Học tiếng Anh: quá dễ?!
Ở mục Kinh nghiệm dân kế toán đã có chủ đề Kinh nghiệm học ngoại ngữ. Tui chỉ biết chút đỉnh về Anh văn (AV) trong bể ngoại ngữ mênh mông, nên mạn phép tạo chủ đề mới để chia sẻ đôi điều...
Ngoài ra, chủ đề này chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm chứ không phải English, Mod vui lòng đừng di dời sang mục EEE mà tội nghiệp!
Điều đầu tiên tui muốn nói với các bác rằng, những kinh nghiệm dưới đây đều là những đúc kết mang tính cá nhân, chúng có thể hữu ý với người này nhưng vô tình với người khác. Sở dĩ tui dám bạo miệng gọi là kinh nghiệm vì tui đã may mắn sở hữu vài chứng chỉ AV nội địa và nhập khẩu, có thể giao tiếp tương đối với dân nói tiếng Anh đến từ Tây Tàu Mỹ Úc, và có thể sử dụng thành thục ngoại ngữ này trong lĩnh vực kế toán. Đừng vội nghĩ rằng tôi khoe khoang (ậc, có khoang đâu mà khoe), các bác có lẽ cũng đồng ý rằng kinh nghiệm chỉ có thể đến từ những người đã từng dám thử, cho dù là thành công hay thất bại.
Thứ hai, không ai tự nhiên sinh ra là biết ngoại ngữ. Trên thế giới từng ghi nhận một vài người sau một đêm ngủ dậy là có thể nói tiếng Ả Rập hay Hàn Quốc. Những trường hợp đó có lẽ dùng để minh họa cho câu nói "không có gì là không thể" thì hợp lý hơn là dùng như một ví dụ cho việc học AV.
Hẳn các bác cũng đồng ý là với tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ kèm đầy đủ các điều kiện tốt nhất để học - nhiều người đến khi trưởng thành, đi làm, sinh con... vẫn học chưa xong: viết sai chính tả, nói năng lọng cọng, văn phong luộm thuộm, câu chữ tối nghĩa... Viện dẫn những điều đó để thấy rằng: để học một ngoại ngữ - ở đây là AV - không hề dễ, và chẳng có gì xấu hổ để cả thế giới biết rằng: tui đang học AV!
A ha, chắc bác đang cười tui lo bò trắng răng. Làm gì có chuyện xấu với hổ khi nói rằng "tui đang học AV"!? Thiếu gì người nói câu đó mỗi ngày để trốn phụ huynh đi chơi, trốn vợ đi nhậu, trốn sếp đi đánh tennis... kèm theo phụ cấp. Vấn đề ở đây là yếu tố tâm lý: ngại khó, ngại đọc, ngại nói, ngại tiếp xúc trao đổi, ngại "khoe dốt" , ngại đám trẻ, ngại mấy ông giáo bà giáo, ngại đường sá xa xôi, ... Cho nên mới nói, muốn giỏi AV (hay ngoại ngữ gì đi nữa) thì nguyên tắc số 1 là: tui muốn học, và đang học AV!
Các bác đã vào đọc chủ đề này có lẽ quan tâm ít nhiều đến AV. Vậy trong vài ngày tới vui lòng dành đôi ba phút "nghiệm" coi mình có thực sự muốn thử món khó nhai này hay không. Nếu không, quên nó đi, vài chục triệu người VN không cần AV vẫn sống (quá) tốt. Nếu có, quay lại chủ đề này với tui và chúng ta cùng bàn tiếp!
Hẹn nguyên tắc số 2!
Ở mục Kinh nghiệm dân kế toán đã có chủ đề Kinh nghiệm học ngoại ngữ. Tui chỉ biết chút đỉnh về Anh văn (AV) trong bể ngoại ngữ mênh mông, nên mạn phép tạo chủ đề mới để chia sẻ đôi điều...
Ngoài ra, chủ đề này chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm chứ không phải English, Mod vui lòng đừng di dời sang mục EEE mà tội nghiệp!
Điều đầu tiên tui muốn nói với các bác rằng, những kinh nghiệm dưới đây đều là những đúc kết mang tính cá nhân, chúng có thể hữu ý với người này nhưng vô tình với người khác. Sở dĩ tui dám bạo miệng gọi là kinh nghiệm vì tui đã may mắn sở hữu vài chứng chỉ AV nội địa và nhập khẩu, có thể giao tiếp tương đối với dân nói tiếng Anh đến từ Tây Tàu Mỹ Úc, và có thể sử dụng thành thục ngoại ngữ này trong lĩnh vực kế toán. Đừng vội nghĩ rằng tôi khoe khoang (ậc, có khoang đâu mà khoe), các bác có lẽ cũng đồng ý rằng kinh nghiệm chỉ có thể đến từ những người đã từng dám thử, cho dù là thành công hay thất bại.
Thứ hai, không ai tự nhiên sinh ra là biết ngoại ngữ. Trên thế giới từng ghi nhận một vài người sau một đêm ngủ dậy là có thể nói tiếng Ả Rập hay Hàn Quốc. Những trường hợp đó có lẽ dùng để minh họa cho câu nói "không có gì là không thể" thì hợp lý hơn là dùng như một ví dụ cho việc học AV.
Hẳn các bác cũng đồng ý là với tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ kèm đầy đủ các điều kiện tốt nhất để học - nhiều người đến khi trưởng thành, đi làm, sinh con... vẫn học chưa xong: viết sai chính tả, nói năng lọng cọng, văn phong luộm thuộm, câu chữ tối nghĩa... Viện dẫn những điều đó để thấy rằng: để học một ngoại ngữ - ở đây là AV - không hề dễ, và chẳng có gì xấu hổ để cả thế giới biết rằng: tui đang học AV!
A ha, chắc bác đang cười tui lo bò trắng răng. Làm gì có chuyện xấu với hổ khi nói rằng "tui đang học AV"!? Thiếu gì người nói câu đó mỗi ngày để trốn phụ huynh đi chơi, trốn vợ đi nhậu, trốn sếp đi đánh tennis... kèm theo phụ cấp. Vấn đề ở đây là yếu tố tâm lý: ngại khó, ngại đọc, ngại nói, ngại tiếp xúc trao đổi, ngại "khoe dốt" , ngại đám trẻ, ngại mấy ông giáo bà giáo, ngại đường sá xa xôi, ... Cho nên mới nói, muốn giỏi AV (hay ngoại ngữ gì đi nữa) thì nguyên tắc số 1 là: tui muốn học, và đang học AV!
Các bác đã vào đọc chủ đề này có lẽ quan tâm ít nhiều đến AV. Vậy trong vài ngày tới vui lòng dành đôi ba phút "nghiệm" coi mình có thực sự muốn thử món khó nhai này hay không. Nếu không, quên nó đi, vài chục triệu người VN không cần AV vẫn sống (quá) tốt. Nếu có, quay lại chủ đề này với tui và chúng ta cùng bàn tiếp!
Hẹn nguyên tắc số 2!
Sửa lần cuối: