Hàng tồn kho bị âm

maidung124

New Member
Hội viên mới
Cả nhà ơi! Cứu em với ạ.
Khi em xuất hóa đơn đỏ không để ý nên hàng tồn kho bị âm, giờ mới phát hiện ra ạ.
Nhưng mà hóa đơn này từ năm ngoái cơ (Công ty nộp thuế theo pp trực tiếp ạ)
Ngày 5/11 nhập về 2400 hộp.(Hóa đơn đỏ 5/11)
Ngày 6/11 nhập về 2500 hộp.(Hóa đơn đỏ 1/12)
Em làm phiếu nhập theo hóa đơn đỏ và do không để ý nên trong tháng 11 em lại xuất nhiều hơn 2400 hộp làm cho hàng tồn kho bị âm.
Giờ em định sửa làm phiếu nhập kho ngày 6/11 là 2500 hộp.
Nhưng trên hóa đơn đỏ ghi là 1/12 thì có bị làm sao ko ạ?
Hjx. mọi người giúp em với ạ
 
hàng tồn kho nhất định không dc âm
bạn làm phiếu nhập kho thêm hàng nhưng đừng gộp lại như hóa đơn VAT,
Mình có thể làm phiếu nhập là vào ngày 6/11 được ko? Vì hóa đơn đỏ của lô hàng đó lại là ngày 1/12 cơ ạ.
Còn thuế thì năm ngoái công ty mình nộp theo pp trực tiếp nên ko bị ảnh hưởng đâu ạ.
 
Bạn có thể làm lại phiếu nhập, cho trường hợp này là hàng về trước, hóa đơn về sau !
 
Mn cho em hỏi, trong 1 tháng hàng âm có được ko ạ. Bên e đặt bên gia công theo đơn đặt hàng, ví dụ 1000 chai nhưng giữa tháng bên gia công xuất cho em 500 chai, nên e đã xuất hóa đơn bán ra 500 chai này. Cuối tháng, bên đó hoàn thành đơn đặt hàng ms viết hóa đơn, nên ngày hóa đơn là 30 hoặc 31 thì có được ko ạ
 
Mn cho em hỏi, trong 1 tháng hàng âm có được ko ạ. Bên e đặt bên gia công theo đơn đặt hàng, ví dụ 1000 chai nhưng giữa tháng bên gia công xuất cho em 500 chai, nên e đã xuất hóa đơn bán ra 500 chai này. Cuối tháng, bên đó hoàn thành đơn đặt hàng ms viết hóa đơn, nên ngày hóa đơn là 30 hoặc 31 thì có được ko ạ
Cái này còn tùy cty báo cáo cuối tháng ra sao ah. Chỗ mình thì làm thế vẫn đc ko sao.
 
Mn cho em hỏi, trong 1 tháng hàng âm có được ko ạ. Bên e đặt bên gia công theo đơn đặt hàng, ví dụ 1000 chai nhưng giữa tháng bên gia công xuất cho em 500 chai, nên e đã xuất hóa đơn bán ra 500 chai này. Cuối tháng, bên đó hoàn thành đơn đặt hàng ms viết hóa đơn, nên ngày hóa đơn là 30 hoặc 31 thì có được ko ạ
Nguyên tắc là HTK không bao h âm nhé. tại bất kỳ thời điểm nào cũng thế. Lúc chưa có hoá đơn cứ tạm nhập để xuất, nhưng phải có đầy đủ chứng từ nhập, biên bản bàn giao hoặc nghiệm thu; chưa ghi nhận thuế. Sau đó khi nào hoá đơn về mới ghi nhận thuế.
 
Nguyên tắc là HTK không bao h âm nhé. tại bất kỳ thời điểm nào cũng thế. Lúc chưa có hoá đơn cứ tạm nhập để xuất, nhưng phải có đầy đủ chứng từ nhập, biên bản bàn giao hoặc nghiệm thu; chưa ghi nhận thuế. Sau đó khi nào hoá đơn về mới ghi nhận thuế.
bên em là thuốc trừ sâu, nên hàng đi đường lúc nào cũng phải có hóa đơn ko mấy bác ở cục vs thị trường ngẫu hứng lên thì khó bác ạ
 
Hai !! Vậy mới nói là nghề kế toán mà pk các ad ơi? cẩn thận + chậm rải là tốt thôi ?
 
chậm cũng vỡ mồm bạn ạ. cái nghề này cũng k có khái niệm chậm mà chắc thế mới khổ :-(
 
Bạn nói cũng đúng nhưng chậm quá cũng k tốt 9dv xh ngày nay eh tienhaihvnh? bạn đang làm hay đi học thế ?
 
mấy anh chị cho em hỏi, em mới ra trường và vào làm ở công ty được hơn 1 tháng.. công ty em mua HĐ, nhưng hàng tồn kho của năm 2013 chỉ khoảng hơn 100tr thôi, đến cuối năm 2014 lên đến 880tr, vì công ty lấy HĐ quá nhiều (công ty em làm bên thêu gia công, hàng tồn kho chủ yếu là chỉ, giấy dựng, băng keo) Thêm nữa là mấy năm trước chị KT cũ làm, em cứ thấy trên HĐ toàn nhập chỉ không thôi, vậy mà lại xuất băng keo, giấy dựng nữa. Theo anh chị thì em có nên làm tiếp tục ở công ty này nữa không ạ? và nếu làm thì em phải làm sao ạ? Em lo quá, tại công ty em lâu rồi thuế chưa kiểm tra nữa. anh chị cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn anh chị nhiều!!
 
mấy anh chị cho em hỏi, em mới ra trường và vào làm ở công ty được hơn 1 tháng.. công ty em mua HĐ, nhưng hàng tồn kho của năm 2013 chỉ khoảng hơn 100tr thôi, đến cuối năm 2014 lên đến 880tr, vì công ty lấy HĐ quá nhiều (công ty em làm bên thêu gia công, hàng tồn kho chủ yếu là chỉ, giấy dựng, băng keo) Thêm nữa là mấy năm trước chị KT cũ làm, em cứ thấy trên HĐ toàn nhập chỉ không thôi, vậy mà lại xuất băng keo, giấy dựng nữa. Theo anh chị thì em có nên làm tiếp tục ở công ty này nữa không ạ? và nếu làm thì em phải làm sao ạ? Em lo quá, tại công ty em lâu rồi thuế chưa kiểm tra nữa. anh chị cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn anh chị nhiều!!
Bạn phải xem lại xem lý do gì mà DN đó lại lấy nhiều HĐ đầu vào của NVL như vậy, chứ tự nhiên mất chi phí nhìu vậy để lấy HĐ đầu vào mà không dự tính đầu ra thì hơi vô lý. Có thể kế toán trước dự tính chi phí dở dang cho hợp đồng nào đó cho năm tiếp theo thì sao. Nếu không thì cũng phải kiếm đầu ra, tránh để HTK quá nhiều, vốn tồn đọng cũng ảnh hưởng tới xấu tới các báo cáo quản trị của DN. Nhưng mặt khác lại dự toán xem cân lại với chi phí, doanh thu thực tế nên ước lượng xem năm nay xuất xử lý được tối đa là bao nhiêu với mức thuế hợp lý nhất.
Bạn xem nghĩa vụ thuế của DN đó ntn, có vướng mắc gì với thuế không, hên xui nếu chỉ đơn thuần nợ thuế không thui, không dính mấy vụ hoá đơn ND bỏ trốn hoặc bị cài, phát hiện xuất hoá đơn khống thì mình nghĩ mới từ 2013 tới h thì chắc nhanh nhất thì còn 2, 3 năm nữa DN bạn mới bị thuế sờ đến. Thoải
 
Hihi. M nghĩ DN này chắc trốn thuế rồi nên mới làm vậy đó bạn ơi ? bạn hãy xem xét và suy nghĩ kỹ chứ một khi cơ quan thuế phát hiện thì có trốn thoát đâu cũng k kịp nhé? bạn k thấy có mấy vụ rồi đó ? Chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cv nhé?
 
Cách 1:thủ tục trước ngày xuất hóa đơn bán ra

- Làm phiếu giao hàng hoặc phiếu xuất kho của bên bán 14/2/2015

- Phô tô tờ hóa đơn lấy sau kẹp vào

- Phiếu hoạch toán

- Phiếu nhập kho

- Phô tô hợp đồng , thanh lý nếu có


Hoạch toán treo công nợ:

Nợ 152,156 / Có 331

Ngày 27/2/2015:

Nợ 331,1331/ có 111,112

= > Với cách này lý giải bên bán là đơn vị mua bán thương mại đã giao hàng đã bán nhưng ko chịu xuất hóa đơn lỗi ở bên Bán chứ ko do lỗi của bên mua căn cứ :

THÔNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.



Cách 02: đi vay mượn khi nào có hàng lại trả lại để hợp thức hóa là xong

THÔNG TƯ : 119/2014/TT- BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ nhưhàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.


Cách 03: mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường

= > Ghi chú: thận trọng khi dùng cách này vì với cách này thì bạn phải cân đối thuế thu thu nhập doanh nghiệp sao cho chi phí như quản lý: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý.....sao cho tổng tiền chi phí quản lý này = với số tiền của hóa đơn lẻ này để tránh phải đóng thuế TNDN của năm tài chính

NGHỊ ĐỊNH​
Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp


Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vậy:

Theo Luật thuế TNDN thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
1. Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
2. Các khoản chi phí phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp.


= > Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn : VAT ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn……. và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát)

=> Những chi phí theo các này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép DN tự in hay đi in, và những hđ đặc thù, Mà họ tự mua trôi nỗi trên thị trường rồi ghi vào ,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn >= 200.000 đ đều ko được bên thuế chấp nhận => Không hợp lệ do đó chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế TNDN cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.2.5 : các khoản ko được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 22% Hoặc 20%

= > Với cách cuối năm chỉ việc loại nó ra là xong làm tốt có 99% công lực



- Diễn giải ví dụ minh họa:

- Tất cả những chi phí không hợp lý sẽ bị loại theo luật thuế # Tất cả những chi phi phát sinh dù có hóa đơn hay ko dù hợp lý hay không miễn phải chi trả đều là chi phí kế toán

- Với luật thuế các khoản chi phí phải có đầy đủ hồ sơ chứng từ mới chấp nhận được rừ # luật kế toán ghi chép tất cả các khoản ko phân biệt trừ hay ko trừ

- Tất cả các khoản chi phí không được trừ ko là chi phí hơp lý đều tổng hợp lại nhập và mục B4 là tăng thu nhập chịu thuế x thuế suất

- Về mặt số học thực ra nó tự bù trừ nhau và = 0


Ví dụ:

+Trường hợp 01: Khi mua: HÀNG HÓA NHẬP KHO BÁN

Nợ 156/ có 111 = 10.000.000

+Bán ra:

Nợ 111,131=13.200.000

Có 511=12.000.000

Có 33311= 1.200.000

+ Giá vốn: Nợ 632/ có 156= 10.000.000

Có hai trường hợp:

- Trường hợp 01: Nếu hàng này mua có háo đơn hợp lý thì lợi nhuận tính thuế = 12.000.000 – 10.000.000 =2.000.000 như vậy chi phí giá vốn được trừ 10.000.000 nên thu nhập tính thuế = 2.000.000x20%=400.000

Nợ 8211/ có 3334= 400.000

Nợ 911/ có 8211=400.000

Như vậy nếu là chi phí hợp lý thì chi phí giá vốn là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế giảm đi và bạn đóng thuế ít hơn số thuế phải đóng = 400.000 chỉ phải đóng trên hiệu của phần doanh thu – khoản chi phí giá vốn= chênh lệch là số thu nhập tính thuế TNDN


+Trường hợp 02: hàng hóa trên là mua hóa đơn lẻ không là chi phí hợp lý

Nên theo kế toán và sổ sách kế toán tổng hợp: lợi nhuận tính thuế = 12.000.000 – 10.000.000 =2.000.000 nhưng vì không là chi phí hợp lý nên bị xuất toán chi phí giá vốn nên ko được trừ: Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4=10.000.000 của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế

= > Thu nhập tính thuế lúc này = 12.000.000-10.000.000+10.000.000 = 12.000.000 nên thu nhập tính thuế = 12.000.000x20%=2.400.000

Nợ 8211/ có 3334= 2.400.000

Nợ 911/ có 8211=2.400.000

Như vậy do không là chi phí hợp lý nên giá vốn bị xuất toán B4 làm tăng thu nhập tính thuế do không được trừ = > số thuế phải nộp cao = nguyên giá trị doanh thu bán được mà ko được trừ 1 xu nào tư khoản chi phí giá vốn => số thuế phải đóng rất cao

Từ đây ta so sánh:

- Chi phí hợp lý: 12.000.000 – 10.000.000=2.000.000x20%=400.000

- Chí phí không hợp lý = 12.000.000-10.000.000+10.000.000 = 12.000.000 = 12.000.000x20%=2.400.000

- Chi phí thuế TNDN: 400.000 < 2.400.000

Kết luận: về mặt sổ sách và luật kế toán chi phí đưa vào là 10.000.000 nhưng về mặt thuế ko chấp nhận nên trừ đi 10.000.000 kết quả khoản doanh thu 511 bán được bị tinh thuế toàn phần mà ko dc trừ
 
bác ChuDinh Xinh ơi, cho em hỏi với ạ : em bán hàng ra, nhưng giá lại thấp hơn giá mua vào, không biết có được không ạ ? Em cảm ơn bác !
 
- Thứ nhất: chỉ bán hàng thấp hơn giá vốn khi hàng bị kém, mất phẩm chất, không phù hợp thị hiếu tiêu dùng nên phải hạ giá bán

- Thứ hai: nếu bán hàng thấp hơn giá vốn là hành vi gian lận thuế sẽ bị truy thuế GTGT và Thuế TNDN bằng cách lấy giá trung bình của các công ty cửa hàng cùng thời điểm đó để tính áp giá lại cho công ty bạ hoặc sẽ bị ấn định thuế nha bạn

Căn cứ 01:

THÔNG TƯ Số: 28/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn

thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định

số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính Phủ

Điều 21. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế

2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp:

b) Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

Giá giao dịch thông thường trên thị trường là giá giao dịch theo thỏa thuận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

Điều 64. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

Hồ sơ khai thuế theo từng lần bắt đầu áp dụng đối với từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế từ ngày 01/07/2011.

Hồ sơ khai thuế tháng bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế tháng 07 năm 2011.

Hồ sơ khai thuế theo quý bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế quý 03 năm 2011.

Hồ sơ khai thuế cả năm bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế năm 2011.

Hồ sơ khai quyết toán thuế theo năm bắt đầu áp dụng đối với việc khai quyết toán thuế từ kỳ tính thuế năm 2011. Khai quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp bắt đầu áp dụng kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó từ ngày 01/07/2011.

Các quy định về thủ tục nộp thuế, hoàn thuế, bù trừ thuế bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/2011.


THÔNG TƯ Số: 156/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ; LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2013/NĐ-CP NGÀY 22/7/2013 CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 25. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế

b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

Điều 75. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

Các nội dung về quản lý thuế quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

Hồ sơ khai thuế quy định tại Thông tư này bắt đầu áp dụng cho tất cả các kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2014.
 
- Thứ nhất: chỉ bán hàng thấp hơn giá vốn khi hàng bị kém, mất phẩm chất, không phù hợp thị hiếu tiêu dùng nên phải hạ giá bán

- Thứ hai: nếu bán hàng thấp hơn giá vốn là hành vi gian lận thuế sẽ bị truy thuế GTGT và Thuế TNDN bằng cách lấy giá trung bình của các công ty cửa hàng cùng thời điểm đó để tính áp giá lại cho công ty bạ hoặc sẽ bị ấn định thuế nha bạn

Căn cứ 01:

THÔNG TƯ Số: 28/2011/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn

thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định

số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính Phủ

Điều 21. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế

2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp:

b) Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

Giá giao dịch thông thường trên thị trường là giá giao dịch theo thỏa thuận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

Điều 64. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

Hồ sơ khai thuế theo từng lần bắt đầu áp dụng đối với từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế từ ngày 01/07/2011.

Hồ sơ khai thuế tháng bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế tháng 07 năm 2011.

Hồ sơ khai thuế theo quý bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế quý 03 năm 2011.

Hồ sơ khai thuế cả năm bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế năm 2011.

Hồ sơ khai quyết toán thuế theo năm bắt đầu áp dụng đối với việc khai quyết toán thuế từ kỳ tính thuế năm 2011. Khai quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp bắt đầu áp dụng kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó từ ngày 01/07/2011.

Các quy định về thủ tục nộp thuế, hoàn thuế, bù trừ thuế bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/2011.


THÔNG TƯ Số: 156/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ; LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2013/NĐ-CP NGÀY 22/7/2013 CỦA CHÍNH PHỦ

Điều 25. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế

b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

Điều 75. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

Các nội dung về quản lý thuế quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

Hồ sơ khai thuế quy định tại Thông tư này bắt đầu áp dụng cho tất cả các kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2014.

Em cảm ơn Bác Xinh nhiều ạ !
Nhưng mà giá trị hàng bên em nhỏ lắm ạ, nó là mấy cái chi tiết đi kèm vào hàng hóa, mua vào là 400.ooodd, bán ra là 325.000đ, vậy không biết mức phạt sẽ như thế nào bác nhỉ ? không biết nhỏ quá có bị phạt không bác nhỉ ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top