Hạch toán TSCĐ đi mượn, cho mượn

xaodeso

Léng féng nhất DKT
Hội viên mới
A là giám đốc cty A, B là giám đốc cty B. A và B là 2 anh em ruột. Hai cty A và B là 2 công ty độc lập, ko có quan hệ phụ thuộc vào nhau. Đầu tháng 1/2009, A mua 1 xe tải có nguyên giá 200tr, thời gian sử dụng 2 năm. Vào đầu tháng 3, B qua A mượn xe tải để vận chuyển hàng hóa, 2 tháng sau sẽ trả lại. Trong trường hợp này, kế toán của A hạch toán ra sao, kế toán của B sẽ hạch toán như thế nào, việc trích khấu hao ra sao ? Hai tháng sau, B đem trả lại xe tải cho A, và dĩ nhiên do họ là anh em ruột nên ko lấy lãi mà chỉ cho mượn không. Giúp xao hạch toán nha mấy bro và sis :metwa:
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Bạn làm cái biên bản cho mượn xe, trong BB ghi rõ là bên mượn chiụ toàn bộ chi phí vận hành, lưu thông và sửa chữa. Việc có lấy tiền hay ko thì ko quan trọng, ngay cả trường hợp họ ko phải là anh em ruột.
Chào sao.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

biennhohtx05, cho e hỏi chút nha, ngoài biên bản đó ra,thêm phần hạch toán như thế này dc ko :

  • bên A hạch toán N1388/C211

  • bên B hạch toán ghi đơn tk N001
Khi đem trả lại :

  • bên A hạch toán N211/C1388

  • bên B hạch toán ghi đơn tk C001
:nhaykieumoi:
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Bạn làm cái biên bản cho mượn xe, trong BB ghi rõ là bên mượn chiụ toàn bộ chi phí vận hành, lưu thông và sửa chữa. Việc có lấy tiền hay ko thì ko quan trọng, ngay cả trường hợp họ ko phải là anh em ruột.
Chào sao.

vậy còn phần khấu hao thì bác hạch toán làm sao ạ? bên mình vẫn phải trích khấu hao chứ bác
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

vậy còn phần khấu hao thì bác hạch toán làm sao ạ? bên mình vẫn phải trích khấu hao chứ bác
Đâu có phải tài sản của mình, cũng không phải tài sản đi thuê tài chính sao bạn khấu hao được??:jfbq00191070412ahu0
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

biennhohtx05, cho e hỏi chút nha, ngoài biên bản đó ra,thêm phần hạch toán như thế này dc ko :

  • bên A hạch toán N1388/C211

  • bên B hạch toán ghi đơn tk N001
Khi đem trả lại :

  • bên A hạch toán N211/C1388

  • bên B hạch toán ghi đơn tk C001
:nhaykieumoi:

Nếu là NL,CCDC thì hạch toán như vậy là chính xác. Nhưng đây là trường hợp cho mượn TSCĐ theo minh thì chia làm 2 trường hợp.
- Nếu thời gian mượn là xác định và không quá 1 kỳ kế toán thì không hạch tóan.
- Nếu thời gian cho mượn dài hạn thì bạn hạch tóan:
Nợ 138 = GT còn lại
Nợ 214 = Khấu hao lũy kế
Có 211 = Nguyên giá
Nguyên văn bởi phuongthu
vậy còn phần khấu hao thì bác hạch toán làm sao ạ? bên mình vẫn phải trích khấu hao chứ bác
Theo bác thì tài sản đó không tạm ngừng hoạt động nên vẫn trích khấu hao cho nó, nhưng vì nó không tham gia vào quá trinh SXKD của đơn vị mình nên chi phí đó không được tính là chi phí hợp lý, đó là cái thiệt của người cho mượn TS.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Theo bác thì tài sản đó không tạm ngừng hoạt động nên vẫn trích khấu hao cho nó, nhưng vì nó không tham gia vào quá trinh SXKD của đơn vị mình nên chi phí đó không được tính là chi phí hợp lý, đó là cái thiệt của người cho mượn TS.

Theo BN thì Pthu nói Bên mình là bên nào? là bên của chủ toppic bên đi mượn TS cơ mà ??? bên này thì đâu được trích khấu hao TS. TS đó không đủ ĐK để trích khấu hao.:jfbq00191070412ahu0
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Theo BN thì Pthu nói Bên mình là bên nào? là bên của chủ toppic bên đi mượn TS cơ mà ??? bên này thì đâu được trích khấu hao TS. TS đó không đủ ĐK để trích khấu hao.:jfbq00191070412ahu0
Mình nghĩ phongthu đang nới đến bên cho mượn, nếu bên đi mượn thì đơn giản quá rồi, không trích khấu hao nhưng được hạch toán các chi phí liên quan đến TS đó vào chi phí.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Mình nghĩ phongthu đang nới đến bên cho mượn, nếu bên đi mượn thì đơn giản quá rồi, không trích khấu hao nhưng được hạch toán các chi phí liên quan đến TS đó vào chi phí.

vậy tức là bên cho mượn sẽ trích khấu hao và đưa vào 811 hả bác???
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

vậy tức là bên cho mượn sẽ trích khấu hao và đưa vào 811 hả bác???
Theo bác là vậy, cô còn đang học tìm hiểu cái này dễ hơn, bác làm việc bao nhiêu năm mà vẫn chưa từng hạch tóan nghiệp vụ này, đọc sách cũng không gặp, cô thử hỏi cô giáo của mình xem sao.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Theo bác là vậy, cô còn đang học tìm hiểu cái này dễ hơn, bác làm việc bao nhiêu năm mà vẫn chưa từng hạch tóan nghiệp vụ này, đọc sách cũng không gặp, cô thử hỏi cô giáo của mình xem sao.

Bác lười đọc sách nên nói không gặp, lại còn nguỵ biện. Cái này QĐ 15 và 206 hình như khác nhau:

- QĐ 206:
2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Nhưng các vị ấy có nói thêm là không trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn của TSCĐ.

- QĐ 15, phần TK 214

1. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐS đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo chính sách tài chính hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Cô lười đọc sách nên nói không gặp, lại còn nguỵ biện. Cái này QĐ 15 và 206 hình như khác nhau:

- QĐ 206:
2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Nhưng các vị ấy có nói thêm là không trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn của TSCĐ.

- QĐ 15, phần TK 214

1. Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐS đầu tư hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo chính sách tài chính hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí mà chỉ tính hao mòn TSCĐ.
Cái việc trích khấu hao hay không thì cô trả lời rồi đấy "Thích" đọc lại ở trên đi, thấy rõ mà. Cô đang nói ở đây là hạch tóan cái TSCĐ đem cho mượn thế nào thôi, cái đọan trích của "Thích" có giải đáp được vấn đề đó đâu. Thích không tìm hiểu kỹ vấn đề mà còn nói cô ngụy biện hả.
Nguyên văn của đoạn trích QĐ 206 là thế này:
2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia :)) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Thích nói khác nhau ở chỗ nào.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Vấn đề ở đây TĐT muốn nói đó là: Tài sản cho mượn thì không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cty, nếu theo 206 đứng về mặt thuế thì phần chi phí khấu hao đó không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng đối với kế toán, đó là tài sản không cần dùng, vì không cần dùng thì mới cho mượn nhưng kế vẫn trích khấu hao vào chi phí trong kỳ ( Nợ 811/ Có 214). Nếu kế toán cho làm như vậy thì không thể ghi giảm tài sản được.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Vấn đề ở đây TĐT muốn nói đó là: Tài sản cho mượn thì không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cty, nếu theo 206 đứng về mặt thuế thì phần chi phí khấu hao đó không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng đối với kế toán, đó là tài sản không cần dùng, vì không cần dùng thì mới cho mượn nhưng kế vẫn trích khấu hao vào chi phí trong kỳ ( Nợ 811/ Có 214). Nếu kế toán cho làm như vậy thì không thể ghi giảm tài sản được.
Như vậy nếu ghi giảm TSCĐ thì kế không trích KH nữa.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Nếu là NL,CCDC thì hạch toán như vậy là chính xác. Nhưng đây là trường hợp cho mượn TSCĐ theo minh thì chia làm 2 trường hợp.
- Nếu thời gian mượn là xác định và không quá 1 kỳ kế toán thì không hạch tóan.
- Nếu thời gian cho mượn dài hạn thì bạn hạch tóan:
Nợ 138 = GT còn lại
Nợ 214 = Khấu hao lũy kế
Có 211 = Nguyên giá

Theo bác thì tài sản đó không tạm ngừng hoạt động nên vẫn trích khấu hao cho nó, nhưng vì nó không tham gia vào quá trinh SXKD của đơn vị mình nên chi phí đó không được tính là chi phí hợp lý, đó là cái thiệt của người cho mượn TS.

Cái màu đỏ có chính xác ko bạn? sao mình lại phải hạch toán giảm tài sản? Trong thời gian cho mượn TS bị hao mòn thì ai trích?
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Cái màu đỏ có chính xác ko bạn? sao mình lại phải hạch toán giảm tài sản? Trong thời gian cho mượn TS bị hao mòn thì ai trích?
Bạn đọc trong quyển sách KẾ TOÁN TÀI CHÍNH của TS Nguyễn Quyết Chiến có nói đến nghiệp vụ cho mượn TS, NVL, CCDC hạch toán vào 1388 nhưng phần VD thì chỉ lấy trường hợp cho mượn NVL nên mình cũng không chắc lắm nên mình mới chia làm 2 TH như vậy.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Nếu là NL,CCDC thì hạch toán như vậy là chính xác. Nhưng đây là trường hợp cho mượn TSCĐ theo minh thì chia làm 2 trường hợp.
- Nếu thời gian mượn là xác định và không quá 1 kỳ kế toán thì không hạch tóan.
- Nếu thời gian cho mượn dài hạn thì bạn hạch tóan:
Nợ 138 = GT còn lại
Nợ 214 = Khấu hao lũy kế
Có 211 = Nguyên giá


Theo bác thì tài sản đó không tạm ngừng hoạt động nên vẫn trích khấu hao cho nó, nhưng vì nó không tham gia vào quá trinh SXKD của đơn vị mình nên chi phí đó không được tính là chi phí hợp lý, đó là cái thiệt của người cho mượn TS.

Bút toán ghi giảm TSCĐ, thế bạn cho tôi hỏi TSCĐ này thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của bên nào ???

Hình như tôi thấy trong phần TSCĐ chỉ có khái niệm đi thuê, cho thuê chứ ko có đi mượn, cho mượn. Phần thuê thì chia ra là thuê TC và thuê HĐ.

Ở đây khái niệm đi mượn, cho mượn gần giống với đi thuê, cho thuê HĐ chỉ có điều chi phí đi thuê, cho thuê = 0
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Bút toán ghi giảm TSCĐ, thế bạn cho tôi hỏi TSCĐ này thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của bên nào ???

Hình như tôi thấy trong phần TSCĐ chỉ có khái niệm đi thuê, cho thuê chứ ko có đi mượn, cho mượn. Phần thuê thì chia ra là thuê TC và thuê HĐ.

Ở đây khái niệm đi mượn, cho mượn gần giống với đi thuê, cho thuê HĐ chỉ có điều chi phí đi thuê, cho thuê = 0

Em nghĩ có 1 điểm khác nhau nữa là cho thuê tài sản có tạo ra doanh thu và kéo theo đó chi phí khấu hao của tài sản được tính vào chi phí hợp lý còn cho mượn sẽ không tạo ra doanh thu và như vậy chi phí khấu hao của tài sản sản đó không thể được tính vào chi phí hợp lý.
 
Ðề: Anh em ruột : hạch toán làm sao ?

Em nghĩ có 1 điểm khác nhau nữa là cho thuê tài sản có tạo ra doanh thu và kéo theo đó chi phí khấu hao của tài sản được tính vào chi phí hợp lý còn cho mượn sẽ không tạo ra doanh thu và như vậy chi phí khấu hao của tài sản sản đó không thể được tính vào chi phí hợp lý.

Đúng, bởi thế có ai mà cho mượn chứ. Tự nhiên Doanh nghiệp người ta mất đi 1 khoản chi phí hợp lý => Vậy có ai cho mượn mà bảo là cho mượn đâu, im lặng là vàng.
Chủ yếu còn lại là phần ông bị cho mượn, ông cần hợp thức để mọi chi phí liên quan đến việc sử dụng TS này được đưa vào chi phí hợp lý. Thiếu gì cách hợp lý chứ đúng ko ??? Cần gì phải có hợp đồng mượn mới được.
Tóm lại nếu thích rõ ràng tuân thủ theo Pháp luật thì cho thuê 3 bên cùng có lợi.
 
Ðề: Hạch toán TSCĐ đi mượn, cho mượn

Nói tóm lại thì anh biennho và thichduthu hach toán ra sao cho cả 2 cty A và B :xinloinhe:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top