không bạn à, hoá đơn có giá trị lớn mới phải làm hợp đồng giữa 2 bên.
Bên mình thường làm HĐ nguyên tắc cho cả năm, khi nào xuất hàng thì có phụ lục kèm theo HĐ.
Bạn nói rõ hơn được không, nếu bên bạn là bên bán hàng dịch vụ thương mại hay khác. Ví dụ như công ty bán máy tính cho cá nhân thì không cần hợp đồng, nếu bán cho công ty mà họ dùng tiền vay là phải có hợp đồng.
Bạn nói rõ hơn được không, nếu bên bạn là bên bán hàng dịch vụ thương mại hay khác. Ví dụ như công ty bán máy tính cho cá nhân thì không cần hợp đồng, nếu bán cho công ty mà họ dùng tiền vay là phải có hợp đồng.
Nếu doanh nghiệp vay ngân hàng, khi giải ngân họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp nói rõ mục đích sử dụng tiền vay từng đợt,vì vậy doanh nghiệp phải có hợp đồng.
Thường hợp đồng được ký kết khi công việc diễn ra trong một thời gian, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ... được cung cấp theo nhiều lần, nhiều giai đoạn hoặc do các yêu cầu về quản lý của hai bên mà thực hiện ký kết hợp đồng. Còn nếu chỉ thực hiện mua bán trả tiền ngay thì bản thân hóa đơn do BTC phát hành hoặc doanh nghiệp tự in đã được TCT chấp thuận đã là hợp đồng rồi. việc mua bán này diễn ra một lần thì không câà thiết làm hợp đồng vẫn bảo đảm tính pháp lý theo Luật thương mại.
Việc lập hợp đồng bằng văn bản khi mua bán, giao dịch sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra cho một trong hai bên mua và bán. Trong trường hợp có sự xảy ra về tranh chấp trong việc mua bán, giao dịch giữa đôi bên thì lúc này việc lập hợp đồng bằng văn bản sẽ có giá trị pháp lý rất cao nếu có sự tranh chấp, kiện tụng.
Vì vậy, việc lập hợp đồng bằng văn bản hay là hợp đồng miệng là thể hiện sự tin tưởng của đôi bên mua và bán. Nếu khi xảy ra giao dịch mua và bán mà đôi bên cảm thấy tin tưởng lẫn nhau và không cần thiết phải lập hợp đồng bằng văn bản thì không nhất thiết là phải lập. Nhưng dù tin tưởng đến đâu thì để tránh những rủi ro không lường trước có thể xảy ra thì nên lập hợp đồng bằng văn bản với những giao dịch mua bán có giá trị lớn để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên.
Thường là các công ty làm ăn với nhau dựa trên uy tín nên không cần thiết phải làm hợp đồng, đối với các đối tác là cơ quan Nhà nước thì họ sẽ yêu cầu làm hợp đồng.
Thường là các công ty làm ăn với nhau dựa trên uy tín nên không cần thiết phải làm hợp đồng, đối với các đối tác là cơ quan Nhà nước thì họ sẽ yêu cầu làm hợp đồng.
Có một số trường hợp phải làm Hợp đồng (vì dụ nhưng cung cấp vật liệu thiết bị cho các cty xây dựng). Có 1 số trường hợp không cần thiết phải làm Hợp đồng chi hết.
Theo quy định mới cơ quan thuế yêu cầu trên 10 triệu đồng phải làm hợp đồng mua bán , trên 20 triệu đồng vẫn phải làm hợp đồng và phải chuyển khỏan qua ngân hàng .
Làm j có cái quy định nào trong việc bắt lập hay ko lập hợp đồng? Hợp đồng chỉ để ràng buộc giữa đôi bên. Làm hay ko làm là do hai bên quyết định. Sau này nếu giả sử xảy ra trường hợp ko mong muốn thì lôi cái Hợp đồng đó ra để kiện nhau thôi. Còn nếu ko lập Hợp đồng thì bàn bạc với nhau = miệng, bàn ko xong thì thuê giang hồ đến nói chiện thui.
thực ra thì không có quy định là mua hàng với giá trị nào phải làm hợp đồng chỉ có căn cứ vào hợp đồng để làm thủ tục thanh toán và làm cái căn cứ (giao kèo giữa 2 bên) có ai đi mua hàng với giá trị 500.000-1.000.000 là phải có làm hợp đồng đâu