Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

ketoantre2

New Member
Hội viên mới
Các bác xin chỉ giáo!
Vừa qua công ty em mới bị thuế kiểm tra và truy thu thuế TNDN là 55 tr, thuế GTGT 46 tr, phat vi phạm 15 tr. Vậy những số liệu trên phải hạch toán trên sổ sách như thế nào. Các bác giúp với.:tuivotoi:
 
Các bác xin chỉ giáo!
Vừa qua công ty em mới bị thuế kiểm tra và truy thu thuế TNDN là 55 tr, thuế GTGT 46 tr, phat vi phạm 15 tr. Vậy những số liệu trên phải hạch toán trên sổ sách như thế nào. Các bác giúp với.:tuivotoi:

Truy thu :
TNDN
N4212
C3334
đi nộp
N3334
C1111,112
GTGT
N4212
C33311
đi nộp
N33311
C1111,112
Phạt
N4212
C3339
đi nộp
N3339
C1111,112
 
Ðề: Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

Xác định số thuế phải nộp: Nợ Tk811/Có Tk333
Nộp thuế: Nợ TK 333/Có TK 111,112
Cuối kỳ, kết chuyển số thuế phải nộp mà không được tính vào chi phí hợp lý: Nợ Tk 411/Có Tk811
Hoặc trừ vào Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ: Nợ Tk 421/Có Tk811
 
Ðề: Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

Trên Danketoan có rất nhiều Topic về truy thu thuế và hạch toán truy thu thuế:
http://www.danketoan.com/forum/bao-...ctc-sau-khi-co-ket-luan-cua-ttra-3.77423.html

http://www.danketoan.com/forum/nghi...ng-hach-toan-vao-chi-phi.1096.html#post127993

http://www.danketoan.com/forum/von-...u-thue-tndn-va-vi-pham-hanh-chinh.115070.html

http://www.danketoan.com/forum/ke-t...nh-sau-quyet-toan-thue.101815.html#post327883

http://www.danketoan.com/forum/ke-t...-thue-tndn-bi-truy-thu.124912.html#post531586

http://www.danketoan.com/forum/thue-tndn/hach-toan-khoan-truy-thu-thue-tndn.104243.html#post357631

Bài có nhiều hảo thủ Danketoan tham gia nhất:
http://www.danketoan.com/forum/thue...co-quan-thue-vao-quyet-toan-nao-2.142205.html


Quan điểm của mình về vấn đề hạch toán truy thu thuế và phạt thuế:

1. Hạch toán truy thu thuế:

Đây là sai sót kế toán của các kỳ kế toán trước nên về lý thuyết là phải xử lý theo VAS 29: Sai sót trọng yếu điều chỉnh hồi tố, sai sót không trọng yếu điều chỉnh phi hồi tố.

Theo chế độ kế toán phần tài khoản 821 hướng dẫn khá phù hợp với VAS 29 (với sai sót không trọng yếu về truy thu thuế TNDN):

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 821 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Bên Nợ:

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
.....

Phần hướng dẫn TK 811 cũng có nói đến phần truy thu thuế:

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (Nếu có);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;
- Các khoản chi phí khác.

Như vậy thì nếu sai sót không trọng yếu (truy thu thuế không lớn) với thuế TNDN thì hạch toán vào TK 8211, các loại thuế khác mà DN phải nộp thì hạch toán vào TK 811.

Sai sót trọng yếu về mặt lý thuyết phải điều chỉnh hồi tố (điều chỉnh số dư các tài khoản thường bị ảnh hưởng là 421, 333, điều chỉnh báo cáo tài chính)

Cách xử lý của bạn lamquang111 mặc dù không đúng về mặt lý thuyết nhưng vẫn có thể chấp nhận được trong chừng mực nào đó (Trong kế toán có nguyên tắc trọng yếu, khi làm kế toán phải cân nhắc đến tính hữu ích của thông tin và chi phí xử lý và cung cấp thông tin - quan hệ lợi ích - chi phí. Nếu vấn đề không trọng yếu thì không cần phải bám sát chuẩn mực). Cách làm của bạn Lamquang111 đưa đến số dư của các tài khoản phản ánh đúng (giống một phần với việc điều chỉnh hồi tố).

Cách xử lý của bạn hpnguyenhien cũng không đúng chuẩn mực, chế độ lắm nhưng cũng có thể áp dụng được (vận dụng nguyên tắc trọng yếu).

2. Hạch toán tiền phạt vi phạm thuế:

Khoản này đương nhiên là chi phí của kỳ bị phạt rồi. Hạch toán vào TK 811.
 
Anh trai, làm như em ko biết có được ko anh, do em thấy cuối cùng đâu củng vào đấy, dù 821 hay 811 cuối cùng củng đổ xô về giảm ông 421 của năm nay, vì việc truy thu, phạt diển ra trong năm nay. Anh cho ý kiến nha.
 
Ðề: Re: Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

Anh trai, làm như em ko biết có được ko anh, do em thấy cuối cùng đâu củng vào đấy, dù 821 hay 811 cuối cùng củng đổ xô về giảm ông 421 của năm nay, vì việc truy thu, phạt diển ra trong năm nay. Anh cho ý kiến nha.

Báo cáo tài chính trình bày về Tình hình tài chính (Bảng cân đối - phản ánh số dư của tài sản, nợ, vốn tại ngày báo cáo), Tình hình kinh doanh (Báo cáo kết quả kinh doanh), các Luồng tiền (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

Cách xử lý như bạn lập luận thì chỉ phản ánh đúng số dư các tài khoản tại ngày báo cáo của kỳ báo cáo này (đúng về tình trạng tài chính tại ngày báo cáo), nhưng nó không đúng về tình trạng tài chính tại ngày báo cáo của các kỳ trước (để lấy số liệu so sánh cho báo cáo kỳ này). Hơn nữa những sai sót này thuộc về các kỳ trước và ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả kinh doanh của các kỳ trước. Do vậy nếu sai sót trọng yếu thì không thể xử lý đơn giản như vậy được.

Như bài trước đã nói: kế toán dựa trên lý thuyết về tính hữu ích của thông tin kế toán để thực hiện các công việc của mình. Việc thực hiện xử lý phức tạp theo chuẩn mực chỉ cần thiết với các báo cáo tài chính được nhiều người dùng (ví dụ công ty niêm yết). Các công ty nhỏ mà báo cáo tài chính không nhiều người sử dụng thì không cần phải bám sát chuẩn mực lắm (Nguyên tắc lợi ích - chi phí).
 
Re: Ðề: Re: Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

Cách xử lý như bạn lập luận thì chỉ phản ánh đúng số dư các tài khoản tại ngày báo cáo của kỳ báo cáo này (đúng về tình trạng tài chính tại ngày báo cáo), nhưng nó không đúng về tình trạng tài chính tại ngày báo cáo của các kỳ trước (để lấy số liệu so sánh cho báo cáo kỳ này). Hơn nữa những sai sót này thuộc về các kỳ trước và ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả kinh doanh của các kỳ trước. Do vậy nếu sai sót trọng yếu thì không thể xử lý đơn giản như vậy được.
Như vậy để phản ánh đúng tình trạng BCTC của kỳ trước thì phần thuế bị truy thu sẻ hạch toán (N821 / C3334,33311) sau đó chuyển về (N911 / C821 -> N4211/C911) phải ko ạh. Mà mình phải thực hiện trong năm hiện tại hay là điều chỉnh hồi tố vào năm có sai sót ạh. Còn phần phạt là của năm nay rồi, đúng ko Anh.
 
Ðề: Re: Ðề: Re: Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

Theo VAS 29: Sai sót trọng yếu thì điều chỉnh hồi tố, sai sót không trọng yếu thì điều chỉnh phi hồi tố.

Điều chỉnh hồi tố thì không cần hạch toán vào tài khoản đâu mà chỉ cần điều chỉnh báo cáo tài chính và số dư đầu năm các tài khoản liên quan thôi. Bởi vì hạch toán vào tài khoản thì sẽ được phản ánh vào Báo cáo tài chính của năm phát hiện ra sai sót (cái này áp dụng cho điều chỉnh phi hồi tố).
 
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Hạch toán vào sổ sách kế toán những khoản thuế truy thu

Theo VAS 29: Sai sót trọng yếu thì điều chỉnh hồi tố, sai sót không trọng yếu thì điều chỉnh phi hồi tố.

Điều chỉnh hồi tố thì không cần hạch toán vào tài khoản đâu mà chỉ cần điều chỉnh báo cáo tài chính và số dư đầu năm các tài khoản liên quan thôi. Bởi vì hạch toán vào tài khoản thì sẽ được phản ánh vào Báo cáo tài chính của năm phát hiện ra sai sót (cái này áp dụng cho điều chỉnh phi hồi tố).

Em định lập thêm 1 topic hỏi về khoản tiền thuế truy thu này là sai sót trọng yếu hay ko trọng yếu, nhưng thấy mắc công quá, nên sẳn tiện hỏi Anh luôn, Mong Anh chỉ giúp ! Chúc Anh và cả nhà vui vẻ !
 
Ðề: Phân biệt sai sót trọng yếu và không trọng yếu

Trọng yếu (Materiality) là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào độ lớn của sai sót và được phán xét trong trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn trong trường hợp ở trên thì các sai sót này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh, một chỉ tiêu quan trọng đối với hầu hết người sử dụng BCTC.

Nếu công ty có lợi nhuận trước thuế hàng năm khoảng vài chục tỷ thì rõ ràng việc truy thu thuế (sai sót về thuế) vài chục triệu như ở trên là không trọng yếu.
Ngược lại nếu công ty chỉ có tổng lợi nhuận trước thuế của các năm sai sót khoảng dưới 1 tỷ thì đó là sai sót trọng yếu.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top