Hỏi về thuế TNDN tạm tính

ngocdung89

New Member
Hội viên mới
Mọi người ơi cho mình hỏi quý I năm 2012 công ty mình lời, phải đóng thuế TNDN mấy trăm triệu. Khi mình làm tờ khai thuế TNDN tạm tính đưa sếp kí thì sếp bắt mình phải làm sao cho lỗ để khỏi đóng tiền thuế quý I này.Mình k biết làm như vậy có được k? Chị kế toán trước kia toàn khai thuế TNDN tạm tính âm để khỏi bị đóng thuế, cuối năm quyết toán thuế đóng 1 lần luôn.Mình đang lo quá.Mọi ngừoi giúp mình với:tuivotoi::tuivotoi::tuivotoi::tuivotoi:
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

KO cần đâu bạn, bạn cứ kê khai là Doanh thu = Chi phí, thì không phải đóng thuế.. các quý tiếp theo cũng vậy, đến cuối năm thì hạch toán cụ thể sau.. chứ đừng để lãi làm gì.. GĐ mắng đấy. hi
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

cám ơn bạn nhé.Mới làm lần đầu đã bị la làm mình mất hồn rồi.hic
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

mình đã cho dt = cp nhưng là lần đâù tiên mình làm kế toán nên không hiêủ phải ghi vào tờ khai tạm tính TTNDN như thế nào
VD công ty minh dt là 17000000 = cp nhưng viết tạm tinh thuế TNDN bằng 0 sao khi in lại thấy trắng nhỉ ? vậy dt thì mình ghi 17000000 hay 0 ai biết thì chỉ bảo giúp mình với nhé mình đang cần gấp xin gửi trả lời qua email lenhung292@yahoo.com thank nhiều
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

KO cần đâu bạn, bạn cứ kê khai là Doanh thu = Chi phí, thì không phải đóng thuế.. các quý tiếp theo cũng vậy, đến cuối năm thì hạch toán cụ thể sau.. chứ đừng để lãi làm gì.. GĐ mắng đấy. hi
NHư vậy nếu sau này khi quyết toán mà doanh thu > chi phí, có phát sinh thuế tạm tính thì có bị phạt ko
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Uhm, thì viết DT = CP ở dòng 1 và 2 là 17.000.000đ thì thuế TNDN tạm tính bằng 0 là đúng rồi à, hoặc cho CP hơn DT 1 chút cũng đc.
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

mình toàn cho doanh thu< chi phí. lợi nhuận âm cho khỏi phải đóng. đằng nào thì sau này cũng phải quyết toán lại. tạm tính thôi mà. chẳng có quy định nào về việc xử phạt nếu sau này quyết toán lại có lãi hết. cứ yên tâm đi bạn. hi
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

vậy bạn cho mình hỏi minh dùng 3.1.2 thì sẽ dùng bản biểu nào đói với dn sx thông thường không có cơ sở phụ thuộc
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Nếu TH DT-CP thì phải xem lại nha, trong thực tế hiếm khi TH nàu xảy ra, 1 là lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Trường hợp bạn làm TNDN thì cứ cho khoảng 0.25%/ DT là OK, hoặc muốn lỗ thì cho chi phí cao hơn DT.
Nói chung là phải biết cân đối tí xíu, sau này quyết toán cuối năm sẽ dễ hơn cho bạn
DT quá nhiều mà k đóng thuế thì bạn phải xem lại đó, k thuế xuống kiểm tra thì khó giải trình
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

NHư vậy nếu sau này khi quyết toán mà doanh thu > chi phí, có phát sinh thuế tạm tính thì có bị phạt ko
Sao lại phạt hả b, đó chỉ là m tạm tính thui mà, tới cuối năm mình quyết toán đúng là đc mà.
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Thì mình đâu có nói phạt đâu, cuối năm quyết toán thấy bất hợp lý thuế kiểm tra thì khó giải trình. Bạn k hiểu ý mình
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Uhm, thì viết DT = CP ở dòng 1 và 2 là 17.000.000đ thì thuế TNDN tạm tính bằng 0 là đúng rồi à, hoặc cho CP hơn DT 1 chút cũng đc.
Trường hợp doanh thu bằng chi phí là trường hợp dễ bị thuế soi nhất đó, chủ yếu là lãi hoặc lỗ chứ bằng 0 thì trùng hợp 1 cách ngẫu nhiên ha, cân đối kiểu gì thì cân ko để bằng 0 rồi các bác thuế gọi lên chấp vấn lại khổ, đưa vào diện nghi vấn mệt lắm đó. Laị lạy ông tôi ở bụi này.
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Trường hợp doanh thu bằng chi phí là trường hợp dễ bị thuế soi nhất đó, chủ yếu là lãi hoặc lỗ chứ bằng 0 thì trùng hợp 1 cách ngẫu nhiên ha, cân đối kiểu gì thì cân ko để bằng 0 rồi các bác thuế gọi lên chấp vấn lại khổ, đưa vào diện nghi vấn mệt lắm đó. Laị lạy ông tôi ở bụi này.
Uhm. m thường làm cho DT < CP 1 ít, nhưng m thấy mấy c bạn m đều cho DT = CP đó.
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Mọi người ơi cho mình hỏi quý I năm 2012 công ty mình lời, phải đóng thuế TNDN mấy trăm triệu. Khi mình làm tờ khai thuế TNDN tạm tính đưa sếp kí thì sếp bắt mình phải làm sao cho lỗ để khỏi đóng tiền thuế quý I này.Mình k biết làm như vậy có được k? Chị kế toán trước kia toàn khai thuế TNDN tạm tính âm để khỏi bị đóng thuế, cuối năm quyết toán thuế đóng 1 lần luôn.Mình đang lo quá.Mọi ngừoi giúp mình với:tuivotoi::tuivotoi::tuivotoi::tuivotoi:
Nếu số thực tế thuế TNDN phải nộp lớn hơn trong tờ tạm tính thì khi quyết toán sẽ phải nộp phạt nộp chậm thuế.
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Nếu số thực tế thuế TNDN phải nộp lớn hơn trong tờ tạm tính thì khi quyết toán sẽ phải nộp phạt nộp chậm thuế.
Mình cũng nghĩ vậy chứ nếu ko DN nào cũng tạm tính như vậy thì nhà nước lấy đâu ra tiền mà thu, cần gì phải tạm thu cứ để cuối năm thu 1 thể hì
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Nếu mình làm doanh thu < chi phí, nhưng trong khi đó doanh thu thực tế > chi phí. Vậy lúc này mình bỏ bớt hóa dơn bán ra hả bạn??? Hay phải làm sao???
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Nếu mình làm doanh thu < chi phí, nhưng trong khi đó doanh thu thực tế > chi phí. Vậy lúc này mình bỏ bớt hóa dơn bán ra hả bạn??? Hay phải làm sao???
Bỏ làm sao đc bạn, hóa đơn có ngày tháng và mình đã kê khai thuế rùi cơ mà, chỉ trừ một vài trường hợp bỏ sót thì kê bổ sung thui
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

nếu vậy làm sao để chỉnh cho doanh thu < chi phí hả bạn? Hay mình tăng chi phí lên? nhưng tăng chi phí phải có hóa đơn hợp lý mà?
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

nếu vậy làm sao để chỉnh cho doanh thu < chi phí hả bạn? Hay mình tăng chi phí lên? nhưng tăng chi phí phải có hóa đơn hợp lý mà?
Các lão làng của diễn đàn đâu chỉ giáo giùm đi chứ, mình cũng chưa làm BCTC bao giờ nên ko bít được nữa
 
Ðề: Hỏi về thuế TNDN tạm tính

Mình cũng nghĩ vậy chứ nếu ko DN nào cũng tạm tính như vậy thì nhà nước lấy đâu ra tiền mà thu, cần gì phải tạm thu cứ để cuối năm thu 1 thể hì
Không phải là nghĩ mà là thực tế đó bạn. Mình trích điều 6 NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 98/2007/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 06 NĂM 2007
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ để các bạn tham khảo;
Hình thức phạt tiền được quy định cụ thể đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế như sau:
- Phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100 triệu đồng. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;
- Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt;
- Phạt 10% số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;
- Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 114 của Luật Quản lý thuế;
- Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc nếu có hai tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn một tình tiết tăng nặng và một tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thái độ khắc phục hậu quả của đối tượng vi phạm, người có thẩm quyền xử lý xem xét áp dụng mức phạt tiền đối với trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc trường hợp không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Điều này, người nộp thuế vi phạm các quy định tại Mục 2 Chương này thì còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước nếu đã quá thời hiệu quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Buộc tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu giữ làm chứng cứ xử lý vụ việc vi phạm.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top