Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

Ðề: cách hạch toán

Ai kêu áp dụng 32 chi mà còn thắc mắc.
Áp dụng thằng 30 ấy

Thằng 30 cũng không áp dụng được ở đây với lý do:
-Đây ko phải là hàng mẫu,hàng khuyến mại,hàng quảng cáo.
 
Ðề: cách hạch toán

Ai kêu áp dụng 32 chi mà còn thắc mắc.
Áp dụng thằng 30 ấy

Chẳng "thằng" nào cả! Có chuyển TS cho ai đâu mà xuất hóa đơn, chỉ mẫu khi chạy thử thôi mà.
Các chi phí liên quan cho bán hàng thì hạch toán vào chi phí bán hàng: Gồm mọi thứ kể cả khấu hao. TSCĐ dùng cho bán hàng (chuyên chạy thử phục vụ bán hàng) thì khấu hao cho chi phí bán hàng.
Trường hợp này DN dùng hẳn 1 TSCĐ chuyên chạy thử thì xuất vào 211 bộ phận bán hàng, khấu hao theo mục đích sử dụng. Các Pác cứ vòng vo tam quốc làm gì.
 
Ðề: cách hạch toán

Đồng ý với trongkttv , đây không phải xuất hàng mẫu,hàng khuyến mại, vì hàng hóa không chuyểnn giao quyền sở hữu, chỉ chyển giao quyền sử dụng.
không xuất hóa đơn, làm hợp đồng thôi
thân chào
-----------------------------------------------------------------------------------------


Bà này lên làm MOD rồi mà không biết gì cả, đây là dùng thử chỉ thay đổi quyền sử dụng khi nào người ta mua rồi mới xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu, còn việc trích khấu hao thì vẫn tiến hành không nói,hạch toán gì
-----------------------------------------------------------------------------------------


Cả ông Bạo cụ này nữa áp dụng TT 30 nào ở đây thế, đọc lại bài đi Ông kẹ ạ

Còn cái ông này chưa làm Mod vậy càng chắc chắn là không biết gì hết rồi. :confuse1::confuse1:
Lý sự như vậy được chăng?

Nên nhớ là: 2 cty hạch toán độc lập nhau thì không có chuyện "Điều chuyển tài sản".
Phải lập hoá đơn đấy.
Chuyện tiền nong có trả hay không là chuyện khác.



Chẳng "thằng" nào cả! Có chuyển TS cho ai đâu mà xuất hóa đơn, chỉ mẫu khi chạy thử thôi mà.
Các chi phí liên quan cho bán hàng thì hạch toán vào chi phí bán hàng: Gồm mọi thứ kể cả khấu hao. TSCĐ dùng cho bán hàng (chuyên chạy thử phục vụ bán hàng) thì khấu hao cho chi phí bán hàng.
Trường hợp này DN dùng hẳn 1 TSCĐ chuyên chạy thử thì xuất vào 211 bộ phận bán hàng, khấu hao theo mục đích sử dụng. Các Pác cứ vòng vo tam quốc làm gì.


Vấn đề là tiêu chuẩn và điều kiện nào để xác định TSCĐ?
Vốn cố định trên BCĐKT: thể hiện khả năng công nghiệp hoá của DN.
 
Ðề: cách hạch toán

Vấn đề là tiêu chuẩn và điều kiện nào để xác định TSCĐ?
Vốn cố định trên BCĐKT: thể hiện khả năng công nghiệp hoá của DN.

Điều kiện để xác định TSCĐ: Muôn... người đều đọc QĐ 206 rồi.
Không phải tất cả TSCĐ đều thể hiện khả năng công nghiệp hóa của DN: Tường rào, sân, non bộ và cái máy dùng chạy thử cho bộ phận bán hàng!
 
Ðề: cách hạch toán

Điều kiện để xác định TSCĐ: Muôn... người đều đọc QĐ 206 rồi.
Không phải tất cả TSCĐ đều thể hiện khả năng công nghiệp hóa của DN: Tường rào, sân, non bộ và cái máy dùng chạy thử cho bộ phận bán hàng!

Chẳng hay Tiensinh đã đọc chưa? Và có đọc kỹ chưa?

Vậy xin cho Tiểu bối hỏi câu này: phân loại nó vào nhóm TSCĐ nào theo QĐ206?

Thêm câu nữa: Mời Tiensinh sang thảo luận về đề tài "Bất dộng sản đầu tư". Tại sao lại phải chia ra bất động sản đầu tư mà không phang đại nó vô nhóm TSCĐ nhà cửa, vật kiến trúc luôn cho rồi?
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

các bạn ơi, pttd2007 đã xác định là 156 rồi thì còn gì mà tscđ.
tôi thấy, cứ xuất kho hàng hóa vào 142, phân bổ dần giá trị tài sản này cho ông bán hàng; giao cho bp bán hàng chịu trách nhiệm quản lý. khi nào có người đồng ý mua thiết bị này thì mới lập hóa đơn.
đơn giản vấn đề chút.
 
Ðề: cách hạch toán

Đồng ý với trongkttv , đây không phải xuất hàng mẫu,hàng khuyến mại, vì hàng hóa không chuyểnn giao quyền sở hữu, chỉ chyển giao quyền sử dụng.
không xuất hóa đơn, làm hợp đồng thôi
thân chào

2 chú này đúng là không thể định nghĩa và hiểu hết được 2 chữ "hàng mẫu", các chú cứ nghĩ hàng mẫu là hàng khuyến mại cho khác hàng dùng thử như bánh kẹo hay cái gói dầu gội đầu, sữa tắm mà các chú vẫn thường hay được nhận (các chú được chuyển giao quyền sở hữu, chuyểngiao quyền sử dụng) khi đi siêu thị về cho các cô gái của các chú dùng đấy àh? Hiểu thế thì cạn quá! :sweatdrop: 2 chú chịu khó tìm tòi tài liệu để đọc thêm để tìm hiểu hết định nghĩa của từ "hàng mẫu" rồi hãy lên tiếng khẳng định nhé.

Các chú bảo chỉ cần là hợp đồng cho khách hàng dùng thử hàng hóa trước khi họ có quyết định mua 1 tháng là đủ àh? Thế hỏi các chú, trong hợp đồng nội dung ghi là gì? Ghi chuyển tài sản cố định của cty cho khách hàng dùng thử thời hạn 1 tháng a? Đúng là vớ vẫn mới làm cái hợp đồng như thế! Mà có ghi như thế thật thì chẳng khác nào cty mang tài sản cố định của cty cho khách hàng mượn để dùng thử <== Mà cho mượn hàng hay cho mượn tài sản thì cũng phải xuất hóa đơn như bài của Let đã trình bày ở trên. Chịu khó đọc lại bài cũ rồi tìm hiểu thêm sẽ rõ.

@Van sì: Thận trọng trong suy nghĩ và lời nói thì không bao giờ thừa cả đâu. Đã là con người không ai là hoàn hảo cả, nhưng với những người luôn biết học hỏi thì sẽ biết lắng nghe và biết sửa chữa những điểm sai để ngày càng phát triển tốt hơn về mọi mặt thì đấy mới là người thành công. Riêng với những người luôn ra vẻ ta đây, tự đắc thắng cho rằng mình mới là người thật sự hiểu biết và làm đúng mọi việc hay hơn thua soi mói mọi việc của đối phương thì... chẳng có mấy ai đạt được những thành công mĩ mãn trong cuộc sống phải không Van sì? Vì thế, sống không nên làm người hảo danh vô thực!
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

cty mình nhập 1 thiết bị về để bán năm 2007 và đã định khoản 156 , nhưng do mặt hàng này mới nên khách hàng yêu cầu dùng thử rồi mới chịu mua. Bây giờ thiết bị này chỉ để cho khách hàng dùng thử thôi, vậy mình có nên chuyển mặt hàng này thành TSCĐ của cty ko ? Xin các bác cho ý kiến.

Hàng này không chuyển thành TSCĐ được đâu bạn nhé vì nó không đủ 4 tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ. Hàng hóa này bạn đã nhập kho, hiện xuất xuất đi cho khách hàng dùng thử thì bạn cũng phải làm hợp đồng, làm phiếu xuất kho và phiếu xuất hóa đơn cho mặt hàng này. Ghi nhận khoản thu vào TK 138
Nợ TK 138
Có TK 511
Có TK 333

Nợ TK 632 ghi nhận giá vốn xuất kho
Có TK 156 giảm tồn kho

Nếu sau này Khách hàng đồng ý mua thì bạn làm lại hợp đồng mua bán, không xuất hóa đơn nữa mà hạch toán giảm TK 138
Nợ TK 111, 112
Có TK 138

Nếu khách hàng không mua thì nói khách hàng xuất lại hóa đơn trả hàng cho cty bạn, lúc đó bạn dựa vào hóa đơn xuất trả lại hạch toán tăng lại hàng tồn kho.
Nợ TK 156
Nợ TK 133
Có TK138
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

Em thấy cái từ hàng mẫu các pác mỗi người hiểu theo một kiểu: Thế này nhé!

+ Mấy ông kụ Clear, sunsilk...xuất hàng mẫu cho khách hàng dùng thử, dùng cái hết luôn không trả lại được thì xuất cho nó 1 cái hóa đơn và hạch toán cho nó vào khoản hàng tặng.
+ Mấy ông kụ gốm sứ xuất khẩu chẳng hạn: Mấy thằng tây nó sang nó coi hàng đi mượn ở chỗ nào đó 1 cái chậu cho nó coi gọi là mẫu hoặc đại lý lấy mẫu của nhà máy cho nó coi, thì làm cái phiếu xuất kho cho nó mượn cái mẫu, mấy thằng tây sì sồ nó coi xong rồi thì đại lý mang trả lại thì khỏi cần xuất hóa đơn.

Nói chung là tùy cơ mà ứng biến, chứ mỗi ông hiểu theo 1 kiểu thì có mà giờ lần :happy3:, chẳng có cái nào là chính xác tuyệt đối nên đứng quá gượng ép :sweatdrop:
 
Ðề: cách hạch toán

Chẳng hay Tiensinh đã đọc chưa? Và có đọc kỹ chưa?

Vậy xin cho Tiểu bối hỏi câu này: phân loại nó vào nhóm TSCĐ nào theo QĐ206?

Thêm câu nữa: Mời Tiensinh sang thảo luận về đề tài "Bất dộng sản đầu tư". Tại sao lại phải chia ra bất động sản đầu tư mà không phang đại nó vô nhóm TSCĐ nhà cửa, vật kiến trúc luôn cho rồi?

Nghĩ mãi không ra thì là rau Thì Là: Khác trong 206, có tên rồi thì là tên đã định. Tiensinh đương nhiên là đọc rồi, còn kỹ hay chưa thì cùng muôn...người bàn đây: Theo QĐ 206 không có TSCĐ nào mà không vào rọ của nó cả. Chỉ hơi khác là: TSCĐ VD là Máy sx 206 để bán thì khấu hao cho giá thành SP 206, còn làm mẫu cho khách hàng chạy thử nhưng dùng cho bộ phận bán hàng thì vẫn khấu hao theo TSCĐ sx 206 nhưng bỏ vào chi phí bán hàng.

Đang bàn về loại có chân sao vặt chân = "Bất dộng sản đầu tư" vậy? Bất động sản đầu tư mà không đạt mục đích đem sử dụng cho mình thì vào rọ nhà cửa là thì là nhà cửa bình thường.
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

Em thấy cái từ hàng mẫu các pác mỗi người hiểu theo một kiểu: Thế này nhé!

+ Mấy ông kụ Clear, sunsilk...xuất hàng mẫu cho khách hàng dùng thử, dùng cái hết luôn không trả lại được thì xuất cho nó 1 cái hóa đơn và hạch toán cho nó vào khoản hàng tặng.
+ Mấy ông kụ gốm sứ xuất khẩu chẳng hạn: Mấy thằng tây nó sang nó coi hàng đi mượn ở chỗ nào đó 1 cái chậu cho nó coi gọi là mẫu hoặc đại lý lấy mẫu của nhà máy cho nó coi, thì làm cái phiếu xuất kho cho nó mượn cái mẫu, mấy thằng tây sì sồ nó coi xong rồi thì đại lý mang trả lại thì khỏi cần xuất hóa đơn.

Nói chung là tùy cơ mà ứng biến, chứ mỗi ông hiểu theo 1 kiểu thì có mà giờ lần :happy3:, chẳng có cái nào là chính xác tuyệt đối nên đứng quá gượng ép :sweatdrop:


Thì tất nhiên là tuỳ tình hình cụ thể.
Mà ở đây chủ topic nói như vậy chẳng lẽ còn chưa cụ thể.

Còn chẳng hạn cái chậu gốm sứ, cty vẫn có thể xuất cho mấy thằng Tây nó đem về cty nó cho GĐ xem. Chả nhẽ có 1 cái chậu mà không dám tặng làm hàng mẫu?
Không phải chậu của mình thì mình mua lại của đại lý kia mà làm hàng mẫu.

Thế, hàng mẫu thì trước hết là quan tâm hàng đó dùng vào mục đich gì. Sau đó mới xét đến trị giá bao nhiêu.
Nếu làm ngược lại. cứ xét >10tr mà phang vô TSCĐ thì có đúng không?
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

Em thấy cái từ hàng mẫu các pác mỗi người hiểu theo một kiểu: Thế này nhé!

+ Mấy ông kụ Clear, sunsilk...xuất hàng mẫu cho khách hàng dùng thử, dùng cái hết luôn không trả lại được thì xuất cho nó 1 cái hóa đơn và hạch toán cho nó vào khoản hàng tặng.
+ Mấy ông kụ gốm sứ xuất khẩu chẳng hạn: Mấy thằng tây nó sang nó coi hàng đi mượn ở chỗ nào đó 1 cái chậu cho nó coi gọi là mẫu hoặc đại lý lấy mẫu của nhà máy cho nó coi, thì làm cái phiếu xuất kho cho nó mượn cái mẫu, mấy thằng tây sì sồ nó coi xong rồi thì đại lý mang trả lại thì khỏi cần xuất hóa đơn.

Nói chung là tùy cơ mà ứng biến, chứ mỗi ông hiểu theo 1 kiểu thì có mà giờ lần :happy3:, chẳng có cái nào là chính xác tuyệt đối nên đứng quá gượng ép :sweatdrop:

Pác Rồng nói đúng đó, phải hiểu hàng mẫu ở đây là như thế nào. Theo Noprob nghĩ thì hàng ở trên theo chủ topic nói thì không phải là hàng mẫu đâu. Các pác phải định nghĩa cho rõ hàng mẫu là như thế nào rồi mới nói tiếp...:smilielol5:
 
Ðề: cách hạch toán

Nghĩ mãi không ra thì là rau Thì Là: Khác trong 206, có tên rồi thì là tên đã định. Tiensinh đương nhiên là đọc rồi, còn kỹ hay chưa thì cùng muôn...người bàn đây: Theo QĐ 206 không có TSCĐ nào mà không vào rọ của nó cả. Chỉ hơi khác là: TSCĐ VD là Máy sx 206 để bán thì khấu hao cho giá thành SP 206, còn làm mẫu cho khách hàng chạy thử nhưng dùng cho bộ phận bán hàng thì vẫn khấu hao theo TSCĐ sx 206 nhưng bỏ vào chi phí bán hàng.
Tội nghiệp chữ "khác" trong kế toán. Cứ cái nào bí thì quẳng đại vào rọ "Khác".
Tôi không hỏi chi phí khấu hao ghi Nợ TK nào.
Tôi hỏi về phân loại TSCĐ kìa. Tại sao người ta chia ra các nhóm TSCĐ như vậy? Mục đích làm gì?
Chú ý là cách phân loại như vậy áp dụng cho tất cả các loại hình DN. Xài chung cả.
Như vậy ở cấp độ quản lỹ vĩ mô người ta phải có cái nhìn như thế nào thì mới ra QĐ206 phân loại như thế chứ.
Và nó cũng phù hợp với các nguyên tắc kế toán, các lý thuyết về kinh tế. Chẳng lẽ có mâu thuẫn sao?

Đang bàn về loại có chân sao vặt chân = "Bất dộng sản đầu tư" vậy? Bất động sản đầu tư mà không đạt mục đích đem sử dụng cho mình thì vào rọ nhà cửa là thì là nhà cửa bình thường.

Khác nhau là ở chỗ: dự tính ban đầu.
Chẳng hạn với BĐS đầu tư: mua về dự tính để bán.
Nhưng trong khi chờ giá lên để bán thì vẫn cho thuê được.
Như vậy chỉ đến khi đã xác định là không bán nữa thì mới cho vào rọ "nhà cửa".
 
Ðề: cách hạch toán

Tôi hỏi về phân loại TSCĐ kìa. Tại sao người ta chia ra các nhóm TSCĐ như vậy? Mục đích làm gì?

Hỏi Ông Bộ Tài chính sao chia nhóm, mục đích làm gì? Muôn nghiên cứu làm luận văn hay áp dụng chính sách đây? Hì, muon mỏi tay chưa mà liên tục liên tục vậy?

Chủ TOPIC nói là hàng mẫu nhưng đoạn sau nói là TSCĐ này bây giờ chỉ chạy thử cho khách hàng xem khi họ mua TSCĐ cùng loại thôi. Như vậy Chữ hàng mẫu ở đây không phải mang cho khách hàng, mà cũng chẳng phải để xem (xem thì xem cái mua) mà mục đích là cho nó chạy để khách hàng coi rồi mua cái khác cùng loại. Như vậy cái chạy thử này có mục đích rõ ràng: Phục vụ bán hàng.
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

Bởi vì vẫn còn người nói chưa đúng nên thay mặt mọi ngừoi muontennguoi vẫn còn phải gõ thôi.

Đối với DN này khi mang về dùng thì nó là TSCĐ nhưng đối với người bán thì nó vẫn là hàng hoá. Quá rõ, không bàn.

Hàng mẫu: nghĩa của nó là không bán, không thu tiền. Nhiệm vụ chính của nó là làm đối chứng.
Nhiệm vụ chính là thế. Nhưng nếu có người hỏi mua thì có bán không?
Thế nhưng quyết định bán hay không bán cũng không quyết định nó có là TSCĐ hay không.

Hãy xem nó ở khía cạnh này:
  • Nếu nó là TSCĐ thì hàng năm cty mình trích khấu hao.
    Nhưng nó lại phục vụ cho hoạt động của các khách hàng (họ mang về dùng thử).
    Mà khách hàng thì không trích khấu hao.
  • Nếu nó là TSCĐ thì thời gian sử dụng là bao lâu?
    Có thể năm nay có 2 khách hàng mang về dùng thử (mỗi khách hàng dùng thử 1 tháng).
    Nhưng năm sau có thể có 10 khách hàng và năm tới nữa thì không có khách hàng nào cả.
 
Ðề: cách hạch toán

Thằng 30 cũng không áp dụng được ở đây với lý do:
-Đây ko phải là hàng mẫu,hàng khuyến mại,hàng quảng cáo.
Không phải hàng mẫu vậy cho nó dùng thử làm gì ??
Đồng ý với trongkttv , đây không phải xuất hàng mẫu,hàng khuyến mại, vì hàng hóa không chuyểnn giao quyền sở hữu, chỉ chyển giao quyền sử dụng.
không xuất hóa đơn, làm hợp đồng thôi
thân chào
Đồng ý cái gì ?? Chuyển giao quyền sử dụng là xuất hóa đơn được rồi.
Đến hàng cho mượn mà còn phải xuất hóa đơn nữa là hàng mẫu
Tham khảo lại cái vờ a ét sờ mười bốn đi em giai
Chẳng "thằng" nào cả! Có chuyển TS cho ai đâu mà xuất hóa đơn, chỉ mẫu khi chạy thử thôi mà.
Các chi phí liên quan cho bán hàng thì hạch toán vào chi phí bán hàng: Gồm mọi thứ kể cả khấu hao. TSCĐ dùng cho bán hàng (chuyên chạy thử phục vụ bán hàng) thì khấu hao cho chi phí bán hàng.
Trường hợp này DN dùng hẳn 1 TSCĐ chuyên chạy thử thì xuất vào 211 bộ phận bán hàng, khấu hao theo mục đích sử dụng. Các Pác cứ vòng vo tam quốc làm gì.
Khoan bàn đến vấn đề hạch toán. Vì vấn đề này xem ra không cần bàn (có biết đâu mà bàn :151:)
Công ty chạy thử ngay tại công ty thì không nói làm gì
Xuất cho mấy cái ông khách hàng mang về chạy thử thì không xuất cho thuế vặn họng à bác
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

cty mình nhập 1 thiết bị về để bán năm 2007 và đã định khoản 156 , nhưng do mặt hàng này mới nên khách hàng yêu cầu dùng thử rồi mới chịu mua. Bây giờ thiết bị này chỉ để cho khách hàng dùng thử thôi, vậy mình có nên chuyển mặt hàng này thành TSCĐ của cty ko ? Xin các bác cho ý kiến.

Mình thấy ở đây, chủ topic chỉ hỏi là có nên đưa thiết bị này sang hạch toán vào TSCĐ hay không thôi mà các bác, người ta đâu có hỏi các bác khi xuất cho mượn dùng thử như vậy cần thủ tục gì, và định khoản vào đâu đâu.
Ở đây mình thấy thế này, thiết bị cho KH mượn dùng thử đó đã không bán được nữa mà hiện chỉ để cho KH dùng thử để mua thiết bị cùng loại thôi, vậy giờ đây thiết bị đó xem như là dụng cụ để phục vụ mục đích bán hàng rồi, nó không còn mục đích thương mại nữa. Vì vậy khi cho KH dùng thử mình nghĩ chỉ làm một thỏa thuận thôi.
Còn về thiết bị đó giờ đây mình hạch toán thế này được chứ:
Nợ 242(211)
Có 156
Sau đó trích phân bổ dần vào Chi Phí BH
Nợ 641
Có 242(214)
Có gì các bác cho ý kiến thêm nhé.
 
Ðề: Hạch toán hàng mẫu cho KH dùng thử ?

Thì tất nhiên là tuỳ tình hình cụ thể.
Mà ở đây chủ topic nói như vậy chẳng lẽ còn chưa cụ thể.

Còn chẳng hạn cái chậu gốm sứ, cty vẫn có thể xuất cho mấy thằng Tây nó đem về cty nó cho GĐ xem. Chả nhẽ có 1 cái chậu mà không dám tặng làm hàng mẫu?
Không phải chậu của mình thì mình mua lại của đại lý kia mà làm hàng mẫu.

Thế, hàng mẫu thì trước hết là quan tâm hàng đó dùng vào mục đich gì. Sau đó mới xét đến trị giá bao nhiêu.
Nếu làm ngược lại. cứ xét >10tr mà phang vô TSCĐ thì có đúng không?

Đã nói là tùy cơ mà ứng biến, xem nó là cái gì? như thế nào rồi sau đó hãng làm, không phải cứ thế là đem mà phang bừa đi. Cái bài trên là em lấy ví dụ ra để cho mọi người hiểu và biết cùng 1 nghiệp vụ nhưng tùy theo điều kiện tình huống cụ thể mà giải quyết chứ không phải là có mỗi 1 cách duy nhất, còn cái ví dụ trên là em nói là mượn cái chậu gốm cho nó coi mẫu thôi nhé,chứ nó mang cái chậu ấy về làm gì? còn với câu hỏi của người hỏi tới mấy chục bài rồi không lẽ người hỏi vẫn chưa biết làm như thế nào nữa :confuse1:
Đọc đi đọc lại mãi mà cứ qua lại qua lại hoài người hỏi chẳng biết đường nào mà lần cả :sweatdrop:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: cách hạch toán

Công ty chạy thử ngay tại công ty thì không nói làm gì
Xuất cho mấy cái ông khách hàng mang về chạy thử thì không xuất cho thuế vặn họng à bác

Khiếp Pác làm như thuế là đầu gấu không bằng, cùng lắm là của đi thay người thôi (làm tí tiền phạt).
Đoạn trên của Pác yên tâm rồi, bàn tiếp đoạn vặn họng: Chạy thử tại cty muốn mua hay mang ra sa mạc chạy thử thì TS này vẫn của mình, cho nó ra ngoài thể hiện bản lĩnh ếch men tí rồi lại về ngủ. Vậy Pác xuất cho nó cái hóa đơn, Pác lừa nó ra ngoài rồi tống khứ luôn chứ gì. Không được. Trường hợp này Pác cho nó cái giấy điều đi làm nhiệm vụ, bản lĩnh nó thể hiện ra vấn đề thì đảm bảo máy của Pác không có mà bán.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hãy xem nó ở khía cạnh này:
  • Nếu nó là TSCĐ thì hàng năm cty mình trích khấu hao.
    Nhưng nó lại phục vụ cho hoạt động của các khách hàng (họ mang về dùng thử). Mà khách hàng thì không trích khấu hao.
  • Nếu nó là TSCĐ thì thời gian sử dụng là bao lâu?
    Có thể năm nay có 2 khách hàng mang về dùng thử (mỗi khách hàng dùng thử 1 tháng).
    Nhưng năm sau có thể có 10 khách hàng và năm tới nữa thì không có khách hàng nào cả
    .

Chỗ mầu xanh phục vụ mục đích của mình chứ: Chạy thử cho người ta xem rồi bán hàng của mình. Nếu cho người ta chạy thật phục vụ SX của họ thì không còn là thử hay mẫu nữa, chủ topic không bàn vấn đề này.
Chỗ mầu đỏ: Thời gian sử dụng theo phân loại TSCĐ của QĐ 206. (bạn băn khoăn điều gì nhỉ, mình chưa hiểu ý bạn chăng)
TSCĐ dùng cho SXKD đâu có phải ngày nào cũng dùng? Cả một dây chuyền SX cũng có khi nghỉ có sao đâu. (hình như đã có chủ đề bàn rồi).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: cách hạch toán

Khiếp Pác làm như thuế là đầu gấu không bằng, cùng lắm là của đi thay người thôi (làm tí tiền phạt).
Đoạn trên của Pác yên tâm rồi, bàn tiếp đoạn vặn họng: Chạy thử tại cty muốn mua hay mang ra sa mạc chạy thử thì TS này vẫn của mình, cho nó ra ngoài thể hiện bản lĩnh ếch men tí rồi lại về ngủ. Vậy Pác xuất cho nó cái hóa đơn, Pác lừa nó ra ngoài rồi tống khứ luôn chứ gì. Không được. Trường hợp này Pác cho nó cái giấy điều đi làm nhiệm vụ, bản lĩnh nó thể hiện ra vấn đề thì đảm bảo máy của Pác không có mà bán.
Em chả biết nó ết men hay đúp bô men gì hết. Cứ xuất cho đối tác dùng thử là phải xuất hóa đơn rồi. Ai biết nó dùng thử đến khi nào nó mới ưng chứ. ==> Vậy nó cứ thử thoải mái, khi nào nó ưng thì nó xuất hóa đơn trả hàng lại cho mình là xong. (vừa dễ cho kế toán lại vừa không làm khó các ẻm thuế)
Dĩ nhiên em cũng đã khẳng định ở trên là nếu dùng thử tại công ty thì nó lại khác ==> Cái này miễn bàn.

Dạ em sợ bác lắm à, em mà xuất hóa đơn cho nó kiểu dùng thử hàng hóa là em toi, em xuất cho nó hàng hóa kiểu mì ăn liền để nó ăn với nước, nó ăn rồi nó phủi miệng nó đi, em cho nó dùng chơi mà em xuất cái hóa đơn cho nó, nó không có mua mà chê máy em đủ thứ thì phiền bác à, nhà em nghèo được cái máy định bán cho nó, em chả biết nó mua hay không, nhiều lúc em khùng khùng đi tin tưởng nó cũng có biết đâu được ạ
Nói cái gì chả hiểu. Cho quan điểm cụ thể đi em
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top