Ðề: Kế toán chiết khấu, giảm giá
Mình cảm ơn bạn vì đã hiểu rất đúng câu hỏi của mình đấy, chiết khấu trên doanh số mua hàng chứ ko phải hoa hồng đâu. Nhưng làm như bạn hơi phức tạp vì nó có nhiều mức, VD đạt được doanh số 300TR hưởng 2%, 500TR được 3,5%. Mà mỗi khi mình nhập hàng đã biết được cả tháng mình sẽ đạt bao nhiêu đâu. Như thế cuối tháng hoặc đầu tháng sau mình mới biết khoản CK được hưởng thì phải sửa lại toàn bộ HĐ đầu vào à
Nếu là chiết khấu trên doanh số mua thì ở trường hợp công ty của huemagic1810, công ty được hưởng chiết khấu thương mại sau một số lần mua trong một khoảng thời gian nhất định đạt đến số lượng được hưởng chiết khấu thương mại. Trong các lần mua trước công ty vẫn phải thanh toán theo giá chưa được giảm trừ (ghi nhận doanh thu cũng theo giá chưa được giảm trừ). ở lần mua cuối cùng, bên công ty nội thất cho đại lý được hưởng chiết khấu thương mại cho cả khối lượng được hưởng chiết khấu (hồi khấu). Vì vậy ở lần cuối cùng này mới ghi nhận khoản chiết khấu được hưởng.
Mặc dù đã biết được hưởng chiết khấu là bao nhiêu phần trăm, nhưng cuối tháng mới biết khối lượng nhập thực tế có đạt đến mức chiết khấu không mà. Nếu không đạt phải điều chỉnh hóa đơn cho các lần nhập trong tháng?
Mình không hiểu vì sao lại hạch toán vào TK 1562, bạn giải thích giúp mình nhé!
Thanks!
Về lý thuyết, ý nghĩa của CK thương mại là giảm giá và người mua được biết trước số tiền sẽ được giảm. Kể cả trường hợp người mua đã mua 1 số hàng nhưng chưa đủ số lượng để được xuất hóa đơn hưởng CK trong lần mua cuối; và rồi người mua đột ngột quyết định không mua tiếp nữa thì người mua cũng vẫn được trả bằng tiền theo tỷ lệ số hàng đã mua. Đó là thông lệ trong kinh doanh.
Đó là lý do tại sao ta lại ghi Nợ 1561 98% mội cách chắc chắn.
Phần 2% ta ghi Nợ 1562 mà không ghi Nợ 331 hay Nợ 138 vì thực ra vẫn còn 1 xác suất không được hưởng CK: người bán phá sản.
Lời hứa cho người mua hưởng CK dù sao cũng chỉ là lời hứa, ta không vội ghi như là 1 khoản nợ phải thu. Và ngoài ra, theo hóa đơn các lần mua trước thì vẫn thể hiện tiền nợ người bán là số tiền chưa trừ CK. Ta ghi riêng vào 1562 mà không cấn trừ ngay vào 331 là để thấy rõ mức độ được hưởng CK trên sổ và báo cáo kế toán.
TK1562 dùng để tập hợp chi phí mua hàng và sau đó sẽ phân bổ vào giá vốn. Nếu cty có bộ phận thu mua riêng thì các chi phí sẽ được tập hợp vào đây.
Trường hợp cty có bộ phận thu mua nông sản phải bám trụ lâu ngày ở vùng sâu miền Tây Nam bộ là ví dụ cho sử dụng TK1562.
Ở đây ta cũng sử dụng TK1562 để phân bổ vào cuối tháng khi được trừ CK:
- Phần được người bán cho hưởng CK: ghi Có 1562 / Nợ 331
- Phần không được hưởng: ghi Có 1562 / Nợ 632 (Có thể phân bổ dần trong nhiều tháng)
Như vậy tình huống mà huemagic nêu ra ta có thể ghi: 96,5% vào TK1561 + 3,5% vào TK1562.
Cuối tháng, nếu chỉ được hưởng CK 2% thì ghi:
- Nợ 331: 2%
- Nợ 632: 1,5% (hoặc phân bổ vài tháng theo số hàng tồn kho)
- Có 1562: 3,5% (hoặc ít hơn, theo số phân bổ 632)
Nếu như thường xuyên cty chỉ đạt mức CK 2% thì hàng ngày mua hàng ta nên dự trù CK được hưởng là 2% thôi. Và nếu bất ngờ tháng đó bán đắt hàng nên đã đạt mức 3,5% thì nên tính 1,5% dôi thêm đó như là thu nhập khác, dạng quà khuyến mại để việc ghi sổ thuận tiện hơn (nếu không vi phạm trọng yếu).