Đó là việc TSCĐ bị lỗi thời,lạc hậu về công nghệ nên không còn thích ứng với tình hình hiện tại.
Cách khắc phục thì không có mà chỉ có cách làm giảm bớt sự hao mòn ấy như áp dụng khấu hao nhanh,áp dụng công nghệ tiến tiến nhất tại thời điểm sử dụng...
hehe đúng phần tớ đang học, ưhm tớ liệt kê một số biện phápkhắc phục hao mòn vô hình TSCĐ:
- dùng phương pháp khấu hao nhanh.
- kéo dài chu kì sản phẩm bằng các biện pháp maketting.
- đổi mới công nghệ.
- nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản bằng cách bảo dưỡng tscđ, tận dụng chức năng của tài sản.
-----------------------------------------------------------------------------------------
ưu và nhược điểm của việc tài trợ bằng nợ vay? bà con giúp tui với nhé !
Mac nói : ...đã là tài sản thì ắt có tác động của hao mòn, đó có thể là hao mòn hữu hình tỉ dụ như mưa nó rớt vào tài sản làm tài sản của ta bị gỉ , hoặc là hao mòn vô hình tỉ dụ đùng cái ngày mai người ta đã cho ra đời Pentium V thế thì Pentium IV sẽ quá là lạc hậu. Khách quan nó là vậy biết làm sao đây..." Để chống lại sự thật phũ phàng đó, chúng ta tại sao không trích khấu hao nhỉ ,chỉ đơn giản là tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ một phần giá trị bị hao mòn của tài sản trong kỳ. Như vậy chúng ta đã dùng cái chủ quan để hạn chế cái khách quan
Hao mòn TSCĐ vô hình là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ đó bị lỗi thời và lạc hậu.
- Dùng phương pháp khấu hao nhanh
- nâng cấp sửa chữa TSCĐ đó
Khác nhau ngay ở cái tên đó.
- Một cái là TS không nhìn thấy đang bị mất dần giá trị đi, một cái là sự mất giá trị một cách không nhìn thấy của tài sản nhìn thấy.
- Nó có điểm giống nhau là đều không nhìn thấy nó bị "mòn" đi như hao mòn hữu hình.
ưu điểm của việc tài trợ bằng nợ vay đó là:
đó là một biện pháp lá chắn thuế
nâng tỷ lệ lãi trên vốn cổ phần thừong
còn nhược điểm đó là khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi thì dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán