Hợp đồng tương lai, hợp đồng tùy chọn.

mumly

Member
Hội viên mới
Anh chị có ai hiểu về 2 loại hợp đồng này không chỉ cho em với? Khi nào thì mình cần dùng đến 2 hợp đồng này ạ?
 
Ðề: Hợp đồng tương lai, hợp đồng tùy chọn.

Hợp đồng quyền chọn mới chính xác chứ, fai hok ta? :thumbdown:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hợp đồng quyền chọn và phương pháp hạch toán


Để hạn chế rủi ro liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, nhất là các hợp đồng dài hạn thì việc sử dụng các công cụ tài chính là hết sức quan trọng. Với việc sử dụng các công cụ tài chính sẽ mang lại cho người bán, người mua những sự lựa chọn tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các công cụ tài chính ở các doanh nghiệp còn chưa phổ biến và cũng chưa có chuẩn mực hướng dẫn cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hạch toán liên quan đến việc thực hiện hợp đồng quyền chọn trong việc mua, bán các tài sản phi tài chính.

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn có hai loại:

- Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là thỏa thuận cho phép người người mua có quyền mua tài sản từ người bán với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.

- Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là thỏa thuận cho phép người bán bán tài sản cho người mua với giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn có đặc điểm:

- Không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm.

- Chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt thuộc thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực hiện quyền. Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng gọi là giá thực hiện và ngày định trong hợp đồng là ngày đáo hạn. Tương tự như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán.

- Tùy theo từng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hoặc đến ngày đáo hạn.

Từ những đặc điểm trên của hợp đồng quyền chọn, trong phạm vi bài viết này chúng tôi đi vào thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến việc mua hoặc bán các tài sản phi tài chính theo hợp đồng quyền chọn.

1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

1.1. Xác định giá trị thực tế tài sản theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu doanh nghiệp mua tài sản theo hợp đồng quyền chọn, giá trị thực tế của tài sản bao gồm:

+ Cộng các yếu tố:

- Phí quyền chọn.

- Giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

- Các loại thuế không được hoàn lại (nếu có).

- Các chi phí đàm phán hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ,…

+ Loại trừ các yếu tố:

- Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có).

Bên cạnh đó, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện thì phần chênh lệch (lãi) sẽ được ghi giảm giá vốn (đối với hàng tồn kho) hoặc phản ánh vào thu nhập khác (đối với TSCĐ, bất động sản đầu tư) và ngược lại, doanh nghiệp không nên thực hiện hợp đồng.

1.2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến việc mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:


a./ Phản ánh quyền phí:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Có TK111,112

b./ Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện: Trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị mất quyền phí và quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

+ Nếu doanh nghiệp bán hợp đồng quyền chọn: Trường hợp này khoản thu từ bán hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào thu nhập khác và phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí khác. Kế toán thực hiện các bút toán sau:

• Phản ánh khoản thu từ bán quyền chọn:

Nợ TK111,112… Tiền thu từ bán quyền chọn
Có TK711 – Thu nhập khác

• Kết chuyển phí quyền chọn:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

2. Hạch toán ngiệp vụ bán hàng theo hợp đồng quyền chọn bán

2.1. Đặc điểm liên quan đến hạch toán

- Doanh thu được ghi nhận theo giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn.

- Phần chênh lệch giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện được phản ánh vào thu nhập khác.

- Phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí bán hàng (nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quyền chọn bán) hoặc phản ánh vào chi phí khác (nếu doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng quyền chọn bán)

2.2. Phương pháp hạch toán

a. Phản ánh chi phí mua quyền chọn bán:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (phí quyền chọn)
Có TK111,112

b. Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện:

+ Phản ánh giá vốn:
Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán
Có TK155, 156 – Giá trị thực tế xuất kho

+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK111,112,131,… – Giá thực hiện
Có TK511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá thị trường)
Có TK711 – Phần chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thị trường

+ Kết chuyển quyền phí:
Nợ TK641 – Chi phí bán hàng (quyền phí)
Có TK142

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện: doanh nghiệp lựa chọn quyền không thực hiện hợp đồng. Trường hợp này chi phí quyền chọn không được tính vào chi phí bán hàng vào được ghi nhận vào chi phí khác. Kế toán ghi:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142

:sweatdrop: dài lòng thòng nhưng chưa hết đâu, còn nhiều ý kiến bổ sung về HĐ này, thôi em chỉ nói thế, anh chị nào biết thì bổ sung thêm nha :thumbup:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hợp đồng tương lai, hợp đồng tùy chọn.

Chào bạn! Cám ơn bạn đã giúp mình hiểu hợp đồng quyền chọn. Nhưng mình có thắc mắc là lãi mà do việc mua hợp đồng quyền chọn đem lại cho vào 515 hay 711. Có ý kiến cho rằng lại cho vào 515?
Phí mua hợp đồng quyền chọn có nên cho vào giá trị hàng mua hay không? Vì đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tránh được những rủi ro khi có sự biến động của thị trường sao lại cho vào giá trị hàng mua. Theo mình cho vào giá trị hàng mua là không hợp lý lắm.
Sự khác nhau giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn là gì vậy?
Thanks!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top