Làm chủ cách tạo mẫu báo cáo trên phần mềm FAST
Mục Lục
1. Khả năng tạo mẫu báo cáo trong phần mềm FAST
2. Khai báo mẫu báo cáo kết quả hoạt động SXKD
3. Khai báo mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo theo phương pháp gián tiếp
4. Khai báo một số mẫu báo cáo hay dùng khác
1. Khả năng tạo mẫu báo cáo trong phần mềm FAST
Hệ thống báo cáo trong phần mềm FAST không đơn thuần chỉ cung cấp các báo cáo theo mẫu quy định của nhà nước, mà có khá nhiều báo được thiết kế để có thể “tùy chỉnh” theo mẫu khai báo.
Người sử dụng có thể “vẽ vời” các báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp, không phải làm yêu cầu và chờ đợi hỗ trợ kỹ thuật từ FAST.
Ta cùng xem vài ví dụ.
Ví dụ 1: Mẫu Báo cáo KQKD chi tiết doanh thu theo ngành, và chi phí theo loại (2 chỉ tiêu màu đỏ)
Ví dụ 2: Mẫu báo cáo kết hợp các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn với các chỉ tiêu doanh thu, chi phí trong cùng 1 báo cáo
Để phần mềm phục vụ chúng ta, chúng ta cần hiểu nó, một số “bật mí” dưới dây có thể không quá lạ so với các bạn sử dụng phần mềm FAST, nhưng nhiều khi chúng ta lại không để ý nên lãng quên nó. Giờ thì hãy bắt đầu khám phá một số mẫu báo cáo có khả năng “Tạo mẫu” nhé.
2. Khai báo mẫu báo cáo kết quả hoạt động SXKD
Để lên được mẫu báo cáo như ở ví dụ 1 ở mục trên, thì chúng ta sử dụng mẫu báo cáo KQKD của FAST và cần hình dung trước là mẫu báo cáo cần lên như thế nào, khi đó các tài khoản doanh thu, chi phí chúng ta cần phải tách chi tiết ra như vậy.
Đầu tiên chúng ta vào menu “Tổng hợp/Tạo mẫu báo cáo/ Báo cáo kết qủa hoạt động SXKD”.
Ở màn hình tiếp theo chúng ta xóa các dòng không cần thiết, hoặc sửa các dòng hiện có để khai báo lại theo mẫu riêng của mình.
Như vậy với cách khai báo rất động của báo cáo KQKD trên phần mềm FAST, chúng ta có thể tự tạo ra vô số mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo đặc thù riêng của doanh nghiệp mình.
3. Khai báo mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo theo phương pháp gián tiếp
Để lên được mẫu báo cáo ở ví dụ số 2 ở mục 1, chúng ta sử dụng “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp”.
Về thao tác tạo mẫu báo cáo cũng tương tự như đã hướng dẫn ở mục báo cáo kết quả SXKD. Chúng ta đi luôn vào phần giới thiệu cách khai báo của báo cáo này.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo pp gián tiếp cho phép khai báo rất nhiều kiểu lấy số liệu, cụ thể như sau:
- Cách tính: gồm các loại
- 0 - Tính theo mã số: chỉ tiêu sẽ được tính toán từ kết quả các chỉ tiêu khác
- 1 - Tính theo số phát sinh: chỉ tiêu sẽ được tính toán từ số liệu hạch toán nợ/có trong kỳ
- 2 - Tính theo số dư: chỉ tiêu sẽ được lấy từ số dư (phải xác đinh số dư cuối hay đầu kỳ).
- Chỉ lấy giá trị không âm (có/không): nếu chọn là không thì khi chỉ tiêu ra số âm, phần mềm sẽ hiện là 0 (VD: tài khoản 333 nếu dư nợ thì nằm bên tài sản, nếu dư có thì nằm bên nguồn vốn, khi đó chúng ta khai báo tài khoản 333 nằm ở 2 bên tài sản (dư nợ) và nguồn vốn (dư có), và mục này sẽ khai báo chỉ lấy giá trị không âm chọn là có)
- Thu/Chi:
- 1 – Thu: xem như chỉ tiêu tăng dòng tiền
- 0 – Chi: xem như chỉ tiêu giảm dòng tiền
- Phân loại: Cho biết các phát sinh sẽ được lấy bên nợ hay bên có của trường tài khoản.
- Đầu/Cuối: Dùng khi chỉ tiêu được khai báo là "2 - Tính theo số dư"
- Loại: 1 - Lấy chi tiết một vế của các đối tượng công nợ, 0 – Không: Đối với các tài khoản công nợ (Số dư lưỡng tính) nếu muốn lên đúng bên nợ/có của từng tượng mã khách thì chọn là 1.
4. Khai báo một số mẫu báo cáo hay dùng khác
Ngoài 2 mẫu báo cáo bên trên, trên hệ thống khá nhiều mẫu báo cáo dạng “tạo mẫu” để người dùng thỏa thích tạo mẫu theo ý muốn.
Các bạn đã hiểu cách lấy của 2 báo cáo bên trên thì các báo cáo liệt kê dưới dây cũng sẽ tương tự, mọi người tự khám phá nhé.
1. Báo cáo doanh thu chi phí (Tổng hợp/tạo mẫu báo cáo/báo cáo doanh thu chi phí): báo cáo có cách lấy tương tự như báo cáo xác định KQKD nhưng cho phép lấy theo mã phí, bộ phận.
2. Báo cáo KQKD theo công trình, vụ việc (Dự án/Tạo mẫu báo cáo/): báo cáo xác định KQKD theo từng công trình, vụ việc (mã vụ việc).
3. …
>>> Xem thêm: Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
>>> Xem thêm: Phần mềm ERP là gì?
Tác giả: TháiNH