TK632 khi phát sinh bên nợ, nếu có hàng trả về thì sẻ có phát sinh bên có.
Còn 641, 642 thì
Ta thấy ngoài các trường hợp mà kết cấu tài khoản đã thể hiện thì khi phát sinh các khoản trả lại , giảm trừ... không có số phát sinh bên có, nhưng mà trong thực tế rất nhiều người vẩn để PS bên có như vậy ai đã quyết toán rồi cho ý kiến xem có bị phạt theo điều 9 của nghị định 185 không ?
Còn 641, 642 thì
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 641 - CHI PHÍ BÁN HÀNG
Bên Nợ:
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá bán thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 642 - CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Ta thấy ngoài các trường hợp mà kết cấu tài khoản đã thể hiện thì khi phát sinh các khoản trả lại , giảm trừ... không có số phát sinh bên có, nhưng mà trong thực tế rất nhiều người vẩn để PS bên có như vậy ai đã quyết toán rồi cho ý kiến xem có bị phạt theo điều 9 của nghị định 185 không ?
Ðiều 9. Vi phạm quy định về tài khoản kế toán
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn không được Bộ Tài chính chấp nhận.