1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ
- Khái niệm: TSCĐ bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác được sử dụng trên 1 năm để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp.
- Đặc điểm TSCĐ:
- Phân biệt TSCĐ với hàng hoá và đầu tư dài hạn: Đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp được gọi là TSCĐ nhưng đất đai được duy trì để mở rộng hoạt động sản xuất trong tương lai lại được xếp vào đầu tư dài hạn.
2. Phân loại TSCĐ
- TSCĐHH (Tangible fixed assets) bao gồm: Nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đất đai và nguồn lực tự nhiên (mỏ than, mỏ khí đốt).
- TSCĐVH (Intangible fixed assets) bao gồm: Bằng phát minh, sáng chế (Patents); Bản quyền (Copyright); Nhãn hiệu (Trademarks); Chi phí thành lập (Organization costs); Đặc quyền (Franchises) và Sự tín nhiệm của khách hàng (Goodwill). Tuy nhiên, sự tín nhiệm chỉ được ghi nhận khi toàn bộ doanh nghiệp được mua lại.
3. Xác định nguyên giá TSCĐ (Historical Costs - Original Costs)
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các phí tổn bình thường và hợp lý để hình thành TSCĐ và đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng, bao gồm giá mua trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm cộng các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...
- Đất đai: Nguyên giá của đất đai mua bao gồm giá mua, hoa hồng môi giới, phí trước bạ, các chi phí thu dọn, cải tạo... Do đất đai được sử dụng vô hạn nên nó không được tính khấu hao.
- Nhà cửa, thiết bị tự xây dựng: Nguyên giá là giá trị công trình được xây dựng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình xây dựng.
4. Hạch toán biến động TSCĐ
a. Hạch toán tăng TSCĐ
- Khi mua TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK Đất đai, Nhà xưởng, Máy móc thiết bị
Có TK Tiền mặt, Phải trả người bán
Chú ý: Trong trường hợp mua nhà cửa trên đất đai thì phải xác định riêng biệt giá trị nhà cửa với giá trị đất để ghi nhận vào các tài khoản riêng biệt.
- TSCĐ được biếu tặng, giá trị TSCĐ được biếu tặng được ghi tăng doanh thu:
Nợ TK Nhà xưởng, Máy móc thiết bị
Có TK Doanh thu do được biếu tặng
- TSCĐ tăng do tự xây dựng:
+ Kế toán ghi nhận các chi phí xây dựng phát sinh:
Nợ TK Xây dựng cơ bản
Có TK Tiền mặt, Nguyên vật liệu, Lương phải trả
+ Khi công trình hoàn thành, kế toán xác định giá trị công trình và ghi:
Nợ TK Nhà cửa, Thiết bị
Có TK Xây dựng cơ bản
b. Hạch toán giảm TSCĐ
- TSCĐ giảm do nhượng bán:
+ Kế toán xác định số khấu hao phải trích bổ sung tính đến thời điểm nhượng bán, ghi:
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
+ Phản ánh kết quả bán TSCĐ:
Nợ TK Tiền mặt: Giá bán
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM tính đến thời điểm bán
Nợ TK Lỗ về bán TSCĐ: Lỗ
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
Có TK Lãi về bán TSCĐ: Lãi
Chú ý: Khoản lãi hoặc lỗ do bán TSCĐ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí hoạt động khác trên Báo cáo thu nhập.
- TSCĐ giảm do các nguyên nhân hoả hoạn, lũ lụt hay mất mát
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM
Nợ TK Lỗ về thải hồi TSCĐ: GTCL
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
- TSCĐ giảm do biếu, tặng hoặc cho cá nhân, đơn vị khác
Nợ TK Chi phí quyên góp, biếu tặng (Contribution expense): Giá thị trường
Nợ TK Hao mòn luỹ lế TSCĐ
Nợ TK Lỗ về chuyển nhượng tài sản (Loss on disposal of assets): Giá thị trường < GTCL
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
Có TK Lãi về chuyển nhượng tài sản (Gain on disposal of assets): GTCL < Giá thị trường
- Trao đổi TSCĐ cùng loại:
+ Nếu lỗ do trao đổi:
Nợ TK TSCĐ: Giá trị thoả thuận của TSCĐ nhận về
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM
Nợ TK Lỗ do trao đổi tài sản: Giá trị trao đổi của TSCĐ mang đi < GTCL
Có TK TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ mang đi
Có TK Tiền mặt: Thanh toán phần chênh lệch bằng Giá của TSCĐ nhận về > Giá trao đổi của TSCĐ mang đi.
+ Nếu lãi do trao đổi: Số lãi không được ghi nhận mà sẽ được ghi giảm giá trị của TSCĐ nhận về.
Nợ TK TSCĐ: Giá trị thoả thuận - Số lãi do trao đổi
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM
Có TK TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ mang đi
Có TK Tiền mặt: Số tiền thanh toán
Ví dụ: Doanh nghiệp mang 1 thiết bị cũ (Nguyên giá $18.000, đã hao mòn $15.000) đi trao đổi lấy 1 thiết bị khác. Giá trị thoả thuận của TSCĐ mang đi là $5.000. Giá trị thoả thuận của TSCĐ nhận về $22.000. Số chênh lệch đã được thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK Máy moc thiết bị: 20.000 (22.000 - 2.000)
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: 15.000
Có TK TSCĐ: 18.000
Có TK Tiền mạt 17.000 (22.000 - 5.000)
- Trao đổi lấy TSCĐ khác loại: Trong trường hợp này, kế toán ghi nhận lãi hoặc lỗ do việc trao đổi mang lại như bình thường.
. Tính khấu hao và hạch toán khấu hao TSCĐ
Lý do của việc phải tính khấu hao TSCĐ là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có hạn (vì lý do này nên không tính khấu hao đối với đất đai).
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method)
Phương pháp này thực hiện tính khấu hao trên cơ sở giả định rằng TSCĐ giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần đếu vào chi phí của từng kỳ. Công thức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ như sau:
Trong công thức trên, giá trị thu hồi ước tính được xác định bằng Thu thanh lý ước tính - Chi thanh lý ước tính khi hết thời gian sử dụng hữu ích.
Chú ý: Nếu TSCĐ hình thành hoặc giảm vào thời điểm từ ngày 15 tháng n trở lại đầu tháng thì coi là trọn tháng n, còn từ ngày 16/n đến cuối tháng thì bắt đầu tính từ tháng (n+1).
b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume)
Phương pháp này cung cấp một cách tính phù hợp hơn so với phương pháp đường thẳng, chi phí khấu hao sẽ sát hợp hơn với mức độ sử dụng TSCĐ.
Mức khấu hao trong kỳ = Sản lượng đạt được trong kỳ x Số khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm
c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method)
Phương pháp này cho kết quả số khấu hao trong những năm đầu sử dụng sẽ cao hơn so với những năm sử dụng sau (khấu hao nhanh).
Theo phương pháp này, kế toán xác định khấu hao 1 năm nào đó bằng cách lấy GTCL của TSCĐ vào năm đó nhân với tỷ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này gấp 2 lần tỷ lệ khấu hao của phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, giá trị TSCĐ mang ra tính khấu hao không loại trừ giá trị thu hồi như các phương pháp khác.
GTCL của TSCĐ khi khấu hao theo phương pháp này không bao giờ bằng không. Do đó, khi TSCĐ được bán, trao đổi thì GTCL đó được sử dụng để xác định lãi hoặc lỗ của việc chuyển nhượng.
d. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method)
Theo phương pháp này (cũng là phương pháp khấu hao nhanh), các số năm sử dụng dự kiến được cộng lại với nhau. Tổng của các năm sử dụng được dùng làm mẫu số của dãy các tỷ số. Tử số của dãy tỷ số này là số thứ tự năm sử dụng theo thứ tự ngược lại.
Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của các năm sử dụng theo công thức: n((n+1)/2) trong đó n là số năm sử dụng.
Ví dụ: Một thiết bị có số năm sử dụng dự kiến là 5 năm, đưa vào sử dụng từ ngày 1/3/N với Nguyên giá 30.000, giá trị thu hồi dự kiến 2.000 thì tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp này được xác định như sau:
Năm Tỷ lệ khấu hao áp dụng
1
5/15
2
4/15
3
3/15
4
2/15
5
1/15
Cộng 15
15/15
Năm N, tính khấu hao cho 10 tháng sử dụng.
Mkh = 28.000*5/15*10/12
Năm N+1, 10 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 4/15, 2 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 5/15
Mkh = (28.000*5/15*2/12) + (28.000*4/15*10/12) = 7.778
e. Hạch toán khấu hao TSCĐ
Hàng năm sau khi xác định được số khấu hao phải trích kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
a. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
- Khái niệm: Sửa chữa thường xuyên là công việc nhằm duy trì trạng thái bình thường cho TSCĐ. Ví dụ như sơn quét và sửa chữa mái nhà; lau chùi, bơm dầu, điều chỉnh và thay thế bộ phận bị hư hỏng của máy móc, thiết bị.
- Kế toán: Chi phí sửa chữa thường xuyên được ghi nhận trên Báo cáo thu nhập kỳ hiện hành.
b. Sửa chữa lớn TSCĐ
- Khái niệm: Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc nhằm kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ hơn thời gian ước tính ban đầu.
- Kế toán: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được ghi giảm giá trị hao mòn của TSCĐ như sau:
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
Có TK Tiền mặt, Phải trả người bán
Chú ý: Giá trị hao mòn của TSCĐ sau sửa chữa lớn được tính trên cơ sở GTCL của TSCĐ trước khi sửa chữa, tổng chi phí sửa chữa thực tế và thời gian sử dụng sau sửa chữa của TSCĐ.
Theo tapchiketoan.info
- Khái niệm: TSCĐ bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác được sử dụng trên 1 năm để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp.
- Đặc điểm TSCĐ:
- Phân biệt TSCĐ với hàng hoá và đầu tư dài hạn: Đất đai mà trên đó xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp được gọi là TSCĐ nhưng đất đai được duy trì để mở rộng hoạt động sản xuất trong tương lai lại được xếp vào đầu tư dài hạn.
2. Phân loại TSCĐ
- TSCĐHH (Tangible fixed assets) bao gồm: Nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đất đai và nguồn lực tự nhiên (mỏ than, mỏ khí đốt).
- TSCĐVH (Intangible fixed assets) bao gồm: Bằng phát minh, sáng chế (Patents); Bản quyền (Copyright); Nhãn hiệu (Trademarks); Chi phí thành lập (Organization costs); Đặc quyền (Franchises) và Sự tín nhiệm của khách hàng (Goodwill). Tuy nhiên, sự tín nhiệm chỉ được ghi nhận khi toàn bộ doanh nghiệp được mua lại.
3. Xác định nguyên giá TSCĐ (Historical Costs - Original Costs)
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các phí tổn bình thường và hợp lý để hình thành TSCĐ và đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng, bao gồm giá mua trừ đi chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán sớm cộng các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...
- Đất đai: Nguyên giá của đất đai mua bao gồm giá mua, hoa hồng môi giới, phí trước bạ, các chi phí thu dọn, cải tạo... Do đất đai được sử dụng vô hạn nên nó không được tính khấu hao.
- Nhà cửa, thiết bị tự xây dựng: Nguyên giá là giá trị công trình được xây dựng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình xây dựng.
4. Hạch toán biến động TSCĐ
a. Hạch toán tăng TSCĐ
- Khi mua TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK Đất đai, Nhà xưởng, Máy móc thiết bị
Có TK Tiền mặt, Phải trả người bán
Chú ý: Trong trường hợp mua nhà cửa trên đất đai thì phải xác định riêng biệt giá trị nhà cửa với giá trị đất để ghi nhận vào các tài khoản riêng biệt.
- TSCĐ được biếu tặng, giá trị TSCĐ được biếu tặng được ghi tăng doanh thu:
Nợ TK Nhà xưởng, Máy móc thiết bị
Có TK Doanh thu do được biếu tặng
- TSCĐ tăng do tự xây dựng:
+ Kế toán ghi nhận các chi phí xây dựng phát sinh:
Nợ TK Xây dựng cơ bản
Có TK Tiền mặt, Nguyên vật liệu, Lương phải trả
+ Khi công trình hoàn thành, kế toán xác định giá trị công trình và ghi:
Nợ TK Nhà cửa, Thiết bị
Có TK Xây dựng cơ bản
b. Hạch toán giảm TSCĐ
- TSCĐ giảm do nhượng bán:
+ Kế toán xác định số khấu hao phải trích bổ sung tính đến thời điểm nhượng bán, ghi:
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
+ Phản ánh kết quả bán TSCĐ:
Nợ TK Tiền mặt: Giá bán
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM tính đến thời điểm bán
Nợ TK Lỗ về bán TSCĐ: Lỗ
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
Có TK Lãi về bán TSCĐ: Lãi
Chú ý: Khoản lãi hoặc lỗ do bán TSCĐ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí hoạt động khác trên Báo cáo thu nhập.
- TSCĐ giảm do các nguyên nhân hoả hoạn, lũ lụt hay mất mát
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM
Nợ TK Lỗ về thải hồi TSCĐ: GTCL
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
- TSCĐ giảm do biếu, tặng hoặc cho cá nhân, đơn vị khác
Nợ TK Chi phí quyên góp, biếu tặng (Contribution expense): Giá thị trường
Nợ TK Hao mòn luỹ lế TSCĐ
Nợ TK Lỗ về chuyển nhượng tài sản (Loss on disposal of assets): Giá thị trường < GTCL
Có TK TSCĐ: Nguyên giá
Có TK Lãi về chuyển nhượng tài sản (Gain on disposal of assets): GTCL < Giá thị trường
- Trao đổi TSCĐ cùng loại:
+ Nếu lỗ do trao đổi:
Nợ TK TSCĐ: Giá trị thoả thuận của TSCĐ nhận về
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM
Nợ TK Lỗ do trao đổi tài sản: Giá trị trao đổi của TSCĐ mang đi < GTCL
Có TK TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ mang đi
Có TK Tiền mặt: Thanh toán phần chênh lệch bằng Giá của TSCĐ nhận về > Giá trao đổi của TSCĐ mang đi.
+ Nếu lãi do trao đổi: Số lãi không được ghi nhận mà sẽ được ghi giảm giá trị của TSCĐ nhận về.
Nợ TK TSCĐ: Giá trị thoả thuận - Số lãi do trao đổi
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: GTHM
Có TK TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ mang đi
Có TK Tiền mặt: Số tiền thanh toán
Ví dụ: Doanh nghiệp mang 1 thiết bị cũ (Nguyên giá $18.000, đã hao mòn $15.000) đi trao đổi lấy 1 thiết bị khác. Giá trị thoả thuận của TSCĐ mang đi là $5.000. Giá trị thoả thuận của TSCĐ nhận về $22.000. Số chênh lệch đã được thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK Máy moc thiết bị: 20.000 (22.000 - 2.000)
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ: 15.000
Có TK TSCĐ: 18.000
Có TK Tiền mạt 17.000 (22.000 - 5.000)
- Trao đổi lấy TSCĐ khác loại: Trong trường hợp này, kế toán ghi nhận lãi hoặc lỗ do việc trao đổi mang lại như bình thường.
. Tính khấu hao và hạch toán khấu hao TSCĐ
Lý do của việc phải tính khấu hao TSCĐ là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ có hạn (vì lý do này nên không tính khấu hao đối với đất đai).
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng ( Straight - Line Depreciation Method)
Phương pháp này thực hiện tính khấu hao trên cơ sở giả định rằng TSCĐ giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần đếu vào chi phí của từng kỳ. Công thức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ như sau:
Trong công thức trên, giá trị thu hồi ước tính được xác định bằng Thu thanh lý ước tính - Chi thanh lý ước tính khi hết thời gian sử dụng hữu ích.
Chú ý: Nếu TSCĐ hình thành hoặc giảm vào thời điểm từ ngày 15 tháng n trở lại đầu tháng thì coi là trọn tháng n, còn từ ngày 16/n đến cuối tháng thì bắt đầu tính từ tháng (n+1).
b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Depreciation based on volume)
Phương pháp này cung cấp một cách tính phù hợp hơn so với phương pháp đường thẳng, chi phí khấu hao sẽ sát hợp hơn với mức độ sử dụng TSCĐ.
Mức khấu hao trong kỳ = Sản lượng đạt được trong kỳ x Số khấu hao tính cho 1 đơn vị sản phẩm
c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Declining-Balance Method)
Phương pháp này cho kết quả số khấu hao trong những năm đầu sử dụng sẽ cao hơn so với những năm sử dụng sau (khấu hao nhanh).
Theo phương pháp này, kế toán xác định khấu hao 1 năm nào đó bằng cách lấy GTCL của TSCĐ vào năm đó nhân với tỷ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này gấp 2 lần tỷ lệ khấu hao của phương pháp đường thẳng. Tuy nhiên, giá trị TSCĐ mang ra tính khấu hao không loại trừ giá trị thu hồi như các phương pháp khác.
GTCL của TSCĐ khi khấu hao theo phương pháp này không bao giờ bằng không. Do đó, khi TSCĐ được bán, trao đổi thì GTCL đó được sử dụng để xác định lãi hoặc lỗ của việc chuyển nhượng.
d. Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng (Sum-of-the years'-digits Method)
Theo phương pháp này (cũng là phương pháp khấu hao nhanh), các số năm sử dụng dự kiến được cộng lại với nhau. Tổng của các năm sử dụng được dùng làm mẫu số của dãy các tỷ số. Tử số của dãy tỷ số này là số thứ tự năm sử dụng theo thứ tự ngược lại.
Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của các năm sử dụng theo công thức: n((n+1)/2) trong đó n là số năm sử dụng.
Ví dụ: Một thiết bị có số năm sử dụng dự kiến là 5 năm, đưa vào sử dụng từ ngày 1/3/N với Nguyên giá 30.000, giá trị thu hồi dự kiến 2.000 thì tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp này được xác định như sau:
Năm Tỷ lệ khấu hao áp dụng
1
5/15
2
4/15
3
3/15
4
2/15
5
1/15
Cộng 15
15/15
Năm N, tính khấu hao cho 10 tháng sử dụng.
Mkh = 28.000*5/15*10/12
Năm N+1, 10 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 4/15, 2 tháng sẽ được tính theo tỷ lệ 5/15
Mkh = (28.000*5/15*2/12) + (28.000*4/15*10/12) = 7.778
e. Hạch toán khấu hao TSCĐ
Hàng năm sau khi xác định được số khấu hao phải trích kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
a. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
- Khái niệm: Sửa chữa thường xuyên là công việc nhằm duy trì trạng thái bình thường cho TSCĐ. Ví dụ như sơn quét và sửa chữa mái nhà; lau chùi, bơm dầu, điều chỉnh và thay thế bộ phận bị hư hỏng của máy móc, thiết bị.
- Kế toán: Chi phí sửa chữa thường xuyên được ghi nhận trên Báo cáo thu nhập kỳ hiện hành.
b. Sửa chữa lớn TSCĐ
- Khái niệm: Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc nhằm kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ hơn thời gian ước tính ban đầu.
- Kế toán: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được ghi giảm giá trị hao mòn của TSCĐ như sau:
Nợ TK Hao mòn luỹ kế TSCĐ
Có TK Tiền mặt, Phải trả người bán
Chú ý: Giá trị hao mòn của TSCĐ sau sửa chữa lớn được tính trên cơ sở GTCL của TSCĐ trước khi sửa chữa, tổng chi phí sửa chữa thực tế và thời gian sử dụng sau sửa chữa của TSCĐ.
Theo tapchiketoan.info
Sửa lần cuối: