Việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2023/NĐ-CP triển khai chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách này đối với các trường hợp cụ thể trong việc lập hóa đơn, xác định thời điểm lập hóa đơn vẫn còn nhiều vướng mắc. Bài viết này sẽ trình bày về tác động của việc giảm thuế GTGT và những điểm cần lưu ý: ứng xử như thế nào đối với dịch vụ thu tiền trước, lập hóa đơn sai thời điểm,...
a) Đối với dịch vụ thu tiền trước:
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn thu tiền trước ngày 01/07/2023 với thuế suất 10% nhưng dịch vụ hoàn thành trong thời gian từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023, phần tiền đã lập hóa đơn trước không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT. Tuy nhiên, phần tiền còn lại chưa thanh toán và được lập hóa đơn từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 sẽ được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Điều này giúp tạo sự công bằng và đồng bộ trong việc áp dụng chính sách giảm thuế cho dịch vụ thu tiền trước.
Ví dụ: DN có thu tiền cho thuê nhà theo Hợp đồng ký từ ngày 01/07/2023 đến 30/06/2024, DN nhận trước tiền một lần là 6 tỷ đồng. Với trường hợp này, dựa trên tinh thần hướng dẫn trước đây của CQT:
+ Giai đoạn từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023: DN sẽ tách ra hai hóa đơn thuế GTGT để phản ánh thuế suất khác nhau cho hai giai đoạn khác nhau. Cụ thể, 50% tương ứng với 6 tháng cuối năm 2023, DN sẽ lập một hóa đơn với thuế suất GTGT là 8%.
+ Và phần còn lại, tương ứng với giai đoạn từ tháng 01/2024 đến 30/06/2024, DN sẽ lập một hóa đơn với thuế suất GTGT là 10%.
b) Đối với trường hợp xuất hóa đơn sai thời điểm:
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ quy định của pháp luật về thời điểm xác định thuế VAT.
Trong trường hợp đã cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa trước đó, nhưng ngày 01/7/2023 mới lập hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ được xác định theo quy định dựa vào Thông tư 219/2013/TT-BTC về việc xác định thời điểm xác định thuế GTGT, cũng như Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn, chúng ta có thể xác định các trường hợp sau:
- Đối với bán hàng hóa: Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung ứng dịch vụ: Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
=> Theo quy định nêu trên, việc xác định thuế GTGT phụ thuộc vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa, hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Với trường hợp đã bàn giao hàng hóa, hoàn tất cung ứng dịch vụ trước ngày 01/7/2023 nhưng lập hóa đơn sau ngày này, việc xác định thuế suất sẽ tuân theo quy định sau đây:
Nếu hàng hóa, dịch vụ đã được nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành trước ngày 01/7/2023, thì thuế suất GTGT vẫn áp dụng là 10%. Trong trường hợp này, việc lập hóa đơn sau ngày 01/7/2023 sẽ bị xem là vi phạm và bị phạt vì xuất hóa đơn sai thời điểm.
- Lập hoá đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?
Theo quy định của Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi lập hoá đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm như sau:
+ Trường hợp lập hoá đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ, sẽ bị phạt cảnh cáo.
+ Trường hợp lập hoá đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, mức phạt sẽ dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
+ Các trường hợp còn lại, mức phạt sẽ từ 4 triệu đến 8 triệu đồng.
a) Đối với dịch vụ thu tiền trước:
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn thu tiền trước ngày 01/07/2023 với thuế suất 10% nhưng dịch vụ hoàn thành trong thời gian từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023, phần tiền đã lập hóa đơn trước không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT. Tuy nhiên, phần tiền còn lại chưa thanh toán và được lập hóa đơn từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 sẽ được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Điều này giúp tạo sự công bằng và đồng bộ trong việc áp dụng chính sách giảm thuế cho dịch vụ thu tiền trước.
Ví dụ: DN có thu tiền cho thuê nhà theo Hợp đồng ký từ ngày 01/07/2023 đến 30/06/2024, DN nhận trước tiền một lần là 6 tỷ đồng. Với trường hợp này, dựa trên tinh thần hướng dẫn trước đây của CQT:
+ Giai đoạn từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023: DN sẽ tách ra hai hóa đơn thuế GTGT để phản ánh thuế suất khác nhau cho hai giai đoạn khác nhau. Cụ thể, 50% tương ứng với 6 tháng cuối năm 2023, DN sẽ lập một hóa đơn với thuế suất GTGT là 8%.
+ Và phần còn lại, tương ứng với giai đoạn từ tháng 01/2024 đến 30/06/2024, DN sẽ lập một hóa đơn với thuế suất GTGT là 10%.
b) Đối với trường hợp xuất hóa đơn sai thời điểm:
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ quy định của pháp luật về thời điểm xác định thuế VAT.
Trong trường hợp đã cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa trước đó, nhưng ngày 01/7/2023 mới lập hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ được xác định theo quy định dựa vào Thông tư 219/2013/TT-BTC về việc xác định thời điểm xác định thuế GTGT, cũng như Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn, chúng ta có thể xác định các trường hợp sau:
- Đối với bán hàng hóa: Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với cung ứng dịch vụ: Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
=> Theo quy định nêu trên, việc xác định thuế GTGT phụ thuộc vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa, hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Với trường hợp đã bàn giao hàng hóa, hoàn tất cung ứng dịch vụ trước ngày 01/7/2023 nhưng lập hóa đơn sau ngày này, việc xác định thuế suất sẽ tuân theo quy định sau đây:
Nếu hàng hóa, dịch vụ đã được nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành trước ngày 01/7/2023, thì thuế suất GTGT vẫn áp dụng là 10%. Trong trường hợp này, việc lập hóa đơn sau ngày 01/7/2023 sẽ bị xem là vi phạm và bị phạt vì xuất hóa đơn sai thời điểm.
- Lập hoá đơn sai thời điểm bị phạt như thế nào?
Theo quy định của Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi lập hoá đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm như sau:
+ Trường hợp lập hoá đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ, sẽ bị phạt cảnh cáo.
+ Trường hợp lập hoá đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, mức phạt sẽ dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
+ Các trường hợp còn lại, mức phạt sẽ từ 4 triệu đến 8 triệu đồng.