Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO”

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
hoa-don-dien-tu-vnpt-cover-1.jpg

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Hội thảo: “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO”

Ngày 29 tháng 07 năm 2017 tại Hà Nội, Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (thành viên của VNPT) và Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO phối hợp tổ chức Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO”.

Kể từ khi được Bộ Tài chính thức triển khai năm 2011, đến nay hóa đơn điện tử thay thế hoá đơn giấy, trở thành sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp. Tính đến tháng 11/2016, cả nước có hơn 800 doanh nghiệp thực hiện hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Việc sử dụng hóa đơn điện tử trong doanh nghiệp giúp các nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn quá trình phát hành, lưu trữ và sử dụng hóa đơn mà còn tránh được nhiều sai sót, làm giả hóa đơn mà những hình thức khác có thể. Hóa đơn điện tử còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và in ấn, phát hành.

Trên thực tế, sử dụng hóa đơn điện tử doanh nghiệp sẽ giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hoá đơn; tiết kiệm nhiều thời gian để vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn; tiết kiệm lên tới 80% chi phí cho mỗi hóa đơn.

Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO” gửi đến quý khách hàng những thông tin bổ ích về dịch vụ Hóa đơn điện tử như: Tính pháp lý và lợi ích của Hóa đơn điện tửso với các hình thức phát hành, sử dụng và lưu trữ hóa đơn truyền thống; Giải pháp tích hợp Hóa đơn điện tử VNPT trên phầm mềm BRAVO; Chính sách kinh doanh của BRAVO và quy trình triển khai hóa đơn diện tử.

Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông là đại diện cho Tập đoàn VNPT cung cấp toàn bộ các dịch vụ VT-CNTT tại Việt Nam; có hệ thống hạ tầng hiện đại, mạng lưới tại 63 Tỉnh/Thành phố kết nối tới hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiên phong cung cấp các dịch vụ đến hệ thống tài chính, ngân hàng như: Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Thuế. Trong đó, Dịch vụ Hóa đơn điện tử VNPT Invoice của VNPT đã nhận được nhiều giải thưởng lớn như Giải 3 sản phẩm triển vọng cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2013; Giải Sao khuê năm 2014, Giấy khen Tổng cục thuế trao tặng vì đã có thành tích phối hợp triển khai giải pháp Hoá đơn điện tử của ngành thuế năm 2014.

Công ty Cổ Phần Phần mềm BRAVO là đơn bị chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh – xã hội. Giải pháp Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO 7 ERP-VN đã 2 năm liền vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê (2017 và 2016) đồng thời vào Top 10 sản phẩm – dịch vụ xuất sắc nhất Sao Khuê. Tính năng “In hóa đơn tài chính trực tiếp” từ phần mềm BRAVO (Hình thức hóa đơn tự in) đã được triển khai cho nhiều khách hàng BRAVO trong thời gian qua và đạt được những hiệu quả đáng kể.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

  • Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông
  • Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO
 
Những điều cần biết về Hóa đơn điện tử


(Theo dõi những thông tin mới nhất về sự kiện Hội thảo HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP TRÊN PHẦN MỀM BRAVO, tại đây: http://bit.ly/2tZYXq3)

1. Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử là một trong những tính năng mới nhất trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và Tổng cục Thuế thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Hóa đơn điện tử xác thực (hay hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế – Hóa đơn xác thực) là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực qua hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.

  • Mã xác thực: là chuỗi ký tự được mã hóa và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
  • Số hóa đơn xác thực: là dãy số có cấu trúc theo quy định của Tổng cục Thuế và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
Ngoài mã xác thực và số xác thực, trên hoá đơn xác thực còn có Mã QR (mã vạch hai chiều) được hiển thị ở góc trên bên phải của hoá đơn xác thực. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị điện tử cài phần mềm đọc mã QR như điện thoại, máy tính bảng để đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hoá đơn.

hoa-don-dien-tu.jpg

Sử dụng hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu

2. Phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, qui định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.​

Trong hoạt động mua bán nói chung, việc sử dụng hóa đơn giấy đặt in đã hình thành từ rất lâu. Đây là một dạng hóa đơn có kích thước nhỏ gọn hơn so với các mẫu hóa đơn thông thường, được thiết kế phù hợp với đặc thù hàng hóa.

Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hóa đơn điện tử đang trở thành giải pháp tối ưu thay thế hình thức hóa đơn giấy truyền thống. Từ ngày 01-5-2011, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Lợi ích và xu hướng về việc sử dụng hóa đơn điện tử trong tương lai
Việc áp dụng hóa đơn điện tử xác thực mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Giảm chi phí in ấn hóa đơn, lưu trữ hóa đơn, vận chuyển hóa đơn; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tránh rủi ro về tình trạng cháy, hỏng, mất hóa đơn.
  • Hóa đơn điện tử có quy trình xác thực hóa đơn khép kín với nhiều bước bảo mật, độ chính xác, an toàn cao, giảm nguy cơ tối đa việc làm giả hóa đơn.
  • Giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp do có thể tạo mẫu hóa đơn, phát hành hóa đơn ngay tại doanh nghiệp và được cơ quan Thuế chấp nhận ngay trong ngày.
  • Giảm khâu lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp, vì tất cả thông tin hóa đơn đã được gửi lên và lưu trữ trên Tổng cục Thuế khi xác thực.
  • Sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể tạo lập và gửi hóa đơn cho khách hàng ngay sau khi nhận được kết quả xác thực thông qua nhiều hình thức như: Gửi hóa đơn cho khách hàng qua hệ thống email tích hợp trên phần mềm, gửi hóa đơn qua hình thức tin nhắn SMS hoặc xuất ra file nén để gửi cho khách hàng qua hình thức gửi email thông thường, copy vào USB.
  • Nhận được hỗ trợ, phối hợp xử lý lỗi trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử xác thực từ cơ quan Thuế.
Để tham gia vào hệ thống hóa đơn điện tử/ hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đã được cấp Mã số thuế và đang hoạt động.
  • Có chứng thư số (Chữ ký số hay USB Token) theo quy định của pháp luật. Chứng thư số phải có thông tin mã số thuế của doanh nghiệp và đang còn hiệu lực.
  • Hoạt động ở địa bàn có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet
Ngày nay, xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy đang dần trở nên phổ biến trên thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, Tổng cục Thuế cũng đã có lộ trình triển khai hóa đơn điện tử trong công tác hiện đại hóa quản lý thuế, chuyển dần từ giai đoạn khuyến khích sử dụng sang giai đoạn bắt buộc sử dụng để thay thế hóa đơn truyền thống trong tương lai gần.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử hỗ trợ hiện đại hóa công tác hạch toán kế toán, quản trị doanh nghiệp, phù hợp với xu thế kinh doanh ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế, các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như: Mobile banking, Internet banking, SMS banking... Qua đây, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng khả năng hội nhập toàn cầu.

Xem thêm bài viết liên quan:

>> THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO”.
 
Từ năm 2018, HĐĐT là bắt buộc sử dụng tại nhiều doanh nghiệp


hoa-don-dien-tu(1).jpg

Bước sang năm 2020, ngành Thuế đặt mục tiêu có khoảng 90% số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử hoặc 90% hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng hóa đơn điện tử. Vì thế, ngay từ đầu năm 2018, ngành đã đề xuất nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc sử dụng như:

  • Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 15 tỉ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử kể từ khi có mã số thuế và định kỳ thực hiện kết chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
  • Các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Với trường hợp các doanh nghiệp mới thành lập; tổ chức đang mua hóa đơn của cơ quan thuế như đơn vị vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; có rủi ro về thuế thì phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
1/1/2019, sẽ áp dụng đối với 30% các tổ chức, doanh nghiệp còn lại. Từ ngày 1/1/2020, sẽ áp dụng đối với 80% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế. Đồng thời, bắt đầu triển khai Hóa đơn điện tử cho các hộ kinh doanh có doanh thu/năm từ 3 tỷ đồng trở lên.

Để triển khai theo lộ trình, từ 1/1/2019, 30% các tổ chức, DN còn lại sẽ áp dụng Hóa đơn tiện tử; đến 1/1/2020, sẽ áp dụng đối với 80% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng Hóa đơn điện tử, Hóa đơn điện tử có mã xác nhận của cơ quan thuế. Đồng thời, bắt đầu triển khai Hóa đơn điện tử cho các hộ kinh doanh có doanh thu/năm từ 3 tỉ đồng trở lên.

Lộ trình trên được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đề xuất trong đề nghị xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đang được đăng tải trên website của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính cũng đưa ra những con số tích cực về số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đã tăng khá trong những năm vừa qua (30 doanh nghiệp năm 2011, tăng lên 331 năm 2015 và năm 2016 là 656 đơn vị). Số lượng hóa đơn điện tử được sử dụng cũng tăng mạnh qua các năm (từ 9.014 năm 2011 lên hơn 277 triệu vào năm 2016).

Rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng hóa đơn điện tử đem lại cho doanh nghiệp như: kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh.

(Xem thêm lợi ích khác từ việc sử dụng Hóa đơn điện tử tại đây.)

Bộ Tài chính nhận định, ở thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (sử dụng mạng Internet) đã đủ năng lực đáp ứng việc sử dụng hóa đơn điện tử: đến tháng 1-2017 cả nước có hơn 43,9 triệu thuê bao 3G (thuê bao Internet băng rộng di động – Data Card 3G) và tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định là hơn 9,3 triệu. Sóng 3G đã phủ khắp 63 tỉnh, thành phố và dịch vụ 4G cũng đang được các nhà mạng mở rộng. (Số liệu của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông)

Bản thân ngành thuế cũng đã chuẩn bị về cơ sở hạ tầng với việc đảm bảo kết nối từ tổng cục (cấp trung ương) tới 63 cục thuế. Dịch vụ kê khai, nộp thuế điện tử cũng đã được triển khai với 576.056 doanh nghiệp (chiếm 99% doanh nghiệp đang hoạt động)…

Với hàng chục tỷ đồng tiết kiệm được chỉ trong một năm cho thấy, hóa đơn điện tử đang tạo ra cú hích lớn trong cải cách hành chính thuế, cải thiện môi trường kinh doanh và lành mạnh hóa nền tài chính nước nhà.

Xem thêm bài viết liên quan:

>> THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO”.

Theo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn Online
 
Tính năng Hóa đơn điện tử được tích hợp trên Phần mềm BRAVO

Vừa qua, Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO” đã được tổ chức thành công tại Hà Nội. Sự kiện do Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO và Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (thành viên của VNPT) phối hợp thực hiện; nhằm thông tin tới các Quý khách hàng của 02 bên doanh nghiệp về tính pháp lý của hóa đơn điện tử và việc tích hợp tính năng Hóa đơn điện tử (HĐĐT) VNPT trên phần mềm BRAVO cùng nhiều thông tin hữu ích khác.

hoa-don-dien-tu-anh-1.JPG

Hội thảo “Hóa đơn điện tử VNPT và Giải pháp tích hợp trên phần mềm BRAVO”, sáng 29/07

Việc hợp tác giữa BRAVO và VNPT trong vấn đề tích hợp tính năng Hóa đơn điện tử VNPT trên phần mềm BRAVO sẽ đem đến nhiều lợi ích cho người dùng.

Phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) sở hữu nhiều tính năng ưu việt
Giải pháp phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) là một giải pháp quản trị tổng thế, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tất cả nguồn lực trong doanh nghiệp, các bộ phận khác trong thao tác nghiệp vụ, chia sẻ thông tin hiệu quả.

Phần mềm ERP BRAVO sở hữu những điểm sáng về tính năng công nghệ; giao diện được thiết kế tùy biến theo “layout” và có thể thay đổi tương ứng với cá nhân hoặc phòng ban, phông chữ Unicode đã ngôn ngữ Việt, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…; quản lý danh mục từ điển: xây dựng danh mục theo sơ đồ cây, phân nhóm để phục vụ phân tích số liệu, tính năng kéo thả dễ dàng chuyển nhóm…; bảo mật hệ thống: kiểm soát quyền truy cập từ xa thông qua địa chỉ MAC…

>> Xem chi tiết tính năng nổi bật của Phần mềm BRAVO, tại đây.

Sở hữu nhiều tính năng ưu việt, phần mềm BRAVO có khả năng thực hiện hầu hết các công việc của một doanh nghiệp như: Kinh doanh, mua hàng, bán hàng, quản lý kho, sản xuất, nhân sự - tiền lương, tài chính - kế toán… đồng thời kết nối dữ liệu của các phần việc đó thành một thể thống nhất.

Ngoài ra, phần mềm BRAVO còn hỗ trợ công tác quản trị như lập và theo dõi kế hoạch, phân tích chi phí, quản lý đơn hàng, quản lý hợp đồng… để đáp ứng nhu cầu quản lý của nhiều đối tượng, phòng ban với các mục đích khác nhau trong một doanh nghiệp.

Giới thiệu về tính năng Hóa đơn điện tử trên phần mềm BRAVO
Phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) là phiên bản phần mềm mới nhất cho Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO nghiên cứu và phát triển. Tính năng Hóa đơn điện tử VNPT tích hợp trên phần mềm BRAVO hiện tại cũng được áp dụng từ bản 7.0 trở lên.

hoa-don-dien-tu-vnpt-1.jpg

Mô hình nghiệp vụ của Giải pháp tích hợp HĐĐT trên phần mềm BRAVO

Diễn giải sơ đồ quy trình:

(1) Kế toán thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn GTGT trên phần mềm BRAVO;

(2) Hệ thống kế toán BRAVO gửi dữ liệu sang hệ thống phát hành hóa đơn của VNPT;

(3) Hệ thống hóa đơn điện tử VNPT phát hành hóa đơn;

(1’) Hệ thống HĐĐT của VNPT gửi trả lại các kết quả/dữ liệu cho phần mềm BRAVO [Trạng thái phát hành hóa đơn, số hóa đơn, Gạch nợ hóa đơn, Thay thế hóa đơn, …. ];

(4) Lưu hóa đơn trên hệ thống hóa đơn điện tử của VNPT;

(5) Hệ thống hóa đơn điện tử VNPT gửi báo tiền dịch vụ lên portal của VNPT;

(6) Khách hàng vào portal của VNPT có thể xem được số tiền thanh toán;

(7) Nhân viên thu tiền của khách hàng;

(8)(8’) Hệ thống hóa đơn điện tử của VNPT gửi hóa đơn cho khách hàng đồng thời gửi mail cho khách hàng thông tin về hóa đơn;

(9) Khách hàng download hóa đơn.

Lợi ích từ việc sử dụng phần mềm BRAVO có tích hợp tính năng HĐĐT của VNPT
Thời điểm hiện tại, trên phạm vi cả nước đã có 656 doanh nghiệp thực hiện HĐĐT với số lượng HĐĐT đã sử dụng khoảng 277,98 triệu hóa đơn. Những khách hàng sử dụng giải pháp Hóa đơn điện tử VNPT tích hợp trên phần mềm BRAVO bên cạnh những lợi ích chung nhận được, thì còn được hưởng lợi từ những giá trị như:

- Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn;

- Tiết kiệm lên đến hơn 80% chi phí cho mỗi hóa đơn, tránh nhiều sai sót trong việc làm giả hóa đơn và các hình thức khác;

- Khi nhập dữ liệu vào trong phần mềm BRAVO (Hóa đơn), thì dữ liệu sẽ được tự động đẩy lên hệ thống của VNPT, lưu trữ lại cho ra được các Báo cáo quản trị cho doanh nghiệp là một hệ thống tổng thể mà không cần phải lưu trữ ở nhiều nơi;

- Giảm được rất nhiều chi phí như: chi phí về mặt lưu trữ, in ấn (giấy in; vận chuyển hóa đơn… Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh;

- .....

Một vài hình ảnh về việc tích hợp Hóa đơn điện tử VNPT trên phần mềm BRAVO:

hoa-don-dien-tu-vnpt-2.jpg

Màn hình giao diện hóa đơn GTGT và tính năng thực hiện các nghiệp vụ hóa đơn điện tử trên phần mềm BRAVO

hoa-don-dien-tu-vnpt-3.jpg

Giao diện/tính năng phát hành HĐĐT trên phần mềm BRAVO

hoa-don-dien-tu-vnpt-4.jpg

Giao diện thông báo phát hành/đẩy dữ liệu lên hệ thống phát hành HĐĐT của VNPT thực hiện thành công

Xem thêm bài viết liên quan:

>> Nhiều giá trị kết nối từ Hội thảo "Hóa đơn điện tử VNPT và Phần mềm BRAVO".
 
Để xử lý Hóa đơn điện tử có mã xác thực bị lỗi


hoa-don-dien-tu.jpg

Ngày 24/8/2017, Tổng cục Thuế khi nhận được Công văn số 8178/CT-TH của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có nội dung về việc hóa đơn điện tử có mã xác thực bị lỗi của Công ty Cổ phần Daikin, đã trả lời bằng công văn số 542/TCT-CS như sau.

Khi khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì HĐĐT phải có các nội dung như quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính:

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

- Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán;

- Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt...

Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Có thể bạn quan tâm:

>> Những điều cần biết về Hóa đơn điện tử.

Nguồn Tạp chí Thuế
 
Hướng dẫn chuyển đổi giá trị pháp lý của HĐĐT sang hóa đơn giấy được công nhận


hoa-don-dien-tu.jpg

Người bán hàng hóa được phép chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.

Khi HĐĐT được chuyển đổi sang hóa đơn giấy thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;

- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;

- Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Ngoài ra, HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hay phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán buộc phải đáp ứng các quy định khoản 2, 3, 4 Điều 12, Thông tư số 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Đối tượng là người mua/ người bán được chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

Bàn về giá trị pháp lý của các hóa đơn điện tử chuyển đổi, Tổng cục Thuế cho biết thêm, hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

Kết luận từ Tổng cục Thuế, trường hợp khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy đáp ứng các Điều kiện chuyển đổi theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính thì tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng theo quy định.


>> Hướng dẫn xử lý Hóa đơn điện tử có mã xác thực bị lỗi.

Nguồn Tạp chí tài chính
 
Về vấn đề Hóa đơn điện tử với DN có rủi ro cao về thuế?


Tháng 6/2018, Tổng cục Thuế trả lời Công văn số 4558/CT-QLAC ngày 29/01/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về sử dụng hóa đơn điện tử.

hoa-don-dien-tu.jpg

Vấn đề này được quy định tại khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP về quản lý thuế; Khoản 4 Điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn tạo hóa đơn tự in đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế; Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính bổ sung khoản 4 vào Điều 7 Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về khởi tạo, phát hành hóa đơn điện tử; Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng cuối điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về đăng ký sử dụng hóa đơn tự in; và Quyết định số 1209/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc áp dụng thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế cho một số doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, đối với trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thì doanh nghiệp cần mua hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

>> Những khoản thu nhập được và không được ưu đãi thuế.

Cùng với đó, BTC đang xây dựng dự thảo Nghị định về hóa đơn, chứng từ điện tử thay thế và xây dựng hệ thống hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế dựa vào Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/06/2017 của Chính phủ. Vậy nên, đề nghị Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế mua hóa đơn trong thời gian 12 tháng.

Khi kết thúc thời hạn 12 tháng, căn cứ vào tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong vòng 02 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng (tự tạo hóa đơn theo hình thức tự in, đặt in, hoặc hóa đơn điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính) hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện.

>> Tính năng Hóa đơn điện tử được tích hợp trên Phần mềm BRAVO.

Theo Tạp chí tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top