Kê khai thuế GTGT đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở khác tỉnhv

chudinhxinh

Member
Hội viên mới
Kê khai thuế GTGT đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở khác tỉnh

Doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì phải lập Mẫu số 01-6/GTGT : Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán
Vậy doanh nghiệp phải kê khai như thế nào?

*** Căn cứ

Điểm d, khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về Khai thuế giá trị gia tăng

***Theo đó:

– Trường hợp công ty có thành lập các chi nhánh trực thuộc tại các địa phương khác. Chi nhánh trực thuộc chỉ hoạt động sản xuất, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, không thực hiện hạch toán kế toán thì công ty thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.

Số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc:

+ 2% – đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 10%

+ 1% – đối với hàng hóa chịu thuế suất GTGT 5%

Tỷ lệ này được tính trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.

Việc xác định doanh thu này được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất

– Trường hợp tổng số thuế GTGT phải nộp tại các địa phương xác định theo nguyên tắc trên lớn hơn số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì Công ty tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc theo công thức sau:

Số thuế phải nộp tại các địa phương = Số thuế phải nộp tại trụ sở chính x Tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm do cơ sở sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp phải lập Bảng phân bổ Thuế GTGT – (Mẫu số 01-6/GTGT theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC), Nộp kèm thêm là hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính, đồng thời gửi 1 bản Bảng phân bổ thuế GTGT mẫu số 01-6/GTGT cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc cho các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán

+Nếu Công ty không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất

+Doanh nghiệp lập chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.

*** Ví dụ 13: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ khai thuế tháng 8/2014:

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 500 triệu;

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu.

+ Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính của công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 25 triệu đồng.

1.Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng là:500 triệu x 2% = 10 triệu đồng.

2.Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên là:600 triệu x 2% = 12 triệu đồng.

3.Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội là:25 triệu - 10 triệu - 12 triệu = 3 triệu đồng.

*** Ví dụ 14:Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 3 nhà máy sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ khai thuế tháng 9/2014:

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 500 triệu;

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu;

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hà Nội là 200 triệu.

+ Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của Công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 20 triệu đồng.

= > Theo nguyên tắc tạm nộp tại các địa phương theo tỷ lệ 2% doanh thu đối với hàng hóa chịu thuế 10%, Công ty A xác định số thuế GTGT phải nộp cho:

++ Hải Phòng và Hưng Yên là: 500 triệu x 2% + 600 triệu x 2% = 22 triệu.

= > Như vậy:khi xác định theo nguyên tắc này thì số thuế phải nộp cho các địa phương sẽ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp của Công ty A tại trụ sở chính. Vì vậy, Công ty A tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:

Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng là:

20 triệu x 500 triệu / (500 triệu + 600 triệu +200 triệu) = 7.69 triệu đồng.

Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên là:

20 triệu x 600 triệu / (500 triệu + 600 triệu + 200 triệu) = 9.23 triệu đồng.

Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội là:

20 triệu - 7.69 triệu - 9.23 triệu = 3.08 triệu đồng.

***Ví dụ 15:Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ khai thuế tháng 10/2014:

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 400 triệu;

+ Doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 500 triệu.

Tháng 10/2014, Công ty A không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính. Công ty A cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Hải Phòng và Hưng Yên.

***Chi tiết tại:Công văn 1421/TCT-KK ngày 06/04/2016 kê khai nộp thuế giá trị gia tăng tại chi nhánh phụ thuộc 2016.
 
Anh @chudinhxinh cho e hỏi với ạ:

Vậy đối với trường hợp bên em có chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, không phát sinh doanh thu trực tiếp (Không sản xuất, chỉ nhận hàng của công ty mẹ rồi bán. Công ty mẹ sẽ xuất hóa đơn bán hàng trực tiếp cho khách), không có bộ phận kế toán, không lập sổ kế toán thì em hiểu như sau đúng không ạ:

1. Thuế môn bài : Kê khai và nộp thuế riêng
2. Thuế GTGT:

- Chi nhánh phải lập bảng kê bán hàng và gửi về cho Công ty để Công ty xuất hóa đơn. => Trường hợp này có nhất thiết Chi nhánh phải xuất hóa đơn không ạ?

- Công ty căn cứ vào hóa đơn (mang tên chi nhánh) để hạch toán vào sổ sách của mình. Và khi tính và khai thuế GTGT (theo tỷ lệ phân bổ) tại trụ sở chính theo mẫu Mẫu số 01-6/GTGT, và nộp cho các địa phương theo tỷ lệ đó. => Nếu như vậy có sử dụng tài khoản 136 không anh?

3. Thuế TNCN:

- Hiện tại toàn bộ chi phí lương của chi nhánh vẫn do Công ty tính và chi trả => Kê khai thuế TNCN của những người này tại Công ty luôn.

4. Thuế TNDN: kê khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính.

5. Báo cáo TC:
Chi nhánh không lập BTCT cuối năm mà chỉ lập báo cáo kết quả HĐKD gửi về trụ sở chính của công ty để lập BCTC

Còn chỗ nào em thiếu xót mong được anh chỉ giáo ạ. Em cám ơn anh nhiều!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top