Ðề: Kế toán chăn nuôi - Bò sữa
Tôi không phải là dân kế toán, nhưng đã làm cho một doanh nghiệp có trang trại chăn nuôi bò sữa, khi vào chủ để này tôi cũng xin góp một vài ý kiến và nêu một số câu hỏi cho các bạn để cùng đóng góp thêm cho việc hạch toán kế toán trong một trang trại chăn nuôi bò sữa:
Theo quan điểm của tôi:
Bò sữa chỉ có thể trở thành tài sản cố định khi và chỉ khi bò có chửa, đẻ và cho sữa.
Bê non, bê tơ và bê trưởng thành là sản phẩm dở dang
Vậy thì nói một chút về bò sữa trong trang trại, tôi có thấy một vài bạn nói đúng là phải dựa vào báo cáo chu chuyển đàn, để hiểu được báo cáo chu chuyển đàn thì ta phải hiểu được bò sữa được phân chia thành các nhóm tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng khác nhau:
Giai đoạn 1: bê non từ sinh ra đến 3 tháng tuối
Giai đoạn 2: bê tơ từ 4 đến 11 tháng tuổi
Giai đoạn 3: bê trưởng thành từ 11 tháng tuối đến trước khi đẻ
Giai đoạn 4: bê trưởng thành (hoặc bò) có chửa mang thai
Giai đoạn 5: Bò cho sữa
Giai đoạn 6: Bò cạn sữa
Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày như ở người
Thời gian cai sữa cho bò: trước khi sinh 2 tháng tùy thuộc vào điểm thể trạng (muốn hiểu điểm thể trạng, tôi sẽ đề cập sau)
Chu kỳ vắt sữa tối ưu là 305 ngày, tuy nhiên để đạt được 305 ngày thì rất khó vì tùy thuộc vào tỷ lệ thụ thai. nếu bò không chửa thì thời gian vắt sữa sẽ dài ra 1,2,3,4, thậm chí 5,6 chu kỳ (đôi khi đến 8) mỗi chu kỳ có thể để bò động dục trở lại là 21 ngày vậy thời gian vắt sữa có thể là 305+21 hoặc 305+21+21. ..vv....vv
Vậy tính khấu hao như thế nào.
Như đã nói ở trên, bò sữa chỉ được coi là tài sản cố định khi có chửa, đẻ và cho sữa.
Vậy nếu bò sữa chửa, chưa chắc đã đẻ được vì sẩy thai
Bò sữa khi đẻ có con và bắt đầu khai thác sữa, bò mẹ lúc đó sẽ được coi là tài sản cố định, nếu không có sữa (đôi khi có con bị bệnh, viêm vú, không chữa được) thì phải bán loại thải thành bò thịt và phải ghi giảm tài sản sau khi có biên bản hội chẩn của thú y và được giám đốc phê duyệt cho loại thải.
Khi tính khấu hao: phải xác định giá trị tài sản
Giá trị bò sữa tại thời điểm định giá thành tài sản cố định = Giá vốn bê con + toàn bộ chi phí cộng dồn để cấu thành lên giá vốn của bò cho sữa
Toàn bộ chi phí????
- chi phí thức ăn cho từng giai đoạn (từng giai đoạn khác nhau, khẩu phần khác nhau, chi phí khác nhau)
- Chi phí máy móc phục vụ chăn nuôi (máy băm cỏ, máy trộn TMR, hệ thống làm mát,.....)
- Chi phí nhân công chăm sóc bò
- Chi phí phối giống (tinh bò và nitơ)
- Chi phí điện nước, dầu chạy máy phát điện phân bổ
- Chi phí thú y, thuốc men, vắc xin....
- Chi phí quản lý, hành chính phân bổ
- các chi phí khác....
Nếu chúng ta để ý thấy rằng, các con bò sữa khác nhau sẽ có giá vốn khác nhau vì có thể chi phí thú y và chi phí phối giống khác nhau, nếu ai không muốn chi tiết quá thì cứ tính bình quân và tất nhiên là các con bò đẻ cùng thời gian sẽ có giá vốn giống nhau
Vậy tính khấu hao theo quy định là 8 năm, ta tính khấu hao tuyến tính: chia đều cho 8
Vậy giá vốn bê con ở đâu ra???
Giá vốn bê con không phải như bạn nào nói là tính bằng thịt đâu, tính thế thì lỗ chết
Nói về bê non, chúng ta đều hiểu rằng khi bò mẹ sinh bê con thì có bê đực và bê cái, đôi khi sinh đôi, nếu sinh đôi, 1 bê đực và 1 bê cái là không nuôi vì hệ thống sinh dục phát triển chưa hết, con bê cái sau này nuôi lớn lên sẽ không hoặc khó sinh sản chính vì vậy mặc dù tiếc cũng phải bán đi làm bê thui thôi. Nếu 2 bê cái thì phải ăn mừng vì quá lời
Vậy bê đực tất nhiên phải bán rồi, tuy nhiên, bán bê đực nếu bán ngay sau khi sinh khoảng 3 ngày thì giá rất thấp, khoảng 26,000 đồng/kg hơi và lúc đó bê chỉ nặng khoảng 25 đến 42 kg. Nếu bán thịt sau khi nuôi vỗ béo có thể được 35,000 đồng/kg hơi và lúc đó trọng lượng tại thời điểm 4 tháng sau khi nuôi vỗ béo được 150 kg thịt và giá trị bê tại thời điểm 4 tháng được khoảng 5 triệu đồng
Nhưng bê cái mà tính giá vốn theo kg thì không được nên cần phải nghiên cứu để tính, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu để tính đây? có 2 cách
- Theo giá thị trường, thực ra cách này đúng nhưng lại không có cơ sở pháp lý để áp dụng trừ trường hợp ta mua bê non từ thị trường, có hợp đồng, có các hồ sơ cần thiết. Giá ước tính khoảng từ 9-11 triệu đồng, nói thực với bạn là có chỗ quát đến 14 triệu mà không thèm bán vì thực chất họ nuôi thêm có vài tháng là có thể bán với giá 29 đến 32 triệu con tùy thuộc vào lúc bán là bê trưởng thành hoặc bê trưởng thành có chửa, chẳng ai lại dại bán bê non cái cả
- Giá ước tính như vậy, nên nếu làm công tác hạch toán kế toán cho trang trại bò cần có kinh nghiệm để biết cách phân bổ chi phí
Phân bổ từ đâu: tất nhiên là bê non do bò mẹ đẻ ra rồi vậy phải lấy trích chi phí từ nuôi bò mẹ để tạo ra giá vốn bê non, như các bạn biết chi phí thức ăn cho bò sữa mang thai chiếm khoảng 60% tổng chi phí của trang trại, nên ta nên phân bổ chi phí thức ăn thành 3 phần:
phần 1: một phần thức ăn để duy trì sản lượng sữa, đó là chi phí để tính giá thành 1 lít sữa tươi
Phần 2: một phần thức ăn để cộng dồn và tăng giá trị tài sản cố định của bò mẹ
phần 3: để cộng dồn tạo giá vốn cho bê non. cái này thì cứ tính same same như giá thị trường là ổn
Còn nhiều vấn đề khác liên quan đến hạch toán kế toán cho Bò sữa, tôi sẽ đề cập tiếp tại diễn đàn này, hoặc sẽ đề cập ở trang web dairyvietnam.com hoặc dairyvietnam.com.vn sẽ sắp triển khai và dự kiến khai trương vào tháng 5 năm 2011 sắp tới, hoặc chúng tôi sẽ đưa lên trang web của 1 Công ty là đối tác chiến lược của Công ty chúng tôi, có tên là Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp T&H với địa chỉ website là
T&H AGRICULTURE JOINT STOCK COMPANY,thermo, Thermo Fisher, Canola Meal ,Soya bean meal ,Palm Kernel meal ,DDGS ,DCP, kh cai ng?t, kh d?u c?, kh ??u t??ng, Coal,Cement,CB Omni CrossBelt Online Elemental Analyzer ,CQM Coal Quality Manager ,Thermo Sc hoặc
T&H AGRICULTURE JOINT STOCK COMPANY,thermo, Thermo Fisher, Canola Meal ,Soya bean meal ,Palm Kernel meal ,DDGS ,DCP, kh cai ng?t, kh d?u c?, kh ??u t??ng, Coal,Cement,CB Omni CrossBelt Online Elemental Analyzer ,CQM Coal Quality Manager ,Thermo Sc.
Rất mong các bạn đón đọc
Trân trọng
Dairyvietnam
---------- Post added at 01:28 AM ---------- Previous post was at 12:47 AM ----------
Tôi xin trả lời bạn như sau:
Doanh thu của một trang trại chăn nuôi bò sữa bao gồm 4 nguồn:
1, Sữa tươi nguyên liệu
2, Phân bò (sau khi ủ vi sinh)
3, Bán bò loại thải (bò không có khả năng sinh sản, cho sữa, hoặc bò cho sữa nhưng có sản lượng thấp so với tiêu chí của từng trại)
4, Bán bê đực sau khi đã vỗ béo, tôi đã đề cập ở bài viết về cách tính khấu hao
Khi bán phân bò, bê đực thì được ghi vào doanh thu khác
Khi bán bò loại thải được coi là doanh thu bất thường. Ở các nước tiến tiến như israel, tỷ lệ bò loại thải tương đối cao (khoảng 25 đến 30 %) nếu trang trại nào làm theo mô hình này thì có thể được coi là doanh thu thường xuyên.
Nhân tiện, cũng nói chuyện vui với bạn là một số trang trại rất sợ đề cập đến bò loại thải, thậm chí còn giữ bò cần phải loại thải nuôi tại trại để tránh điều tiếng cho rằng không biết nuôi, hoặc công ty đó bán bò loại thải nhiều lắm, sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp đó. Theo tôi điều đó là không cần thiết vì đứng trên giác độ hoạt động của một trang trại bình thường và có hiệu quả kinh tế, thì việc bò loại thải là tất nhiên, là dễ hiểu và là cách làm đúng. Giống như đồng hóa và dị hóa vậy. Nên khi hạch toán kế toán hoặc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư trang trại mới, người ta phải hạch toán hoặc dự kiến việc loại thải bò và xác định doanh số từ nguồn này
Bạn nói TSCĐ không phải là từng con bò mà là 1 đàn bò, theo tôi là sai, ngược lại mới đúng. Từng con bò được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa (tất nhiên là bò đó phải chửa, đẻ và sinh con, cho khai thác sữa như tôi đã đề cập ở mục cách tính khấu hao), tuy nhiên để dễ tính toán, quản lý và phân bổ chi phí thì chúng ta có thể phân các cá thể bò đó theo từng nhóm có tiêu chí giống nhau như, nếu chúng ta có các phần mềm quản lý đàn tiên tiến cho ta biết được từng cá thể tại các thời điểm khác nhau trong năm thì chúng ta có thể tính chính xác được giá trị TSCĐ cho từng con, nếu không chúng ta có thể cơ cấu đàn bò tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau (nếu chúng ta tính bình quân theo nhóm) sau đó chia đều cho tổng số con để xác định được giá trị tài sản cố định bình quân cho từng con trong từng nhóm khác nhau
Nếu chúng ta mua bò trưởng thành có chửa thì giá trị tài sản cố định tính cho từng cá thể sẽ bằng nguyên giá + tổng các chi phí phân bổ cho từng con cộng dồn từ khi mua về đến khi chúng đẻ.
Nếu chúng ta theo dõi cho từng cá thể thì giá trị tài sản cố định cho từng cá thể bò là khác nhau vì thời gian bò chửa khi chúng ta mua về là khác nhau, thời gian nuôi từ khi nhập bò về trại, nuôi tân đáo và nuôi đến khi chúng đẻ cũng khác nhau nên chi phí khác nhau, nhất là chi phí thức ăn mặc dù bạn cho chúng ăn với khẩu phần giống nhau.
Rất mong ý kiến của bạn
Trân trọng
DairyVetnam