Mình thấy bài 100 câu hỏi trắc nghiệm TNCN rất là bổ ích với những người muốn tìm hiểu và nắm rõ luật thuế TNCN mới. Sau khi làm bài trắc nghiệm, mình thấy đáp án của câu 87 và 88 bị sai. Nguyên văn câu hỏi và đáp án của hai câu như sau:
Câu 87: Ông A được nhận quà tặng từ một người bạn cũ có giá trị 700triệu đồng. Trường hợp nào sau đây không phải đóng thuế TNCN nếu giá trị tài sản ông A nhận bằng hình thức:
a/ Nhận bằng tiền
b/ Xe ôtô
c/ Bất động sản
Câu 88: Trường hợp nào sau đây cá nhân có thu nhập nhận từ thừa kế, quà tặng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
a/ Nhận bằng tiền
b/ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng mỗi lần nhận.
c/ Cả a và b đều đúng
Theo như 84/2008/TT-BTC, điều 7, trang 47 quy định về thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng như sau: "Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận". Phần giá trị tài sản có nghĩa bao quát, không giới hạn chỉ đối với các trường hợp cụ thể (bất động sản, ô tô, xe máy, vốn góp, chứng khoán). Theo như thông tư, các trường hợp cụ thể này được hướng dẫn để xác định giá trị của từng trường hợp, và không khống chế đối với các trường hợp khác.
Như vậy đáp án của câu 87 và 88 đều sai.
Đôi điều góp ý cùng tác giả để bài trắc nghiệm hoàn thiện hơn.
Câu 87: Ông A được nhận quà tặng từ một người bạn cũ có giá trị 700triệu đồng. Trường hợp nào sau đây không phải đóng thuế TNCN nếu giá trị tài sản ông A nhận bằng hình thức:
a/ Nhận bằng tiền
b/ Xe ôtô
c/ Bất động sản
Câu 88: Trường hợp nào sau đây cá nhân có thu nhập nhận từ thừa kế, quà tặng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
a/ Nhận bằng tiền
b/ Phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng dưới 10 triệu đồng mỗi lần nhận.
c/ Cả a và b đều đúng
Theo như 84/2008/TT-BTC, điều 7, trang 47 quy định về thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng như sau: "Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận". Phần giá trị tài sản có nghĩa bao quát, không giới hạn chỉ đối với các trường hợp cụ thể (bất động sản, ô tô, xe máy, vốn góp, chứng khoán). Theo như thông tư, các trường hợp cụ thể này được hướng dẫn để xác định giá trị của từng trường hợp, và không khống chế đối với các trường hợp khác.
Như vậy đáp án của câu 87 và 88 đều sai.
Đôi điều góp ý cùng tác giả để bài trắc nghiệm hoàn thiện hơn.