Trong mỗi người, đều có cái gọi là góc khuất của tâm hồn. Ở góc khuất đó chứa đựng những điều không thể nói ra, dù là với bất kì ai, cả với những người rất thân quen. Ở góc khuất đó thường chứa đựng những tâm sự riêng, những nỗi niềm, những điều phiền muộn, bất hạnh, những tổn thương.
Những điều đó, có thể bằng cách này, cách khác để khỏa lấp nó. Ban ngày, tìm đến chỗ nào thật vui, thật náo nhiệt, cười thật to, nói thật nhiều, trông bề ngoài bạn thật vui tươi, sảng khoái. Khuya về, cố vùi mình vào giấc ngủ, lãng quên. Nhưng sự thật thì những nỗi niềm, tổn thương kia vẫn tồn tại đó, nếu bạn vẫn tiếp tục cách hành xử như vậy. Chúng dồn nén, tích lũy trong bạn. Đến một lúc nào đó, bạn không thể trốn tránh được nó. Đến một lúc nào đó, bạn phải bật dậy giữa đêm khuya và đối diện với thực tại, với “góc khuất của tâm hồn”. Bạn sợ hãi, hoang mang, chán nản, thuốc an thần, và tiếp tục sống cuộc sống như cũ. Trong sự hoang mang đó, bạn tìm lời khuyên, tìm sự an ủi từ bên ngoài. Cuộc tìm kiếm không ngừng. Nếu tìm không được thì rõ ràng bạn càng hoang mang hơn. Còn nếu tìm được thì bạn bị lệ thuộc, và chính sự lệ thuộc là nguy cơ tiềm ẩn tạo nên tổn thương.
Ngừng cuộc tìm kiếm, thành thật đối diện với chính mình vào những lúc như thế, đòi hỏi cả một sự dũng cảm. Không biện hộ, không phủ lên đấy một cái mặt nạ vui tươi. Hãy để bản thân, góc khuất tâm hồn đó được phơi bày một cách tự nhiên trước bạn. Nó không thật sự khó, nhưng đòi hỏi ở bạn một sự “đồng ý” với chính mình về việc “tìm hiểu” cái góc khuất mà bạn đã cố cất giữ, đè nèn bấy lâu.
Bạn cần biết “tự thương lấy mình”. Tự thương lấy mình, không có ý nói rằng bạn trở nên ích kỷ, mà là biết tự lập, dũng cảm tự đối diện với chính mình. Bạn hãy để lòng từ tâm trong bạn trỗi dậy và ôm ấp, vỗ về lấy niềm đau trong bạn. Bạn sẽ cảm thấy lòng từ tâm đó, như dòng suối mát gột rửa niềm đau của bạn. Bạn nhìn vào phiền muộn, như quan sát đám mây đen trôi qua bầu trời. Bạn sẽ thấy, cái cảm giác quặn thắt của cơn đau, sẽ ngừng lại, như đám mây đen tan biến, bạn sẽ lại thấy bầu trời thật ấm áp.
Cơn đau, cảm giác thương tổn sẽ lại đến, và bạn tiếp tục nhìn nhận về chúng như vậy. Đừng lảng tránh. Như khi bạn nhớ về thưở ấu thơ không vui vẻ, không hồn nhiên như bao trẻ em khác, rất có thể cảm giác tự ti làm bạn đau đớn. Như khi bạn nhớ một người phụ bạc đã làm bạn đau, đừng phán xét người đó, đừng chạy trốn cái gọi là tình cảm của chính bạn. Như khi bạn nhớ về sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu của bạn, cảm giác nhói buốt là không tránh khỏi… Nhưng, đừng bao giờ lảng tránh, đừng bao giờ sống một cách vô cảm, hoặc cảm giác giả tạo để lãng quên.
Hãy nhìn, quan sát chúng, quan sát tất cả cảm xúc đang trỗi dậy trong bạn. Đôi lúc nó quặn thắt, đôi lúc nó vơi đi, đôi lúc bình yên lạ thường. Nhìn chúng theo cách, bạn từ hiện tại, và nhìn về quá khứ. Không phải theo cách, từ quá khứ nhìn về hiện tại. Thế nào là từ hiện tại nhìn về quá khứ? Hiện tại, chính là bạn đang ngồi đây, bây giờ, nhìn về những tủi nhục của đứa trẻ bị bỏ rơi ngày xưa, nhưng rõ ràng bây giờ bạn không còn là đứa trẻ đấy nữa, bạn bây giờ, một người trưởng thành, có nỗi đau của ngày xưa, bạn, bây giờ là người đang quan sát nỗi đau đó. Còn thế nào là từ quá khứ nhìn về hiện tại? Đó là khi bạn bị lôi kéo, đồng hóa thành đứa trẻ của ngày xưa, bạn chỉ thấy những tủi nhục quá khứ, mà không thấy được “bạn bây giờ”, bạn trở thành diễn viên trong đoạn phim “Quá khứ”, bạn không còn là người quan sát, người xem.
Có thể bạn cho rằng, “gương vỡ chẳng bao giờ lành”. Nhưng rõ ràng, tâm hồn con người là một thứ cao quý hơn nhiều, và nó không cần cái gọi là lành lặn, phẳng phiu đó. Như những thỏi đất sét khi mới mua về, đẹp, nó có vẻ đẹp của sự vuông vắn, của khuôn đúc. Nó có thể bị vặn trở nên méo mó, xấu xí. Nhưng với bàn tay khéo léo, bạn có thể nhào nặn những đất sét “xấu xí” kia thành những hình mẫu thật đẹp, và quan trọng hơn, những hình mẫu trở nên đáng ngắm nhìn hơn là những thỏi vuông vắn ban đầu. Tâm hồn cũng vậy, nếu bạn nghiên cứu, học hỏi từ chính nó, một tâm hồn bị tổn thương cũng có thể trở nên lành lặn và thật sự hữu ích.
(Collection)
Những điều đó, có thể bằng cách này, cách khác để khỏa lấp nó. Ban ngày, tìm đến chỗ nào thật vui, thật náo nhiệt, cười thật to, nói thật nhiều, trông bề ngoài bạn thật vui tươi, sảng khoái. Khuya về, cố vùi mình vào giấc ngủ, lãng quên. Nhưng sự thật thì những nỗi niềm, tổn thương kia vẫn tồn tại đó, nếu bạn vẫn tiếp tục cách hành xử như vậy. Chúng dồn nén, tích lũy trong bạn. Đến một lúc nào đó, bạn không thể trốn tránh được nó. Đến một lúc nào đó, bạn phải bật dậy giữa đêm khuya và đối diện với thực tại, với “góc khuất của tâm hồn”. Bạn sợ hãi, hoang mang, chán nản, thuốc an thần, và tiếp tục sống cuộc sống như cũ. Trong sự hoang mang đó, bạn tìm lời khuyên, tìm sự an ủi từ bên ngoài. Cuộc tìm kiếm không ngừng. Nếu tìm không được thì rõ ràng bạn càng hoang mang hơn. Còn nếu tìm được thì bạn bị lệ thuộc, và chính sự lệ thuộc là nguy cơ tiềm ẩn tạo nên tổn thương.
Ngừng cuộc tìm kiếm, thành thật đối diện với chính mình vào những lúc như thế, đòi hỏi cả một sự dũng cảm. Không biện hộ, không phủ lên đấy một cái mặt nạ vui tươi. Hãy để bản thân, góc khuất tâm hồn đó được phơi bày một cách tự nhiên trước bạn. Nó không thật sự khó, nhưng đòi hỏi ở bạn một sự “đồng ý” với chính mình về việc “tìm hiểu” cái góc khuất mà bạn đã cố cất giữ, đè nèn bấy lâu.
Bạn cần biết “tự thương lấy mình”. Tự thương lấy mình, không có ý nói rằng bạn trở nên ích kỷ, mà là biết tự lập, dũng cảm tự đối diện với chính mình. Bạn hãy để lòng từ tâm trong bạn trỗi dậy và ôm ấp, vỗ về lấy niềm đau trong bạn. Bạn sẽ cảm thấy lòng từ tâm đó, như dòng suối mát gột rửa niềm đau của bạn. Bạn nhìn vào phiền muộn, như quan sát đám mây đen trôi qua bầu trời. Bạn sẽ thấy, cái cảm giác quặn thắt của cơn đau, sẽ ngừng lại, như đám mây đen tan biến, bạn sẽ lại thấy bầu trời thật ấm áp.
Cơn đau, cảm giác thương tổn sẽ lại đến, và bạn tiếp tục nhìn nhận về chúng như vậy. Đừng lảng tránh. Như khi bạn nhớ về thưở ấu thơ không vui vẻ, không hồn nhiên như bao trẻ em khác, rất có thể cảm giác tự ti làm bạn đau đớn. Như khi bạn nhớ một người phụ bạc đã làm bạn đau, đừng phán xét người đó, đừng chạy trốn cái gọi là tình cảm của chính bạn. Như khi bạn nhớ về sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu của bạn, cảm giác nhói buốt là không tránh khỏi… Nhưng, đừng bao giờ lảng tránh, đừng bao giờ sống một cách vô cảm, hoặc cảm giác giả tạo để lãng quên.
Hãy nhìn, quan sát chúng, quan sát tất cả cảm xúc đang trỗi dậy trong bạn. Đôi lúc nó quặn thắt, đôi lúc nó vơi đi, đôi lúc bình yên lạ thường. Nhìn chúng theo cách, bạn từ hiện tại, và nhìn về quá khứ. Không phải theo cách, từ quá khứ nhìn về hiện tại. Thế nào là từ hiện tại nhìn về quá khứ? Hiện tại, chính là bạn đang ngồi đây, bây giờ, nhìn về những tủi nhục của đứa trẻ bị bỏ rơi ngày xưa, nhưng rõ ràng bây giờ bạn không còn là đứa trẻ đấy nữa, bạn bây giờ, một người trưởng thành, có nỗi đau của ngày xưa, bạn, bây giờ là người đang quan sát nỗi đau đó. Còn thế nào là từ quá khứ nhìn về hiện tại? Đó là khi bạn bị lôi kéo, đồng hóa thành đứa trẻ của ngày xưa, bạn chỉ thấy những tủi nhục quá khứ, mà không thấy được “bạn bây giờ”, bạn trở thành diễn viên trong đoạn phim “Quá khứ”, bạn không còn là người quan sát, người xem.
Có thể bạn cho rằng, “gương vỡ chẳng bao giờ lành”. Nhưng rõ ràng, tâm hồn con người là một thứ cao quý hơn nhiều, và nó không cần cái gọi là lành lặn, phẳng phiu đó. Như những thỏi đất sét khi mới mua về, đẹp, nó có vẻ đẹp của sự vuông vắn, của khuôn đúc. Nó có thể bị vặn trở nên méo mó, xấu xí. Nhưng với bàn tay khéo léo, bạn có thể nhào nặn những đất sét “xấu xí” kia thành những hình mẫu thật đẹp, và quan trọng hơn, những hình mẫu trở nên đáng ngắm nhìn hơn là những thỏi vuông vắn ban đầu. Tâm hồn cũng vậy, nếu bạn nghiên cứu, học hỏi từ chính nó, một tâm hồn bị tổn thương cũng có thể trở nên lành lặn và thật sự hữu ích.
(Collection)