Giảm lỗ gần 15.000 tỷ theo cách của...Vinalines

Son.Tran

Member
Hội viên mới
Dù Vinalines tuyên bố đã xóa lỗ gần 15.000 tỷ trong năm 2015 nhưng hãng kiểm toán KPMG vẫn tỏ ra nghi ngờ trước con số này.

Vinalines giảm lỗ gần 15.000 tỷ

Thông tin trên Vneconomy cho biết, hãng kiểm toán KPMG vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 2015 sau kiểm toán của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Đây là báo cáo tài chính được KPMG lập dựa trên giả định Vinalines hoạt động liên tục tại ngày 31/12/2015 khi nợ ngắn hạn của Vinalines vượt quá tài sản ngắn hạn là 4.334 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 23.672 tỷ đồng đầu năm 2015.



Dù Vinalines tuyên bố đã xóa lỗ gần 15.000 tỷ trong năm 2015 nhưng hãng kiểm toán KPMG vẫn tỏ ra nghi ngờ trước con số này. Ảnh: CafeF

Theo đó, năm 2015, doanh thu của Vinalines đạt 16.718 tỷ đồng, giá vốn bán hàng tăng cao khiến cho Vinalines tiếp tục rơi vào thua lỗ 180 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức lỗ này đã giảm đáng kể so với con số 2.647 tỷ đồng của năm 2014.

Cuối năm 2015, lỗ lũy kế của Vinalines giảm xuống còn 3.346 tỷ đồng, trong khi đầu năm số lỗ vẫn vượt 19.200 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, Vinalines đã xóa lỗ được gần 15.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu từ âm 9.808 tỷ đồng đã tăng lên mức 6.582 tỷ đồng tính đến cuối năm 2015.

Ngoài ra, theo KPMG do tái cơ cấu, phá sản, cổ phần hóa hàng loạt công ty để giảm bớt gánh nặng nợ nên cuối năm 2015, tài sản cố định của công ty gồm các tàu, phương tiện vận tải, nhà cửa của Vinalines chỉ còn khoảng 17.371 tỷ đồng, giảm hơn 11.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong đó, tài sản hữu hình đạt 8.615 tỷ đồng đã được thế chấp tại ngân hàng cho các khoản vay của Tổng công ty và các công ty con.

Kiểm toán vẫn nghi ngờ

Dù đưa ra các con số trên, tuy nhiên hãng kiểm toán KPMG vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của các công ty con như: Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, Công ty Cổ phần Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Hậu Giang, Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông, Công ty Cổ phần Vinalines Nha Trang.

Trước nghi vấn trên, phía ban lãnh đạo Vinalines khẳng định, Tổng công ty và các công ty con này sẽ tiếp tục hoạt động liên tục trong điều kiện tiếp tục tái cơ cấu toàn diện,

Tuy nhiên, theo nhận định của KPMG, việc Vinalines có nhận được hỗ trợ về mặt tài chính của chủ sở hữu hay không là những sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai và chưa có sự chắc chắn.

KPMG cho rằng có sự tồn tại của nhiều yếu tố không chắc chắn nên “nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Vinalines, công ty con” và từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán do không thu nhập đủ bằng chứng.

Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tình hình tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại 234 doanh nghiệp thuộc tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2014 cho thấy, có 5/38 tập đoàn, tổng công ty, công ty kinh doanh thua lỗ.

Trong đó, đứng đầu danh sách này là Vinalines với số lỗ khủng lên đến gần 3.500 tỷ đồng. Riêng con số này đã gấp nhiều lần số lỗ của 4 đơn vị khác cộng lại.

Theo kiểm toán nhà nước, có tới 51/63 đơn vị có vốn đầu tư của Công ty mẹ Vinalines thua lỗ hoặc hiệu quả thấp, cổ tức thu được năm 2014 chỉ vỏn vẹn 0,46% vốn đầu tư.

Hoàng Hải (Tổng hợp)
Theo Báo Mới

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top