng cụ và tài sản cố định hiện còn của công ty

- Thống kê lại tất cả các đơn vị bán ra mua vào: sau đó gọi điện thoại kêu sếp bạn yêu cầu đối chiếu công nợ nên yêu cầu họ cấp bảng đối chiếu công nợ chi tiết và tổng hợp => thì bạn sẽ biết ngay số dư

- Tiến hành kiểm kê lại toàn bộ các phụ tùng và nguyên vật liệu khác
Em cảm ơn anh nhiều ak
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top