Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Dragon489

Member
Hội viên mới
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán mới trong đó hướng dẫn hạch toán hoa hồng bán hàng đại lý đúng giá như sau :

Khi xác định hoa hồng bán hàng đúng giá mà đại lý được hưởng, bên Đại lý lập hóa đơn trên số hoa hồng thực hưởng để ghi giảm công nợ phải trả cho bên Chủ Hàng đồng thời hạch toán như sau :

Nợ TK 111, 131 : Phải thu, đã thu từ bán hàng của Đại lý
Có TK 331 : Số phải trả cho bên chủ hàng
Có TK 511 : Hoa hồng đại lý được hưởng
Có TK 33311 : Thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng
Nợ TK 331 : Cấn trừ số phải trả cho bên Chủ hàng

Bên Chủ hàng căn cứ vào báo cáo bán hàng của Đại lý, hóa đơn hoa hồng, thực hiện xuất hóa đơn trên phần bán của Đại lý và ghi nhận như sau :

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng đại lý
Có TK 33311 : Thuế GTGT hàng bán đại lý
Nợ TK 641 : Hoa hồng đại lý
Nợ TK 1331 : Thuế GTGT đầu vào của khoản hoa hồng
Nợ TK 131,138 : Số còn phải thu Đại lý

Nhìn vào hướng dẫn trên đây, chúng ta cần thấy có một số vấn đề như sau đồng thời kiến nghị phương hướng ghi nhận hạch toán cũng như quản lý nhằm thuận lợi hơn trong công tác quản lý số liệu kế toán :

Thứ nhất, hoa hồng không phải là giá trị gia tăng. Thật ra hoa hồng là một phần của giá trị gia tăng và phần giá trị gia tăng đó đã chịu thuế đầu ra của bên Chủ hàng. Trong trường hợp này, có thể thấy có một khoản thuế GTGT đã đánh 2 lần lên phần giá trị tương ứng với hoa hồng. Điều này không thể hiện đúng bản chất của thuế GTGT là không đánh trùng và cũng không thể hiện đúng bản chất của thuế GTGT là đánh lên phần giá trị gia tăng.

Thứ hai, nếu đánh thuế GTGT lên hoa hồng, thì mức hoa hồng đại lý được hưởng ở mức bao nhiêu trong biểu thuế GTGT. Mục I.1 Phần A Thông tư 120/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành nghị định 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT có quy định rõ về đối tượng chịu thuế GTGT là “… hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng …”. Vậy hoa hồng có nằm trong nhóm này hay không ?

Thứ ba, giả thiết rằng nếu chủ hàng gửi bán hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng Đại lý là đơn vị áp dụng PP khấu trừ thì sao ? Như vậy, cũng theo QĐ 15 thì trường hợp này không ghi nhận thuế GTGT của hoa hồng được hưởng. Không ghi nhận thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng thì mâu thuẩn với những phân tích phủ nhận ở điều thứ nhất , nếu ghi nhận hoa hồng thì không thoả đáng vì mặt hàn bán ra không chịu thuế nên hoa hồng bỗng nhiên chịu thuế sẽ làm cho khái niệm chịu thuế của hoa hồng tại những điều kiện khác nhau lại được suy diễn khác nhau. Tiếp đó, nếu giả thiết đại lý là đơn vị hạch toán theo PP trực tiếp, Chủ hàng thì theo PP khấu trừ và mặt hàng thì chịu thuế, thì việc xuất hóa đơn và quản lý sẽ ra sao ?
Ba phân tích trên đây hướng tới việc đề xuất một phương án thống nhất trong việc ghi nhận hoa hồng. Tuy nhiên, trước khi đề xuất, chúng ta hãy thử phân tích xem việc ghi nhận hoa hồng theo 4 sơ đồ 91H, 91I, 91J, 91K có thể hiện ưu điểm nào trong việc ghi nhận thuế của hoa hồng hay không ! Nếu xét về việc ghi nhận thuế của hoa hồng, thật sự việc hạch toán này giống như chỉ là một cách cân đối của kế toán. Đó là nếu ghi nhận thuế GTGT của hoa hồng thì Đại lý chịu nộp thuế GTGT đầu ra và Chủ hàng thì dùng nó làm đầu vào. Giả sử việc hạch toán này giúp cho Cơ quan thuế dễ kiểm tra hơn thì cũng không chính xác lắm, vì gặp phải phân tích thứ ba trên đây, còn gây khó khăn hơn.

Như vậy, thiết nghĩ việc ghi nhận hoa hồng không kèm theo ghi nhận thuế GTGT. Vì có ghi nhận thì cũng không thể hiện được gì mà còn làm cho kế toán rơi vào những tình huống khó khăn “muốn hiểu sao cũng được” (như phân tích thứ ba trên đây), đồng thời không thể hiện đúng ý nghĩa của thuế GTGT là đánh lên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ bán ra.

ThS. Lê Ngọc Lợi
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Thứ nhất, hoa hồng không phải là giá trị gia tăng. Thật ra hoa hồng là một phần của giá trị gia tăng và phần giá trị gia tăng đó đã chịu thuế đầu ra của bên Chủ hàng.

Hết ý kiến luôn. Phải mà không phải.

Thứ hai, nếu đánh thuế GTGT lên hoa hồng, thì mức hoa hồng đại lý được hưởng ở mức bao nhiêu trong biểu thuế GTGT. Mục I.1 Phần A Thông tư 120/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành nghị định 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế GTGT có quy định rõ về đối tượng chịu thuế GTGT là “… hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng …”. Vậy hoa hồng có nằm trong nhóm này hay không ?

Ặc. Nhà nước đánh thuế trên dịch vụ bán hàng giúp, đâu có đánh trên cái khoản chi trả của chủ hàng được gọi bằng cái tên tình iu "hoa hồng". Số tiền thu được từ dịch vụ này của Đại lý là "doanh thu tính thuế". Từ cái sai thứ nhất dẫn đến cái sai thứ hai. Nhà nước thu thuế của Đại lý chứ không thu của chủ hàng. Chủ hàng vẫn được khấu trừ.

TT120 như thế và sau này là TT32/2007 có hiệu lực từ 5/6/2007 cũng thế.

Thứ ba, giả thiết rằng nếu chủ hàng gửi bán hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng Đại lý là đơn vị áp dụng PP khấu trừ thì sao ? Như vậy, cũng theo QĐ 15 thì trường hợp này không ghi nhận thuế GTGT của hoa hồng được hưởng. Không ghi nhận thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng thì mâu thuẩn với những phân tích phủ nhận ở điều thứ nhất , nếu ghi nhận hoa hồng thì không thoả đáng vì mặt hàn bán ra không chịu thuế nên hoa hồng bỗng nhiên chịu thuế sẽ làm cho khái niệm chịu thuế của hoa hồng tại những điều kiện khác nhau lại được suy diễn khác nhau. Tiếp đó, nếu giả thiết đại lý là đơn vị hạch toán theo PP trực tiếp, Chủ hàng thì theo PP khấu trừ và mặt hàng thì chịu thuế, thì việc xuất hóa đơn và quản lý sẽ ra sao ?

Đây là vấn đề nhận định, hay là quan điểm.
Thuế GTGT thực tế và cả trên lý thuyết là loại thuế đánh vào người bán. Không phải đánh vào người mua. Đối tượng nộp thuế là người bán. Người bán là người đã tạo ra 1 khoảng GTGT.

Hiểu như thế sẽ lý giải các tình huống trong câu thứ 3.

Trong trường hợp này, có thể thấy có một khoản thuế GTGT đã đánh 2 lần lên phần giá trị tương ứng với hoa hồng. Điều này không thể hiện đúng bản chất của thuế GTGT là không đánh trùng và cũng không thể hiện đúng bản chất của thuế GTGT là đánh lên phần giá trị gia tăng.

Điều này đúng. Có khả năng sắp tới mọi hàng hóa dịch vụ sẽ chịu cùng 1 thuế suất 10%, hoặc 8% giống Mỹ.
Nhưng chắc là Nhà Nước phải rất cân nhắc. Nó có thể tạo biến động lớn. Về hành thu và với các hộ nông dân, buôn bán nhỏ...
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Hết ý kiến luôn. Phải mà không phải.
Ặc. Nhà nước đánh thuế trên dịch vụ bán hàng giúp, đâu có đánh trên cái khoản chi trả của chủ hàng được gọi bằng cái tên tình iu "hoa hồng". Số tiền thu được từ dịch vụ này của Đại lý là "doanh thu tính thuế". Từ cái sai thứ nhất dẫn đến cái sai thứ hai. Nhà nước thu thuế của Đại lý chứ không thu của chủ hàng. Chủ hàng vẫn được khấu trừ.

TT120 như thế và sau này là TT32/2007 có hiệu lực từ 5/6/2007 cũng thế.
Đây là vấn đề nhận định, hay là quan điểm.
Thuế GTGT thực tế và cả trên lý thuyết là loại thuế đánh vào người bán. Không phải đánh vào người mua. Đối tượng nộp thuế là người bán. Người bán là người đã tạo ra 1 khoảng GTGT.

Hiểu như thế sẽ lý giải các tình huống trong câu thứ 3.

Điều này đúng. Có khả năng sắp tới mọi hàng hóa dịch vụ sẽ chịu cùng 1 thuế suất 10%, hoặc 8% giống Mỹ.
Nhưng chắc là Nhà Nước phải rất cân nhắc. Nó có thể tạo biến động lớn. Về hành thu và với các hộ nông dân, buôn bán nhỏ...

+ THứ nhất : Ý kiến thứ nhất của bạn: Phải mà không phải: chưa rõ nghĩa, Giá trị của hàng hóa không thay đổi. thuế GTGT theo luật thuế GTGT thì được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, giá trị không tăng thêm nhưng vẫn chịu thuế GTGT.( Bạn phân biệt trong này là đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng nhé!) Cách hiểu của bạn chưa chính xác.
+ Ý kiến thứ 2 của bạn mâu thuẫn trực tiếp với ý kiến thứ nhất. Nhà nước đánh thuế GTGT trên dịch vụ bán hàng hộ nhưng giá trị của lô hàng không thay đổi, thu nhập của đại lý chỉ nên chịu thuế TNDN chứ không nên chịu thuế GTGT.
+ Ý kiến thứ 3: Bạn hiểu sai lầm, thuế GTGT đánh trên người bán nhưng người mua chịu, và người mua cuối cùng để sử dụng là người chịu tất cả các các lần thuế GTGT từ khâu sản xuất đên khâu lưu thông!
+ Ý kiến thứ 4: Hơi mơ hồ bạn cần giải thích rõ ràng hơn!

Mời pác [you] cùng tranh luận tiếp!

Thân!
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Đọc bài của Thạc sỹ Lê Ngọc Lợi thì thú thực rằng cái mà ông ta (hoặc bà ta) phân tích chỉ mang tính phiến diện một chiều.

Hôm nay xin phân tích điều thứ nhất. Bảo là hoa hồng không phải là phần giá trị gia tăng, thế thử hỏi nếu không có đại lý thì hàng hóa có đến tay người tiêu dùng hay không, các đại lý họ làm khâu lưu thông hàng hóa. Thế mà dám nói là không tăng giá trị.
Tiếp đến việc khẳng định thuế GTGT bị đánh trùng là một việc phiến diện, một chiều bởi chỉ xét ở khâu giá bán. Hàng bán đúng giá, đại lý bán đúng giá quy định thì chứng tỏ người tiêu dùng phải chịu thuế GTGT của hàng hóa đó ở mức đúng giá đó. Người đại lý bán hàng là người được giá trị tăng thêm ở khâu bán hàng thì họ phải chịu thuế GTGT ở khâu bán hàng, hoàn toàn hợp lý.

Ông sản xuất thì ông chỉ làm sản phẩm đến giai đoạn giá bán cho đại lý nhưng ông lại là người quản lý giá bán. chính vì vậy ông phải là người quản lý toàn bộ phần giá trị gia tăng đó. và ông xuất giá trị gia tăng toàn bộ và ông được khấu trừ đầu vào. Thế thôi.

Không hiểu bác Lợi viết trên tạp chí nào nhưng nếu viết điều thứ nhất như thế này thì có thể : 1 Viết không rõ nghĩa muốn trình bày, hai liên quan tới nhuận bút, ba không có cái nhìn đầy đủ về thuế GTGT.
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Đọc bài của Thạc sỹ Lê Ngọc Lợi thì thú thực rằng cái mà ông ta (hoặc bà ta) phân tích chỉ mang tính phiến diện một chiều.
+ Hoa hồng là khoản mà DN SX hàng hoá muốn tới tay người tiêu thụ thì phải trả cho đại lý trung gian 1 khoản phí thuê họ bán hàng. Cái chi phí này của DN được hạch toán vào TK 641. Đối với đại lý bán hàng đúng giá thì chỉ được hưởng phần công mà DN SX trả cho họ khi giúp họ tiêu thụ hàng hoá mà thôi, Bác Sẹo hiểu thế nào là đúng giá và không đúng giá. Bác chú ý cho em một điều nhà SX đã tính toán cả cái phần chi phí bán hàng phải trả cho dại lý đó vào giá SP rồi và hoj chịu thuế GTGT cho cái khoản gọi là hoa hồng cho đại lý nó chìm trong giá bán của SP ra thị trường khi DN XĐ DT.

Trong bút toán
Nợ TK 632
Có TK 155

Nợ TK 131,111,112
Có TK 5112
Có TK 33311

Cái chênh lệch phải trả cho đại lý nó nằm trong thằng chênh lệc giữa 632 và 5112 và nó bị đánh thuế bởi 33311.

Hôm nay xin phân tích điều thứ nhất. Bảo là hoa hồng không phải là phần giá trị gia tăng, thế thử hỏi nếu không có đại lý thì hàng hóa có đến tay người tiêu dùng hay không, các đại lý họ làm khâu lưu thông hàng hóa. Thế mà dám nói là không tăng giá trị.
Tiếp đến việc khẳng định thuế GTGT bị đánh trùng là một việc phiến diện, một chiều bởi chỉ xét ở khâu giá bán. Hàng bán đúng giá, đại lý bán đúng giá quy định thì chứng tỏ người tiêu dùng phải chịu thuế GTGT của hàng hóa đó ở mức đúng giá đó. Người đại lý bán hàng là người được giá trị tăng thêm ở khâu bán hàng thì họ phải chịu thuế GTGT ở khâu bán hàng, hoàn toàn hợp lý.

+ Nếu đại lý bán hàng mà họ bán giá khác không phải giá của nhà SX thì họ phải chịu thuế GTGT trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa mà họ bán ra. Như vậy bản chất của đại lý bán hàng đúng giá không còn nữa mà chuyển sang đại lý bán hàng không đúng giá.

Ông sản xuất thì ông chỉ làm sản phẩm đến giai đoạn giá bán cho đại lý nhưng ông lại là người quản lý giá bán. chính vì vậy ông phải là người quản lý toàn bộ phần giá trị gia tăng đó. và ông xuất giá trị gia tăng toàn bộ và ông được khấu trừ đầu vào. Thế thôi.

+ Nếu đại lý quản lý giá bán thì họ không là đại lý bán hàng đúng giá, trường hợp trên là đại lý bán đúng giá mà nhà SX đưa ra và nhà SX quản lý giá.

Không hiểu bác Lợi viết trên tạp chí nào nhưng nếu viết điều thứ nhất như thế này thì có thể : 1 Viết không rõ nghĩa muốn trình bày, hai liên quan tới nhuận bút, ba không có cái nhìn đầy đủ về thuế GTGT.

Cái này bác Sẹo kết luận vội vàng quá, cái đưa ra để bàn luận không phải là vì nhuận bút mà vì còn thắc mắc, giống như chúng ta ở đây phân tích nó thì có được nhuận bút không?

Mời Pác [you] bàn luận tiếp về vấn đề này!:cheers1:

Thân!
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

+ THứ nhất : Ý kiến thứ nhất của bạn: Phải mà không phải: chưa rõ nghĩa, Giá trị của hàng hóa không thay đổi. thuế GTGT theo luật thuế GTGT thì được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, giá trị không tăng thêm nhưng vẫn chịu thuế GTGT.( Bạn phân biệt trong này là đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng nhé!) Cách hiểu của bạn chưa chính xác.

Xem lại: Thạc sỹ Lê Ngọc Lợi nói 2 câu:

"Thứ nhất, hoa hồng không phải là giá trị gia tăng.
Thật ra hoa hồng là một phần của giá trị gia tăng và phần giá trị gia tăng đó đã chịu thuế đầu ra của bên Chủ hàng".


Câu 1: hoa hồng không phải là GTGT.
Câu 2: thật ra hoa hồng là một phần của giá trị gia tăng.

Giống như: bê không phải là bò mà là con của con bò.

Cách hiểu của tôi là: bò to thì thuế to, bê nhỏ thì thuế nhỏ.

Bò là 1 con. Bê là 1 con. Chừng nào nó còn nằm trong bụng mẹ thì không tính.

Đại lý có DKKD thì tính phần thuế của đại lý. Tại sao ông (bà) ThS Lợi lại bắt đại lý nằm trong bụng chủ hàng?

Giá trị cuối cùng đến người tiêu dùng là bao nhiêu thì Nhà nước chỉ lấy phần thuế bấy nhiêu. Chủ hàng vẫn được khấu trừ cơ mà.


+ Ý kiến thứ 2 của bạn mâu thuẫn trực tiếp với ý kiến thứ nhất. Nhà nước đánh thuế GTGT trên dịch vụ bán hàng hộ nhưng giá trị của lô hàng không thay đổi, thu nhập của đại lý chỉ nên chịu thuế TNDN chứ không nên chịu thuế GTGT

Ý thứ nhất tôi đã không đồng ý với ThS Lợi nên ý thứ 2 của tôi sao mâu thuẫn ý thứ 1 của chính tôi được?
Nhà nước không thu thuế GTGT trên món hàng bán mà thu trên giá trị dịch vu mà đại lý cung cấp.

Vì hiểu thuế GTGT thu của đại lý trên cơ sở giá tính thuế là giá bán của món hàng (điều này hoàn toàn sai) nên ThS Lợi lúng túng trong câu 3:

Thứ ba, giả thiết rằng nếu chủ hàng gửi bán hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng Đại lý là đơn vị áp dụng PP khấu trừ thì sao ?

và:

Tiếp đó, nếu giả thiết đại lý là đơn vị hạch toán theo PP trực tiếp, Chủ hàng thì theo PP khấu trừ và mặt hàng thì chịu thuế, thì việc xuất hóa đơn và quản lý sẽ ra sao ?

2 vấn đề PP thu thuế đối tượng không chịu thuế GTGT là 2 cái khác nhau. Sao nhập cục làm 1 được.

- Hàng hóa không chịu thuế GTGT: khỏi bàn, vì đã có chịu thuế đâu mà bảo bị tính 2 lần. Có chăng là nó chỉ được miễn 1 phần chứ không phải toàn bộ trong chuỗi các đối tượng tham gia vào quá trình: người SX - người bán - người tiêu dùng. Hỏi rằng các đối tượng hàng hóa dịch vụ được miễn thuế GTGT khác có chịu chung tình trạng này không? Câu trả lời là "Có". Chẳng riêng gì bán đúng hay không đúng giá đâu. Tất cả.

- VIệc 1 trong 2 đơn vị không đủ điều kiện để tính khấu trừ buộc phải áp dụng PP trực tiếp. Thực tế người nộp theo PP trực tiếp vẫn trên giấy trắng mực đen là nộp thuế GTGT. Đó là lý do tôi phát biểu câu thứ 4 đấy.
------------------------------------
+ Ý kiến thứ 3: Bạn hiểu sai lầm, thuế GTGT đánh trên người bán nhưng người mua chịu, và người mua cuối cùng để sử dụng là người chịu tất cả các các lần thuế GTGT từ khâu sản xuất đên khâu lưu thông!

Nếu là tôi hiểu sai thì mời xem lại TT32/2007 hoặc các TT về thuế GTGT cũ khác. Ở phần đầu luôn là định nghĩa về "đối tượng chịu thuế" và "đối tượng nộp thuế". Không có chỗ nào nói là người mua chịu tất cả về việc nộp thuế của người bán.

Việc người mua là người gánh chịu là tác động dây chuyền của thuế. Có loại thuế gián thu nào không thế?

Và hơn thế nữa, có loại chi phí SX-KD nào không thế? Chẳng phải người mua cuối cùng là người bỏ tiền cho tất cả sao? Nếu đúng thế thi cần gì phân tích thuế riêng ra làm chi nữa. Cuối cùng sau dông dài phân tích bác cũng đi đến kết luận 1 câu đương nhiên là "người mua trả tất tần tật". Cả tiền NVL, NC thậm chí lãi của các bên và cả hoa hồng của đại lý cũng là người mua trả.

Khỏi phân tích ai cũng biết điều đó.
-------------------------------------------------------------------------------
Bạn có biết điều này: Luật thuế GTGT của VN là tham khảo từ luật thuế GTGT của các nước phát triển Pháp, Mỹ, Đức và của cả Đài Loan.

Văn bản luật thuế GTGT của Đài Loan tôi có trong tay cho thấy: các cty vận tải quốc tế được phép chọn chịu thuế hoặc không chịu thuế GTGT cho dịch vụ vận tải quốc tế của họ.

Nếu thực chất thuế GTGT không đánh vào cty vận tải mà đánh vào người tiêu dùng thì việc gì họ được phép chọn và chọn làm gì khi thuế không đánh vào họ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

2 vấn đề PP thu thuế đối tượng không chịu thuế GTGT là 2 cái khác nhau. Sao nhập cục làm 1 được.

- Hàng hóa không chịu thuế GTGT: khỏi bàn, vì đã có chịu thuế đâu mà bảo bị tính 2 lần. Có chăng là nó chỉ được miễn 1 phần chứ không phải toàn bộ trong chuỗi các đối tượng tham gia vào quá trình: người SX - người bán - người tiêu dùng. Hỏi rằng các đối tượng hàng hóa dịch vụ được miễn thuế GTGT khác có chịu chung tình trạng này không? Câu trả lời là "Có". Chẳng riêng gì bán đúng hay không đúng giá đâu. Tất cả.

- VIệc 1 trong 2 đơn vị không đủ điều kiện để tính khấu trừ buộc phải áp dụng PP trực tiếp. Thực tế người nộp theo PP trực tiếp vẫn trên giấy trắng mực đen là nộp thuế GTGT. Đó là lý do tôi phát biểu câu thứ 4 đấy.
------------------------------------


Nếu là tôi hiểu sai thì mời xem lại TT32/2007 hoặc các TT về thuế GTGT cũ khác. Ở phần đầu luôn là định nghĩa về "đối tượng chịu thuế" và "đối tượng nộp thuế". Không có chỗ nào nói là người mua chịu tất cả về việc nộp thuế của người bán.

Việc người mua là người gánh chịu là tác động dây chuyền của thuế. Có loại thuế gián thu nào không thế?

Và hơn thế nữa, có loại chi phí SX-KD nào không thế? Chẳng phải người mua cuối cùng là người bỏ tiền cho tất cả sao? Nếu đúng thế thi cần gì phân tích thuế riêng ra làm chi nữa. Cuối cùng sau dông dài phân tích bác cũng đi đến kết luận 1 câu đương nhiên là "người mua trả tất tần tật". Cả tiền NVL, NC thậm chí lãi của các bên và cả hoa hồng của đại lý cũng là người mua trả.

Khỏi phân tích ai cũng biết điều đó.
-------------------------------------------------------------------------------
Bạn có biết điều này: Luật thuế GTGT của VN là tham khảo từ luật thuế GTGT của các nước phát triển Pháp, Mỹ, Đức và của cả Đài Loan.

Văn bản luật thuế GTGT của Đài Loan tôi có trong tay cho thấy: các cty vận tải quốc tế được phép chọn chịu thuế hoặc không chịu thuế GTGT cho dịch vụ vận tải quốc tế của họ.

Nếu thực chất thuế GTGT không đánh vào cty vận tải mà đánh vào người tiêu dùng thì việc gì họ được phép chọn và chọn làm gì khi thuế không đánh vào họ?

+ Tôi cũng đã đọc thông tư 32/2007/TT-BTC từ khi nó chưa có hiệu lực vào ngày 4 tháng 6 năm 2007, vấn đề mà chúng ta bàn luận ở đây là, nếu đại lý bán hàng đúng giá chỉ nhận hoa hồng, thì tại sao họ lại phải chịu thuế GTGT khi xuất HĐ GTGT nhận phần hoa hồng đúng giá đó, nhà CC được khấu trừ nhưng người nhận làm đại lý lại phải đóng.

Bạn có thể hiểu theo sơ đồ sau:
+ Tổng hợp CP SX-> giá vốn -> Doanh thu, khoản chênh lệch giá vốn và DT là khoản mà nhà SX tính cả chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý và đã chịu thuế GTGT ở giá bán đó, cụ thể là trong bút toán
Nợ TK 111,112,131
Có TK 5112
Có TK 33311
thì cái chênh lềch trong đó có cả thuế GTGT của chi phí hoa hồng của nhà SX cho đại lý bán đúng giá, đã chịu thuế GTGT, trong khi đó khi nhận khoản tiền hoa hồng này thì đại lý lại phải xuất HĐ GTGT ngược lại để nhận DT và chịu tiếp 1 lần thuế GTGT nữa mà giá trị hàng hóa bán ra không thay đổi( vì giá bán đã gồm cả chi phí hoa hồng cho đại lý rồi) thuê GTGT đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, trong trường hợp này giá trị của hàng hóa không hề tăng thêm, cái chi phí hoa hồng mà DN sx đã trả cho đại lý nằm trong giá bán ra chịu thuế GTGT và ghi nhận DT chịu thuế TNDN, đại lý bán đúng giá chỉ nhận được hoa hồng mà nhà SX trả cho chứ không làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, vậy thuế GTGT đáng vào giá trị tăng thêm nào trong trường hợp này?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

+ Tôi cũng đã đọc thông tư 32/2007/TT-BTC từ khi nó chưa có hiệu lực vào ngày 4 tháng 6 năm 2007, vấn đề mà chúng ta bàn luận ở đây là, nếu đại lý bán hàng đúng giá chỉ nhận hoa hồng, thì tại sao họ lại phải chịu thuế GTGT khi xuất HĐ GTGT nhận phần hoa hồng đúng giá đó, nhà CC được khấu trừ nhưng người nhận làm đại lý lại phải đóng.

Bạn có thể hiểu theo sơ đồ sau:
+ Tổng hợp CP SX-> giá vốn -> Doanh thu, khoản chênh lệch giá vốn và DT là khoản mà nhà SX tính cả chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý và đã chịu thuế GTGT ở giá bán đó, cụ thể là trong bút toán
Nợ TK 111,112,131
Có TK 5112
Có TK 33311
thì cái chênh lềch trong đó có cả thuế GTGT của chi phí hoa hồng của nhà SX cho đại lý bán đúng giá, đã chịu thuế GTGT, trong khi đó khi nhận khoản tiền hoa hồng này thì đại lý lại phải xuất HĐ GTGT ngược lại để nhận DT và chịu tiếp 1 lần thuế GTGT nữa mà giá trị hàng hóa bán ra không thay đổi( vì giá bán đã gồm cả chi phí hoa hồng cho đại lý rồi) thuê GTGT đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, trong trường hợp này giá trị của hàng hóa không hề tăng thêm, cái chi phí hoa hồng mà DN sx đã trả cho đại lý nằm trong giá bán ra chịu thuế GTGT và ghi nhận DT chịu thuế TNDN, đại lý bán đúng giá chỉ nhận được hoa hồng mà nhà SX trả cho chứ không làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, vậy thuế GTGT đáng vào giá trị tăng thêm nào trong trường hợp này?
Sao cứ nhắc lại ý này hoài.
Đại lý đã thực hiện phần giá trị tăng thêm. Không thể phủ nhận.
Nếu bán không qua đại lý mà chủ hàng trực tiếp đứng bán. Thì khi đó phần giá trị tăng thêm là do chủ hàng thực hiện.
Bạn có cho là tính trùng hay không nếu bạn bán hàng và thuê cty vận chuyển giao hàng?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Sao cứ nhắc lại ý này hoài.
Đại lý đã thực hiện phần giá trị tăng thêm. Không thể phủ nhận.
Nếu bán không qua đại lý mà chủ hàng trực tiếp đứng bán. Thì khi đó phần giá trị tăng thêm là do chủ hàng thực hiện.
Bạn có cho là tính trùng hay không nếu bạn bán hàng và thuê cty vận chuyển giao hàng?

+ Khà khà, Bác cứ bình tĩnh :
Nếu bán không qua đại lý mà chủ hàng trực tiếp đứng bán. Thì khi đó phần giá trị tăng thêm là do chủ hàng thực hiện.

Thế nếu bác thực hiện như thế thì có đại lý bán hàng đúng giá không? Bỏ luôn nó đi chứ bác?


+ Cái này bác lại chuyển mất đề tài mà em với bác đang thảo luận đi roài!
Cái chúng ta đang thảo luận là đại lý bán hàng đúng giá nhé!

Bạn có cho là tính trùng hay không nếu bạn bán hàng và thuê cty vận chuyển giao hàng?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Vậy thì ta quay lại 1 chút xíu đi.
Đại lý bán đúng giá là 1 ngành hoàn toàn mới hay nó cũng chỉ là hoạt động thương mại bình thường?
Tại làm sao cơ quan Thống kê phải xây dựng công thức tính riêng cho nó khi thống kê GDP?
Đối với chủ hàng thì đại lý chỉ là 1 nhà cung cấp dịch vụ hay là khách hàng mua hàng?
Hiển nhiên, nó giống như hàng ký gửi thôi. Khi đại lý nhận thì hàng vẫn chưa chuyển quyền sở hữu nên chưa xuất hóa đơn. Khi đại lý bán được thì sẽ liên hệ chủ hàng để chủ hàng xuất hóa đơn. Và do đó, đại lý chỉ còn xuất hóa đơn phần hoa hồng được hưởng cho chủ hàng để nhận tiền hoa hồng. Đối với chủ hàng thì hóa đơn của đại lý sẽ được xử lý, ghi sổ y như là các chi phí bán hàng khác, chẳng hạn chi phí vận chuyển.
Đối với đại lý độc quyền thì hợp đồng thường có dạng là mua dứt bán đoạn. Khi đó, bên chủ hàng bán thẳng cho đại lý và vẫn kiểm soát giá bán ra của đại lý. Lúc này hóa đơn bán ra dĩ nhiên là do đại lý xuất.
Hai hình thức đó sẽ khác nhau về hóa đơn của bên chủ hàng nhưng cả 2 đều có cùng GTGT khi đến tay người tiêu dùng.
Và tôi không thấy có gì sai về kế toán, kinh tế học hay quản lý thuế cả.
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Vậy thì ta quay lại 1 chút xíu đi.
Đại lý bán đúng giá là 1 ngành hoàn toàn mới hay nó cũng chỉ là hoạt động thương mại bình thường?
Tại làm sao cơ quan Thống kê phải xây dựng công thức tính riêng cho nó khi thống kê GDP?
Đối với chủ hàng thì đại lý chỉ là 1 nhà cung cấp dịch vụ hay là khách hàng mua hàng?
Hiển nhiên, nó giống như hàng ký gửi thôi. Khi đại lý nhận thì hàng vẫn chưa chuyển quyền sở hữu nên chưa xuất hóa đơn. Khi đại lý bán được thì sẽ liên hệ chủ hàng để chủ hàng xuất hóa đơn. Và do đó, đại lý chỉ còn xuất hóa đơn phần hoa hồng được hưởng cho chủ hàng để nhận tiền hoa hồng. Đối với chủ hàng thì hóa đơn của đại lý sẽ được xử lý, ghi sổ y như là các chi phí bán hàng khác, chẳng hạn chi phí vận chuyển.
Đối với đại lý độc quyền thì hợp đồng thường có dạng là mua dứt bán đoạn. Khi đó, bên chủ hàng bán thẳng cho đại lý và vẫn kiểm soát giá bán ra của đại lý. Lúc này hóa đơn bán ra dĩ nhiên là do đại lý xuất.
Hai hình thức đó sẽ khác nhau về hóa đơn của bên chủ hàng nhưng cả 2 đều có cùng GTGT khi đến tay người tiêu dùng.
Và tôi không thấy có gì sai về kế toán, kinh tế học hay quản lý thuế cả.

Theo em thì bác muontennguoi sai lầm trong cách hiểu và hạch toán của hình thức đại lý bán đúng giá rồi ạ! Với cương vị cán bộ thuế nhà nước thì luôn luôn tận thu, đối với đại lý thông thường, thì việc đánh thuế GTGT trên hàng bán ra của đại lý( giá do đại lý quy định là hoàn toàn đúng đắn và chính xác, chúng ta không bàn luận thêm ở đây). vấn đề bài viết của bác Dragon và của Thạc sĩ Lợi thì đưa ra cái kẽ hở bị đánh thuế từ khâu SX đến tiêu dùng. Thưa bác muontennguoi bác hiểu như thế nào là đại lý bán đúng giá? Nếu đại lý bán đúng giá là đại lý do DN thực hiện thì chẳng lẽ đại lý lấy HD GTGT của cty để xuất ngược lại cho cty lãnh hoa hồng à? Nếu đại lý bán đúng giá không có tư cách pháp nhân thì lấy hóa đơn bán lẻ để xuất cho cty sao? Và nếu đại lý bán đúng giá tự ý thay đổi giá làm thay đổi giá bán của cty thì sao? Em là dân mới ra trường mới đi làm cũng tí táy đọc luật, và tìm hiểu chế độ kế toán, thuế Việt Nam em cũng có rất nhiều thắc mắc mong pác giúp đỡ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
+ Hoa hồng là khoản mà DN SX hàng hoá muốn tới tay người tiêu thụ thì phải trả cho đại lý trung gian 1 khoản phí thuê họ bán hàng. Cái chi phí này của DN được hạch toán vào TK 641. Đối với đại lý bán hàng đúng giá thì chỉ được hưởng phần công mà DN SX trả cho họ khi giúp họ tiêu thụ hàng hoá mà thôi, Bác Sẹo hiểu thế nào là đúng giá và không đúng giá. Bác chú ý cho em một điều nhà SX đã tính toán cả cái phần chi phí bán hàng phải trả cho dại lý đó vào giá SP rồi và hoj chịu thuế GTGT cho cái khoản gọi là hoa hồng cho đại lý nó chìm trong giá bán của SP ra thị trường khi DN XĐ DT.

Trong bút toán
Nợ TK 632
Có TK 155

Nợ TK 131,111,112
Có TK 5112
Có TK 33311

Cái chênh lệch phải trả cho đại lý nó nằm trong thằng chênh lệc giữa 632 và 5112 và nó bị đánh thuế bởi 33311.



+ Nếu đại lý bán hàng mà họ bán giá khác không phải giá của nhà SX thì họ phải chịu thuế GTGT trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa mà họ bán ra. Như vậy bản chất của đại lý bán hàng đúng giá không còn nữa mà chuyển sang đại lý bán hàng không đúng giá.



+ Nếu đại lý quản lý giá bán thì họ không là đại lý bán hàng đúng giá, trường hợp trên là đại lý bán đúng giá mà nhà SX đưa ra và nhà SX quản lý giá.



Cái này bác Sẹo kết luận vội vàng quá, cái đưa ra để bàn luận không phải là vì nhuận bút mà vì còn thắc mắc, giống như chúng ta ở đây phân tích nó thì có được nhuận bút không?

Mời Pác [you] bàn luận tiếp về vấn đề này!:cheers1:

Thân!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Thực ra Gã sẹo đã đọc rất kỹ bài của Rồng rồi nhưng vẫn chưa thấy có cơ sở vững vàng trong việc lập luận, bạn có thể nêu kỹ vấn đề được không?
Mình thấy bạn hiểu nhầm vấn đề ở chỗ này :
Trích của rồng : nếu đại lý bán hàng đúng giá chỉ nhận hoa hồng, thì tại sao họ lại phải chịu thuế GTGT khi xuất HĐ GTGT nhận phần hoa hồng đúng giá đó, nhà CC được khấu trừ nhưng người nhận làm đại lý lại phải đóng.

Bạn thử phân tích chi tiết phần này, đây là mấu chốt của vấn đề, theo mình nghĩ cái mà bạn muốn phân tích là ở chỗ này.

Quan điểm của muontennguoi phù hợp với quan điểm của Gã sẹo.
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Thực ra Gã sẹo đã đọc rất kỹ bài của Rồng rồi nhưng vẫn chưa thấy có cơ sở vững vàng trong việc lập luận, bạn có thể nêu kỹ vấn đề được không?
Mình thấy bạn hiểu nhầm vấn đề ở chỗ này :
Trích của rồng : nếu đại lý bán hàng đúng giá chỉ nhận hoa hồng, thì tại sao họ lại phải chịu thuế GTGT khi xuất HĐ GTGT nhận phần hoa hồng đúng giá đó, nhà CC được khấu trừ nhưng người nhận làm đại lý lại phải đóng.

Bạn thử phân tích chi tiết phần này, đây là mấu chốt của vấn đề, theo mình nghĩ cái mà bạn muốn phân tích là ở chỗ này.

Quan điểm của muontennguoi phù hợp với quan điểm của Gã sẹo.

Vậy thì chúng ta lại bàn luận tiếp nữa nhé Bác Sẹo:
+ Chi phí hoa hồng mà nhà cung cấp trả cho đại lý bán đúng giá nó nằm trong giá bán: Khi bác xác định giá bán của SP bác đã tính luôn cả khoản chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý bán hàng đúng giá. Do đó khi bán được hàng thì nhà cung cấp nộp thuế VAT đầu ra cho số hàng mà đại lý bán đúng giá đã bán tức đã nộp thuế GTGT cho chi phí thuê đại lý bán đúng giá (hoa hồng) kia rồi! giá bán của SP không hề thay đổi khi qua tay đại lý bán hàng đúng giá, nếu đại lý bán đúng giá xuất HĐ GTGT để nhận khoản hoa hồng do nhà CC kia trả thì nhà cung cấp đương nhiên được khấu trừ thuế GTGT cho HĐ đầu vào chi phí hoa hồng cho đại lý. khi đó cái chi phí hoa hồng đã nằm trong giá bán kia được khấu trừ lại thuế thuế GTGT mà DN thực nộp ra chỉ là:
Có TK 3331(khi bán SP) - Nợ TK 133( khi nhận HĐ GTGT do đại lý bán đúng giá xuất lại). Vậy trong trường hợp này giá trị của hàng hóa không hề thay đổi nhưng thuế GTGT lại thay đổi=> Có vô lý không thưa bác Sẹo?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Vậy thì chúng ta lại bàn luận tiếp nữa nhé Bác Sẹo:
+ Chi phí hoa hồng mà nhà cung cấp trả cho đại lý bán đúng giá nó nằm trong giá bán: Khi bác xác định giá bán của SP bác đã tính luôn cả khoản chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý bán hàng đúng giá. Do đó khi bán được hàng thì nhà cung cấp nộp thuế VAT đầu ra cho số hàng mà đại lý bán đúng giá đã bán tức đã nộp thuế GTGT cho chi phí thuê đại lý bán đúng giá (hoa hồng) kia rồi! giá bán của SP không hề thay đổi khi qua tay đại lý bán hàng đúng giá, nếu đại lý bán đúng giá xuất HĐ GTGT để nhận khoản hoa hồng do nhà CC kia trả thì nhà cung cấp đương nhiên được khấu trừ thuế GTGT cho HĐ đầu vào chi phí hoa hồng cho đại lý. khi đó cái chi phí hoa hồng đã nằm trong giá bán kia được khấu trừ lại thuế thuế GTGT mà DN thực nộp ra chỉ là:
Có TK 3331(khi bán SP) - Nợ TK 133( khi nhận HĐ GTGT do đại lý bán đúng giá xuất lại). Vậy trong trường hợp này giá trị của hàng hóa không hề thay đổi nhưng thuế GTGT lại thay đổi=> Có vô lý không thưa bác Sẹo?

Hehehehehehe, Phải phân tích như trên thì mới thấy rõ được hỉ?
Thưa với Rồng, Rồng phân tích hoàn toàn đúng nhưng có một cái Rồng vẫn chưa hiểu, đó là người thực hiện công việc xứng đáng với hoa hồng chính là đại lý. Người ta phụ trách khâu bán hàng thì người ta phải chịu thuế GTGT phần đó. Họ phải nộp thuế phần đó. Người cung cấp họ chỉ phải chịu phần thuế GTGT của phần mà giá trị họ sản xuất sản phẩm gia tăng nên họ chỉ phải nộp phần đó, tuy nhiên họ đã nộp tăng (bởi họ là người xuất hóa đơn cuối cùng- đặc thù của đại lý bán đúng giá) nên họ được khấu trừ phần thuế mà họ đã nộp thay đại lý.
Người tiêu dùng từ đầu đến cuối vẫn phải chịu thuế GTGT . Tuy nhiên không ai được lợi thuế GTGT một đồng nào ( có lợi thì chỉ lợi trong việc chiếm dụng tiền thuế GTGT trong một thời gian thôi).

Rồng , ý Rồng thế nào?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Hehehehehehe, Phải phân tích như trên thì mới thấy rõ được hỉ?
Thưa với Rồng, Rồng phân tích hoàn toàn đúng nhưng có một cái Rồng vẫn chưa hiểu, đó là người thực hiện công việc xứng đáng với hoa hồng chính là đại lý. Người ta phụ trách khâu bán hàng thì người ta phải chịu thuế GTGT phần đó. Họ phải nộp thuế phần đó. Người cung cấp họ chỉ phải chịu phần thuế GTGT của phần mà giá trị họ sản xuất sản phẩm gia tăng nên họ chỉ phải nộp phần đó, tuy nhiên họ đã nộp tăng (bởi họ là người xuất hóa đơn cuối cùng- đặc thù của đại lý bán đúng giá) nên họ được khấu trừ phần thuế mà họ đã nộp thay đại lý.
Người tiêu dùng từ đầu đến cuối vẫn phải chịu thuế GTGT . Tuy nhiên không ai được lợi thuế GTGT một đồng nào ( có lợi thì chỉ lợi trong việc chiếm dụng tiền thuế GTGT trong một thời gian thôi).

Rồng , ý Rồng thế nào?

Hi hi em lại bàn thêm chút nữa nhé bác Sẹo, thế giá trị SP có tăng nên khi thông qua đại lý bán đúng giá để tới tay người tiêu dùng không? Và nếu như bác nói thì thuế GTGT không phải đánh trên GT tăng thêm của hàng hóa sao? Mà lại đánh trên phần giá trị giảm của hàng hóa tức giá bán ra khi ghi nhận DT và DT sau khi đã trừ hoa hồng trả cho đại lý. Hơi ngược ?:hypo: ý bác sẹo thế nào ạ?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Giá trị sản phẩm ĐÃ tăng do quy định bán đúng giá đó.
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Như thế này nhé:
Đầu tiên có một ít thuốc súng với một ít gỗ, một ít sắt mua của mấy thằng sản suất ra cái đó về sản xuất lựu đạn. Giá trị mua thuốc,gỗ,sắt khoảng 100, thuế 10. Sản xuất xong ngồi nghĩ ngợi công nhân mấy thằng hút thuốc lá khi sản xuất (thọ ít tuổi) làm giá thành cao vọt lên. Thế là giá trị gia tăng của lựu đạn lại tăng vọt lên 1.000. nếu bán ra thuế GTGT lại là 100. Tuy nhiên lựu đạn không thể bán linh tinh được,phải quản lý giá, phải cho chúng nó bán cùng một giá không nhỡ may nó bán giá thấp, thằng nhà nghèo cũng có tiền mua lựu đạn ném chết thằng giầu. Để giải quyết vấn đề này đề nghị ông đại lý tổ chức bán hàng cho tôi, thuê người, thuê mặt tiền thật đẹp vào để bán cho thằng giầu, tôi trả ông hoa hồng 1.000. Ông nhận 1.000 của tôi thì ông phải nộp thuế GTGT của phần đó rồi còn gì. thế là ông xuất cho tôi bởi ông là người cung cấp dịch vụ cho tôi.
Tôi thì thôi tôi đứng ra nộp thuế cho ông vậy. Phần tôi 100 tôi nộp, phần ông 100 tôi nộp hộ rồi tôi khấu trừ lại, huề.
Thế là thằng nhà nghèo vẫn bị thằng nhà giầu ném lựu đạn, thế giới toàn thằng giầu, hehehehheheh
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Như thế này nhé:
Đầu tiên có một ít thuốc súng với một ít gỗ, một ít sắt mua của mấy thằng sản suất ra cái đó về sản xuất lựu đạn. Giá trị mua thuốc,gỗ,sắt khoảng 100, thuế 10. Sản xuất xong ngồi nghĩ ngợi công nhân mấy thằng hút thuốc lá khi sản xuất (thọ ít tuổi) làm giá thành cao vọt lên. Thế là giá trị gia tăng của lựu đạn lại tăng vọt lên 1.000. nếu bán ra thuế GTGT lại là 100. Tuy nhiên lựu đạn không thể bán linh tinh được,phải quản lý giá, phải cho chúng nó bán cùng một giá không nhỡ may nó bán giá thấp, thằng nhà nghèo cũng có tiền mua lựu đạn ném chết thằng giầu. Để giải quyết vấn đề này đề nghị ông đại lý tổ chức bán hàng cho tôi, thuê người, thuê mặt tiền thật đẹp vào để bán cho thằng giầu, tôi trả ông hoa hồng 1.000. Ông nhận 1.000 của tôi thì ông phải nộp thuế GTGT của phần đó rồi còn gì. thế là ông xuất cho tôi bởi ông là người cung cấp dịch vụ cho tôi. Tôi thì thôi tôi đứng ra nộp thuế cho ông vậy. Phần tôi 100 tôi nộp, phần ông 100 tôi nộp hộ rồi tôi khấu trừ lại, huề.
Thế là thằng nhà nghèo vẫn bị thằng nhà giầu ném lựu đạn, thế giới toàn thằng giầu, hehehehheheh

Khà khà, mấy cái đó em cũng ứ hiểu, tớ thuê hắn bán đúng giá cho tớ, tớ với hắn thỏa thuận về tiền hoa hồng, giá tớ quyết định, hắn chỉ lảm công cho tớ thôi, cái hắn được nhận nếu hắn là cá nhân thì hắn phải nộp thuế TNCN nếu tớ trả hắn mức phải nộp, hắn bán cho tớ nếu hắn không có HD (tư cách pháp nhân ) thì đố hắn xuất ngược lại được HD cho tớ để ghi nhận hoa hồng đó mà như thế tớ không được khấu trừ thuế, hàng tháng hắn bán giúp tớ rùi gửi bảng kê về cho tớ, trường hợp này tớ không xuất HĐ GTGT chuyển hàng cho hắn mà tớ chỉ viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mà thôi! Vậy Bác Sẹo làm gì trường hợp này( thằng này bán được nhiều , bác không thể bỏ nó được)?
 
Ðề: Hạch toán hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá( QĐ 15)

Đúng rồi, nếu hắn là cá nhân hoặc không có tư cách pháp nhân thì hắn ắt hẳn phải là người của bạn rồi, bạn dùng cái phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ trong trường hợp này là đúng rồi hehehehehe, nếu không hắn buôn bán chui lủi à. Mà đã là người của bạn thì thuế GTGT bạn phải đóng là đúng rồi. Hehehehe, bạn hiểu vấn đề chưa?, và đây không phải là đại lý của bạn nữa rồi. chuyển đề tài khác rồi
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top