Ðề: Hỏi : Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng kế toán quản trị
Tui nghĩ chủ đề này (và cả box KTQT) sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu những người tham gia còn chưa thống nhất một điều hết sức cơ bản: KTQT là ai và những chức năng nhiệm vụ chủ yếu của KTQT là gì? Làm rõ "định nghĩa" đi đã, rồi hẵng tranh luận ai đủ tầm và ai chưa
À xíu nữa quên, tui cọp pi bên
wiki vài thứ có liên quan để rộng đường trao đổi.
@invisible: sẵn đây cũng mượn cái bách khoa toàn thư để bạn tham khảo xem KTQT và KT nội bộ giống hay khác nhau thế nào.
@tamnhi_1991: không biết câu hỏi của bạn đến bây giờ đã được trả lời thỏa đáng hay chưa. Nói nhỏ nhé, nếu bạn dự định trả lời bài tập cho thầy rằng "DN VN chưa chú trọng KTQT đơn giản là vì... chưa đủ tầm", thì tui khuyên bạn nên nghe ngóng thêm chút nữa nhé.
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!
ha ha, vì không muốn mọi người lao vào cái chuyện ai đủ tầm, ai chưa (không ai có quyền đánh giá người khác ngoài chính bản thân họ) nên tui đã khẳng định việc chưa đủ ở đây là
tầm hoạt động của KTQT.
Rất đồng ý với bác tuinethayko về việc phải định nghĩa KTQT, xin phép dùng bác Gúc gồ để dịch đoạn trích dẫn của bác cho các bạn khác tham khảo :
Kế toán quản trị có liên quan tới các quy định và việc sử dụng các thông tin kế toán cho các nhà quản lý trong tổ chức, để cung cấp cho họ cơ sở đưa ra quyết định kinh doanh và trang bị cho các nhà quản lý thực hện tốt hơn chức năng kiểm soát và quản trị.
Trái ngược với thông tin trong kế toán tài chính , thông tin trong kế toán quản trị thì :
* được thiết kế và sử dụng bởi các nhà quản lý trong tổ chức, thay vì được sử dụng bởi các cổ đông, chủ nợ, và các cơ quan quản lý;
* thường là bí mật và được sử dụng bởi nhà quản lý, thay vì được công khai báo cáo;
* hướng tới tương lai, thay vì lịch sử;
* được tính toán bằng cách tham chiếu đến các nhu cầu của các nhà quản lý, thường sử dụng hệ thống thông tin quản trị, thay vì theo tham chiếu đến các tiêu chuẩn kế toán tài chính nói chung.
Nhìn thêm khúc định nghĩa phía dưới thì bác
Management accounting - Wikipedia, the free encyclopedia có nói rằng :
Viện kế toán quản trị đã câp nhật định nghĩa mới nhất về kế toán quản trị : là một nghề chuyên nghiệp có liên quan đến việc đóng vai trò hỗ trợ trong việc ra các quyết định quản lý, đặt ra kế hoạch và hệ thống quản lý thành tích, cung cấp ý kiến chuyên môn cho việc kiểm soát và báo cáo tài chính nhằm hỗ trợ ban quản lý trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược của công ty.
KTQT mở rộng ra các lĩnh vực :
# Quản trị chiến lược- Tiến tới việc vai trò của kế toán quản trị như là một thành phần chiến lược trong tổ chức.
# Quản lý thành tích - Phát triển việc ra quyết định và quản lý việc thực hiện của tổ chức.
# Quản lý rủi ro - Đóng góp cho các khuôn khổ và các hoạt động xác định, đo lường, quản lý và báo cáo rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Các hoạt động mà kế toán quản trị cung cấp bao gồm dự báo và lập kế hoạch, thực hiện phân tích số liệu, rà soát và giám sát chi phí trong kinh doanh; họ là những người có trách nhiệm cho cả hai nhóm tài chính và kinh doanh. Ví dụ về các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của KTQT đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp so với các bộ phận tài chính công ty là việc tính toán giá thành của sản phẩm mới đang được phát triển, nghiên cứu hoạt động , cung cấp số liệu về các định hướng kinh doanh, theo dõi thành tích bán hàng, và phân tích khả năng sinh lợi của khách hàng.
Theo đó, tui thấy nếu công ty nào có hệ thống kế toán và nhân viên kế toán thực hiện được các công việc như trên thì cho dù tên là kế toán nội bộ hay kế toán quản trị cũng đã làm đủ chức năng của KTQT rồi. Còn nếu mang danh kế toán quản trị nhưng công việc chỉ là ghi chép lại đầy đủ chi phí để báo cáo được kết quả kinh doanh thực tế (song hành cùng với hệ thống các nhân viên làm công vệc kế toán thuế để ghi chép theo những mục đích mang tính đối phó) thì chưa hẳn gọi là KTQT được. Mà theo nghe ngóng tin tức thì đa phần DN Việt Nam mình đang thực hiện theo hướng thứ hai, như thế nên chăng phải phân biệt rõ để những bài thảo luận được rõ ràng hơn