Ðề: [HỎI] gian lận và sai sót
Làm sao để chỉ định cái nào là gian lận hay sai sót giữa yếu tố khách quan và cố tình làm sai trái ah? quan trọng ý e hỏi là thế ~~
Bạn đang học kế toán kiểm toán đúng không? Nhiêu đây chắc đủ để phân biệt rồi đó bạn.
1.Khái niệm:
-Gian lận là những hành vi có chủ ý lừa dối liên quan đến việc tham ô, hoặc xuyên tạc thông tin che giấu tài sản nhằm mục đích tư lợi.
-Biểu hiện của gian lận:
+ Xử lý chứng từ theo ý chủ quan.
+Che giấu, cố ý bỏ sót các thông tin tài liệu, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm sai lệch BCTC.
+Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán chính sách tài chính.
+ Cố tình tính toán sai về mặt số học để làm sai chênh lệch BCTC đem lại lợi ích cá nhân.
- Sai xót là lỗi không cố ý được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót các nghiệp vụ hoặc do yếu kém vè mặt năng lực gây ra sai phạm.
-Biểu hiện của sai sót:
+ Lỗi về tính toán số học, hoặc ghi chép sai.
+ Áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do năng lực hạn chế
+ Bỏ sót, hiểu sai về các khoản mục, nghiệp vụ.
* Mối quan hệ giữa gian lận và sai xót:
- Giống nhau: đều là các sai phạm, lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế. Các sai phạm đều do người mắc lỗi tạo ra, nhưng trách nhiệm liên đới tới những người quản lý nói chung.
- Khác
+ sai sót là do vô tình, hoặc do năng lực kém, gian lận là sự cố ý.
+ Tính nghiêm trọng của sai sót phụ thuộc vào quy mô và sự lặp lại của sai sót. Mọi hành vi gian lận đều nghiêm trọng.
+Mưc độ tinh vi của gian lận cao, khó phát hiện, còn sai sót dễ phát hiện.
2) Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót
-Gian lận là do:
+Sự xúi giục: được xem như một loại áp dụng từ phía cá nhân thực hiện hành vi gian lận, hoặc cũng có thể từ người khác.
+Cơ hội.
+ Thiếu liêm khiết.
- Sai sót là do:
+ Năng lực kém.
+Có áp lực.
+Tư cách lối sống, lề lối làm việc cẩu thả thiếu thận trọng làm cho khả năng sau sót trong việc bảo quản dữ liệu, chứng từ sổ sách hay trong việc nhập dữ liệu.