Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

du du dangye

Member
Hội viên mới
Thưa các anh chị, công ty bên em là công ty nhỏ chỉ có 5 thành viên kể cả giám đốc và kế toán, vì thế bên em không đủ khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, em mới lên chi cục thuế để đăng ký: "Bảng kê hồ sơ đăng ký thuế' cho 5 người trong công ty để được tính chi phí thuế TNDN hàng quý cho hợp lý đúng không ạ, vậy bây giờ em muốn hỏi là em sẽ làm bản ký kết hợp đồng lao động cho 5 người trên sẽ là hợp đồng không có thời hạn hay là hợp đồng có thời hạn, nếu có thời hạn thì là thời hạn bao nhiêu để cho lúc em tính lương của họ trong thuế TNDN là chi phí hợp lý ạ?
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Thưa các anh chị, công ty bên em là công ty nhỏ chỉ có 5 thành viên kể cả giám đốc và kế toán, vì thế bên em không đủ khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, em mới lên chi cục thuế để đăng ký: "Bảng kê hồ sơ đăng ký thuế' cho 5 người trong công ty để được tính chi phí thuế TNDN hàng quý cho hợp lý đúng không ạ, vậy bây giờ em muốn hỏi là em sẽ làm bản ký kết hợp đồng lao động cho 5 người trên sẽ là hợp đồng không có thời hạn hay là hợp đồng có thời hạn, nếu có thời hạn thì là thời hạn bao nhiêu để cho lúc em tính lương của họ trong thuế TNDN là chi phí hợp lý ạ?
Quy định nào mà cty bạn không đủ khả năng đóng bảo hiểm XH ?????
Trả lời: Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Như vậy, việc công ty bạn tham gia bảo hiểm xã hội là hoàn toàn phù hợp. Cho dù công ty bạn chỉ có 5 lao động thì công ty vẫn phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo luật định.
Không đóng BHXH thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Không phải công ty em không đủ điều kiện đóng BHXH mà là giám đốc bên em ko muốn đóng BH và tham gia BH cho mọi người trong công ty và bảo em là phải làm thế nào cho chi phí tiền lương đó là hợp lý bằng cách soạn hợp đồng ngắn hạn nhưng em ko biết soạn ngắn hạn là bao nhiêu cho hợp lý và phải làm thế nào mong anh chị giúp em với chỉ cho em với ạ!
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Không phải công ty em không đủ điều kiện đóng BHXH mà là giám đốc bên em ko muốn đóng BH và tham gia BH cho mọi người trong công ty và bảo em là phải làm thế nào cho chi phí tiền lương đó là hợp lý bằng cách soạn hợp đồng ngắn hạn nhưng em ko biết soạn ngắn hạn là bao nhiêu cho hợp lý và phải làm thế nào mong anh chị giúp em với chỉ cho em với ạ!

ngắn hạn là thời vụ dưới 3 tháng nhưng không ký quá 2 lần/ 1 năm và lương <2tr/ tháng/người, nếu >2tr tháng thì làm thêm mẫu 23/BCK-TNCN, nếu không làm mẫu thì khấu trừ thuế TNCN 10%
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

ngắn hạn là thời vụ dưới 3 tháng nhưng không ký quá 2 lần/ 1 năm và lương <2tr/ tháng/người, nếu >2tr tháng thì làm thêm mẫu 23/BCK-TNCN, nếu không làm mẫu thì khấu trừ thuế TNCN 10%
Mẫu 23/BCK-TNCN ko có ạ chỉ có mẫu 23/CK- TNCN thôi ạ và mẫu này là người lao động họ khai thu nhập của họ hay là giám đốc phải khai ạ , và ko làm mẫu thì khấu trừ thuế TNCN 10% nghĩa là sao ạ em chưa hiểu, và giờ em phải làm sao đây vì họ đều làm việc hơm 1 năm, vậy em cứ soạn hợp đồng 3 tháng và mẫu 23/ck ạ, hay có cách nào tháo gỡ anh Khiemnb mách em với ạ vụ này em ko giải quyết được là là chết em mất,
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Mẫu 23/BCK-TNCN là lấy ở đâu ạ trong HTKK ko có ạ chỉ có mẫu 23/CK- TNCN thôi ạ, và ko làm mẫu thì khấu trừ thuế TNCN 10% nghĩa là sao ạ em chưa hiểu, vả giờ em phải làm sao đây cứ soạn hợp đồng 3 tháng ạ, hay có cách nào tháo gỡ anh Khiemnb mách em với ạ

em làm lương cho năm 2014 hay như thế nào ? nếu có thể gởi mail nó rõ cho anh biết khiemnb@gmail.com
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Không phải là làm lương cho 2014 riêng đâu anh ạ, và của cả 2 , 3 năm trước nữa cơ bây giờ chị kế toán cũ cứ hàng quý kê khai lương của công nhân vào thuế TNDN nhưng giờ chị ý nghỉ rồi em vào làm và xếp em bảo từ trước đến giờ đã kê vào rồi thì em phải làm cho hợp thức cái mục đã kê vào đi kẻo thanh tra kiểm tra sau này sẽ loại hết tiền lương thì chết
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Không phải là làm lương cho 2014 riêng đâu anh ạ, và của cả 2 , 3 năm trước nữa cơ bây giờ chị kế toán cũ cứ hàng quý kê khai lương của công nhân vào thuế TNDN nhưng giờ chị ý nghỉ rồi em vào làm và xếp em bảo từ trước đến giờ đã kê vào rồi thì em phải làm cho hợp thức cái mục đã kê vào đi kẻo thanh tra kiểm tra sau này sẽ loại hết tiền lương thì chết

những năm cũ làm lương có khấu trừ thuế TNCN chưa ??? ko đóng BXH ko kê khai đăng trình tình hình sử dụng.... kiểu này phải truy thu cái chắc rồi đúng là điếc ko sợ súng.
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Anh chị nào biết cách đăng bài lên trang để hỏi vấn đề thắc mắc không chỉ giúp em với. Em cảm ơn.
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Luật nào quy định không đóng BHXH thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
- Chi phí lương chi trả người lao động có đầy đủ hợp đồng, mức lương, khấu trừ nộp thuế TNCN
- Chi phí lương có đầy đủ chứng từ bảng chấm công, bảng lương, chứng từ chi trả cho người lao động
Theo thông tư 130 kế tiếp là Thông tư 123 và mới đây là thông tư 78, cụ thể theo Điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư 78 (TT123 trước đây cũng quy định như vậy)
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ - 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
=> Như vậy tiền lương đáp ứng điều kiện trên thì tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN vì phù hợp Thông tư quy định về thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng BHXH thì bị xử phạt thì quy định của pháp luật về BHXH không liên quan tới việc loại trừ chi phí thuế
Tuy nhiên, Khi cơ quan thuế kiểm tra công ty bạn không đóng BHXH họ đặt nghi ngờ công ty đang cố tình khai khống tiền lương nên họ kiểm tra chứng từ tiền lương, bảng lương, hợp đồng lao động, việc kê khai thuế TNCN, chứng từ chi lương xem có thực hay không. Nếu công ty bạn có đủ những cái này thì họ không phạt bạn được. Tuy nhiên bạn chấp nhận nộp phạt BHXH là điều dĩ nhiên
Em cam on anh The Vinh Nhieu lam!
 
Ðề: Hỏi về chi phí hợp lý trong thuế TNDN?

Luật nào quy định không đóng BHXH thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
- Chi phí lương chi trả người lao động có đầy đủ hợp đồng, mức lương, khấu trừ nộp thuế TNCN
- Chi phí lương có đầy đủ chứng từ bảng chấm công, bảng lương, chứng từ chi trả cho người lao động
Theo thông tư 130 kế tiếp là Thông tư 123 và mới đây là thông tư 78, cụ thể theo Điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư 78 (TT123 trước đây cũng quy định như vậy)
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ - 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
=> Như vậy tiền lương đáp ứng điều kiện trên thì tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN vì phù hợp Thông tư quy định về thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng BHXH thì bị xử phạt thì quy định của pháp luật về BHXH không liên quan tới việc loại trừ chi phí thuế
Tuy nhiên, Khi cơ quan thuế kiểm tra công ty bạn không đóng BHXH họ đặt nghi ngờ công ty đang cố tình khai khống tiền lương nên họ kiểm tra chứng từ tiền lương, bảng lương, hợp đồng lao động, việc kê khai thuế TNCN, chứng từ chi lương xem có thực hay không. Nếu công ty bạn có đủ những cái này thì họ không phạt bạn được. Tuy nhiên bạn chấp nhận nộp phạt BHXH là điều dĩ nhiên

anh ơi! tức là nếu có bảng chấm công, bảng lương thì chi phí lương sẽ ko bị loại ra khi tính thuế TNDN hả a? bên cty e cũng chưa đóng BH a ak!
 
+Với bảo hiểm thì phải đảm bảo các yếu tố:

- Đăng ký sử dụng lao động

- Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng

- Thang bảng lương

- Kiểm tra việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm ý tế cho người lao động

- Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể

- Hồ sơ xử lý kỷ luật, chấm dứt HDLĐ với công nhân;

- Hồ sơ đăng ký thang bảng lương, sổ lương; hồ sơ thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc...;

- Hồ sơ bảo hiểm;

- Hồ sơ khám sức khỏe công nhân, hồ sơ huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động;

- Báo cáo tăng, báo cáo giảm lao động

- ....

Với cơ quan thuế:

Lương, thưởng:

Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:

+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

+ Một là mỗi lần chi trả trong tháng <=2.000.000 đồng

+ Hai là phân chia tỉ lệ số người tách làm 2: tốp 01 làm quý 01 và quý 03, tốp 02 làm quý 02 và quý 04 như vậy đảm bảo yếu tố dưới 03 tháng không phạm luật bảo hiểm, không vi phạm luật thuế nếu đủ điềm kiện: có MST, cá nhân chỉ làm một nơi duy nhất


Phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2014

Theo:

THÔNG TƯ : Số: 12/2011/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011


Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Điều 5. Điều khoản thi hành

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này không được vượt quá 620.000 đồng/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Theo:

THÔNG TƯSố: 10/2012/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

Điều 4. Hiệu lực thi hành

2. Mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và các chế độ trợ cấp của các đối tượng quy định tại Thông tư này, từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng.

3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước, từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Áp dụng khi tính thuế TNCN:

Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất

Tổng TN Lương tính thuế TNCN = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)

Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)


Chú ý: chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN

Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top