Giải pháp ERP tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý DN ngành Bao bì

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Đứng trước những khó khăn cần tháo kịp thời để bắt kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bao bì tìm tới giải pháp ERP làm lựa chọn hàng đầu.

0902_carton.jpg
Khó khăn chung trong doanh nghiệp ngành bao bì



    • Quản trị thông tin
Đa số các doanh nghiệp trong nước hiện còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị thông tin trong doanh nghiệp. Các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, hàng hóa và dữ liệu kế toán… thường được lưu trữ một cách rời rạc bởi các phần mềm đơn lẻ, khiến việc tập hợp thông tin khó khăn, chủ DN khó nắm được tổng quan về doanh nghiệp và khi cần thông tin thì mất quá nhiều thời gian để yêu cầu các bộ phận tổng hợp. Do vậy, tính chính xác không cao, có sự rủi ro nhất định.
  • Quản trị nguồn lực
Khi quản lý thông tin không hiệu quả, thiếu tính liên kết, các doanh nghiệp còn chưa tập trung công tác hoạch định nguồn lực để tối ưu hóa hiệu suất sử dụng thì vấn đề quản trị nguồn lực theo đó cũng gặp khó khăn.

  • Quản trị kế hoạch
Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch là quan trọng và không thể thiếu đối với chủ doanh nghiệp cũng như các cấp quản lý. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng công việc này hoặc đưa ra các kế hoạch thiếu căn cứ, hoặc gặp khó khăn khi theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo do thiếu công cụ tự động hóa hỗ trợ đắc lực.
  • Quản trị doanh thu, chi phí
Doanh thu – chí phí là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn hướng tới tăng doanh thu, giảm chi phí trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không có đủ thông tin cũng như biện pháp để thúc đẩy doanh thu, giảm chi phí ở khâu nào? Vấn đề này luôn làm các chủ doanh nghiệp đau đầu.
  • Quản trị chất lượng
Áp lực cạnh tranh, áp lực tăng doanh thu, giảm chi phí đôi khi có xu hướng tác động tiêu cực tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nếu như không có những quy trình và công cụ kiểm soát tốt chất lượng thì doanh nghiệp rất khó quản lý tốt chất lượng của mình.
  • Quản trị chất xám
Kinh tế tri thức đã chuyển biến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp từ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả sang cạnh tranh về nhân lực. Nhưng các doanh nghiệp hiện gặp rất nhiều rủi ro về nhân sự, mất đi rất nhiều tri thức và kinh nghiệm do bị chảy máu chất xám. Rủi ro này có thể được giảm thiểu nếu doanh nghiệp thiết lập được một hệ thống có thể thông qua đó lưu trữ các tri thức, kinh nghiệm và phương pháp của các thế hệ nhân viên. Một hệ thống phần mềm quản lý ERP hiệu quả có thể làm được điều đó.

Khó khăn riêng trong từng doanh nghiệp Bao bì
  • Ngành bao bì thường xuyên phát sinh các mã sản phẩm mới do mỗi khách hàng sử dụng mẫu mã và kích thước khác nhau, đồng thời thường xuyên thay đổi mẫu mã để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp sản xuất bao bì gặp khó khăn trong công tác cập nhật dữ liệu cơ sở như: mã sản phẩm, bán thành phẩm, mã nguyên vật liệu, cấu trúc sản phẩm và định mức nguyên vật liệu.
  • Nhiều đơn hàng nhỏ lẻ không có tính chất lặp lại khiến cho khâu lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần ghép đơn hàng để sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí khởi động máy, thời gian thay đổi khổ giấy và thời gian gián đoạn sản xuất.
  • Sản phẩm thường xuyên phát sinh mới nhưng lại yêu cầu tính toán sát giá thành kế hoạch và báo giá dự kiến cho khách hàng để đảm bảo khả năng cạnh tranh nhưng đơn hàng không bị lỗ.
Giải pháp

Ngành sản xuất bao bì thường có một số đặc thù sau


  • Quản trị xuyên suốt hệ thống từ khách hàng đến hoạt động mua hàng, bán hàng, kho và sản xuất theo đơn đặt hàng.
  • Quản trị kết cấu và định mức sản phẩm, tính giá thành kế hoạch và báo giá báo giá cho khách hàng theo đặc thù từng sản phẩm và từng thời điểm.
  • Thường xuyên phát sinh mã sản phẩm mới do khách hàng thay đổi mẫu mã và sản phẩm đặc thù cho từng khách hàng.
  • Sự linh hoạt trong việc ghép đơn hàng sản xuất và sử dụng vật tư thay thế
Việc triển khai ERP thành công cần phù hợp với đặc thù từng ngành lĩnh và đặc thù của từng doanh nghiệp cụ thể.
>> Chức năng mở rộng của phần mềm BRAVO 7.
 
Phần mềm BRAVO cho các đơn vị sản xuất Bao bì


Giải pháp phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) khi ứng dụng tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực SẢN XUẤT BAO BÌ sẽ được BRAVO thực hiện khảo sát và tư vấn, thiết kế, tùy chỉnh phần mềm theo đặc thù của ngành sản xuất bao bì.

Giải pháp phần mềm BRAVO 7 được xây dựng với các modules xử lý nghiệp vụ cho từng bộ phận – phòng ban hỗ trợ kết nối nghiệp vụ giữa các bộ phận nhằm liên kết, kế thừa và kiểm soát dữ liệu phát sinh, tăng cường hiệu suất công việc và nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp. Phần mềm có thiết kế mở (thiết kế 03 lớp), cùng với năng lực và kinh nghiệm triển khai của BRAVO nên cho phép dễ dàng tùy chỉnh hoặc thiết kế mở rộng modules, tính năng, nghiệp vụ quản lý trên hệ thống phần mềm trong tương lai khi doanh nghiệp phát triển và có nhu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế.

I. BÀI TOÁN ĐẶC THÙ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ
Ngành công nghiệp sản xuất bao bì với nhiều lĩnh vực bao gồm bao bì nhựa, carton/ giấy, bao bì kim loại và các loại khác. Tùy thuộc vào công nghệ sản xuất nên mỗi lĩnh vực sản xuất bao bì cũng có những yêu cầu quản lý sản xuất đặc thù khác nhau. Bài viết này sẽ mô tả về giải pháp phần mềm BRAVO 7 được thiết kế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì xi măng, bao bì Jumbo ( là loại bao chứa có kích thước và tải trọng lớn, được dùng để chứa đựng và vận chuyển các loại sản phẩm khác nhau), bao dán đáy, bao dệt PP…

1. Khái quát đặc thù doanh nghiệp sản xuất bao bì

Doanh nghiệp sản xuất với sự tham gia của nhiều bộ phận thuộc các khối kinh doanh, vật tư, kế hoạch, sản xuất, hành chính… cùng phối hợp thực hiện một chuỗi các công việc từ sản xuất, kinh doanh và quản lý nội bộ hoạt động của doanh nghiệp. Sản phẩm bao bì được sản xuất với nhiều công đoạn như Tạo hạt --> Kéo sợi --> Dệt à Tráng --> In lồng ống --> Dán đáy --> (cắt: Bao jumbo) --> May --> Đóng gói.

Trong đó, có nhiều công đoạn chạy liên tục như từ hạt nhựa --> kéo sợi --> dệt.

Có thể xuất bán từ bán thành phẩm, nên hoạt động thống kê, tính giá thành sản xuất đòi hỏi phải thực hiện chi tiết theo từng công đoạn. Sản xuất được thực hiện theo đơn đặt hàng/ hợp đồng là chủ yếu nên quá trình theo dõi từ giai đoạn kinh doanh, lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị vật tư sản xuất, theo dõi/ thống kê sản xuất, nhập kho bán thành phẩm/ thành phẩm đều thực hiện gắn theo đơn đặt hàng/ hợp đồng. Do đặc thù sản xuất theo đơn đặt hàng/ hợp đồng nên các công việc như chuẩn bị vật tư sản xuất, lập kế hoạch sản xuất cũng gặp những khó khăn nhất định khi lượng đơn hàng có thể nhiều hoặc ít tùy vào các thời điểm kinh doanh khác nhau.

2. Phạm vi và quy trình vận hành hệ thống phần mềm

Resize_So%20do%20bao%20bi-01.jpg

3. Mô tả một số quy trình nghiệp vụ đặc thù

a. Quy trình bán hàng

Quy%20trinh%20ban%20hang%201.png

Đặc thù trong hoạt động kinh doanh:

- Ngoài số ít sản phẩm truyền thống thì kinh doanh bao bì thường xuyên phát sinh sản phẩm mới nên quy trình kinh doanh có việc “Thiết kế sản phẩm” theo mô tả hoặc theo một sản phẩm có sẵn của khách hàng và “Sản xuất sản phẩm mẫu” sau khi thống nhất được “Thiết kế sản phẩm”.

- Quy trình kinh doanh liên quan nhiều đến các bộ phận như kế toán, vật tư và kế hoạch/ sản xuất vì cần thiết phải tính được giá thành kế hoạch của sản phẩm mới khi thực hiện báo giá cho khách hàng. Trong đó, bộ phận kế hoạch/ sản xuất xây dựng BOM sản phẩm, bộ phận vật tư xác định/ duyệt đơn giá vật tư, bộ phận kế toán xác định/ duyệt các chi phí sản xuất khác để cấu thành nên giá thành kế hoạch dự tính.

- Kinh doanh chốt đơn hàng và lập yêu cầu sản xuất nên quá trình chốt đơn hàng cũng liên quan đến nhiều bộ phận: Bộ phận kế hoạch/ điều độ sản xuất để xem xét về khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ sản xuất, Bộ phận vật tư để xem xét về khả năng đáp ứng nhu cầu vật tư/ nguyên liệu sản xuất… Kế hoạch sản xuất cũng thường xuyên phải điều chỉnh để phù hợp với tiến độ đơn hàng đã ký với khách hàng.

b. Quy trình mua hàng

Quy%20trinh%20mua%20hang-01.png

Đặc thù trong hoạt động mua hàng:

- Quản trị/ cân đối nhu cầu vật tư đáp ứng cho những biến động thường xuyên của kế hoạch sản xuất (do cần điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu đơn hàng).

- Yêu cầu về tiến độ nhập hàng thường gấp do những đơn hàng bán (cần sản xuất) phát sinh đột xuất à Cần quản trị được danh mục nhà cung cấp theo từng loại vật tư/ nguyên liệu, đồng thời quản trị được dữ liệu lịch sử mua hàng theo vật tư (giá, thời điểm, nhà cung cấp…) để đàm phán và chốt đơn hàng nhanh nhất, phục vụ kịp thời hoạt động sản xuất.

- Xác định được chu kỳ, vòng quay hàng tồn kho theo thời điểm để lên kế hoạch nhập hàng phù hợp (đối với nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm truyền thống).

- Xác định chu kỳ nhập theo từng loại vật tư và nhu cầu sử dụng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất mà không mất nhiều chi phí lưu kho, đặc biệt là các loại vật tư/ nguyên liệu có chu kỳ nhập dài như các vật tư/ nguyên liệu nhập khẩu.

- Đánh giá/ xếp hạng nhà cung cấp theo các tiêu chí phù hợp.

c. Quy trình quản lý kho

Quy%20trinh%20BP%20kho%202-01.png

Đặc thù trong hoạt động quản lý kho:

- Quản lý nhập/ xuất tồn kho theo lô, cảnh báo về thời gian lưu kho đối với một số nguyên liệu có chất lượng bị ảnh hưởng nếu tồn kho lâu ngày.

- Quản lý nhập/ xuất tồn kho theo vị trí (nhằm đảm bảo dễ dàng nhập/ xuất trong nghiệp vụ kho).

- Xây dựng được hệ số về quy định tồn kho tối thiểu phù hợp, bao gồm cả các vật tư, công cụ thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc (là yêu cầu chung đối với các doanh nghiệp sản xuất).

- Kiểm soát xuất vật tư/ nhập bán thành phẩm, thành phẩm theo lệnh sản xuất.

- Các báo cáo quản trị về tồn kho khả dụng căn cứ vào các yếu tố làm thay đổi dữ liệu tồn kho như dự kiến nhập hàng (theo đơn hàng mua), dự kiến xuất kho (theo lệnh sản xuất).

d. Quy trình sản xuất

Quy%20trinh%20san%20xuat%202-01.png

Đặc thù trong hoạt động sản xuất:

- Sản phẩm đa dạng theo nhu cầu khách hàng. Nhiều trường hợp khâu sản xuất hàng mẫu có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất chung.

- Yêu cầu sản xuất thường bị thay đổi nên việc lập kế hoạch, công tác chuẩn bị (nhân sự, vật tư, máy móc, …) và triển khai sản xuất gặp nhiều khó khăn.

- Hoạt động sản xuất cần quản lý gắn theo đơn hàng/ hợp đồng bán (đích danh). Một số lượng sản phẩm truyền thống sản xuất theo kế hoạch của khách hàng nên có thể chủ động được.

- Sản phẩm gồm nhiều công đoạn sản xuất. Có yêu cầu thống kê theo công đoạn.

- Nhu cầu cần thống kê tiến độ sản xuất kịp thời (theo ca) nhằm phục vụ công tác kiểm soát được tiến độ giao hàng cho khách hàng.

- Nhiều công đoạn, nhiều chỉ tiêu phải giám sát/ kiểm tra chất lượng trong quá trình thực hiện sản xuất.

e. Quy trình quản lý máy móc, thiết bị

Quy%20trinh%20quan%20ly%20may%20moc-01.png

Đặc thù trong hoạt động sản xuất:

- Kiểm soát được kế hoạch cần bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

- Lập kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng phù hợp với kế hoạch sản xuất.

- Dự trù được nhu cầu vật tư thường xuyên cho công tác bao dưỡng định kỳ.

- Khó khăn trong việc xử lý các sự cố hỏng đột xuất (thiếu vật tư, phụ tùng thay thế).

- Khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu để cảnh báo nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị đối với những chỉ tiêu dữ liệu liên quan đến sản xuất như số giờ hoạt động của máy, số lần dập của khuôn…

II. GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BRAVO ỨNG DỤNG TẠI ĐƠN VỊ SẢN XUẤT BAO BÌ

1. Mô hình cài đặt phần mềm:

Giải pháp BRAVO 7 – ERP có 02 mô hình cài đặt phần mềm bao gồm mô hình cài đặt dữ liệu tập trung Online và mô hình dữ liệu phân tán – đồng bộ định kỳ. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, các điểm sản xuất (nhà máy), kinh doanh (văn phòng) thường tập trung, có hạ tầng kết nối Internet được đồng bộ (trường hợp có nhiều nhà máy/ văn phòng tại nhiều địa điểm) nên đề nâng cao công tác quản lý, dữ liệu được cập nhật/ kiểm soát tức thời, BRAVO sẽ thực hiện mô hình cài đặt phần mềm dữ liệu tập trung Online.

1_Mo%20hinh%20cai%20dat.png

Mô tả mô hình:

  • Tại trụ sở chính (hoặc nơi mà doanh nghiệp chọn đặt máy chủ – có thể là các datacenter) sẽ cài đặt phần mềm BRAVO 7 gồm “chương trình phần mềm” và “cơ sở dữ liệu”.
  • Tại các bộ phận/ phòng ban, các máy tính được phép truy cập vào phần mềm (máy Client) sẽ được khai báo (tên máy, ID người dùng) và được cài các "chương trình phần mềm” để người dùng cập nhật thông tin, dữ liệu vào phần mềm.
Các User sẽ được quản lý, phân quyền chi tiết theo từng vai trò của người dùng tại các phòng ban liên quan. Mỗi user người dùng/ nhóm user người dùng hoặc bộ phận sẽ có thiết kế layout (giao diện) riêng phù hợp với nghiệp vụ quản lý của từng người sử dụng hoặc bộ phận. Giải pháp phần mềm BRAVO 7 cho phép kết nối các địa điểm từ xa thông qua hệ thống đường truyền Internet với yêu cầu cơ bản về đường truyền (mạng ADSL thông dụng). Dữ liệu được lưu tập trung trên server sẽ được backup định kỳ hoặc liên tục thông qua cơ chế backup tự động của phần mềm.

(Khuyến cáo: để đảm bảo về tính ổn định, an toàn dữ liệu khi vận hành phần mềm thì BRAVO khuyến cáo trang bị thêm một máy chủ dự phòng, máy chủ backup phục vụ cho hai nhiệm vụ chính: thay thế server chính vận hành hệ thống và back up dữ liệu của phần mềm. Trên server chính và server backup tích hợp các ổ cứng vật lý tương đương và cấu hình theo các giải pháp Raid ổ cứng: Raid 0, Raid 1, Raid 10).

>>> Giải pháp sử dụng liên phòng ban, hiệu quả áp dụng tới từng bộ phận, mời xem tại đây.
 
Doanh nghiệp vừa và lớn trong ngành dệt may, bao bì đang sử dụng Phần mềm BRAVO
Giải pháp phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) khi ứng dụng tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực SẢN XUẤT BAO BÌ sẽ được BRAVO thực hiện khảo sát và tư vấn, thiết kế, tùy chỉnh phần mềm theo đặc thù của ngành sản xuất bao bì. Khi hoàn thiện việc triển khai, giải pháp phần mềm BRAVO 7 không chỉ đáp ứng đầy đủ các tính năng, nghiệp vụ theo yêu cầu quản lý đặc thù của nghành sản xuất bao bì mà còn được tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Một số khách hàng đang sử dụng Phần mềm BRAVO.

nnWy7h.jpg

>> Xem chi tiết tại đây.
 
Hướng dẫn chi tiết xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng
Đầu tiên ta đi tìm hiểu khái niệm hàng tồn kho hết hạn sử dụng là gì?

Hàng tồn kho hết hạn sử dụng là các mặt hàng sau một thời gian sản xuất nhưng không bán đượclàm cho bị hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng. Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lý để hạn chế tổn thất về mặt kinh phí, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh.

Vậy, cụ thể cách xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng ra sao?

1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015 (bổ sung cho Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) về hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN thì hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Cần xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng là gì?; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng.

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Hồ sơ sẽ được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Lưu ý: Bên cạnh việc làm hồ sơ như trên, các bạn phải thành lập hội đồng tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng (nếu hủy) hoặc quyết định thanh lý (nếu là thanh lý).

2. Với thuế giá trị gia tăng

Khoản 1, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có quy định. Các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường sẽ được khấu trừ thuế GTGT gồm: các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, thiên tai, hỏa hoạn, hàng quá hạn sử dụng… Muốn được khấu trừ thuế, doanh nghiệp phải cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh cho các trường hợp tổn thất được bồi thường.

Lưu ý: Hàng hóa hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường vẫn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

3. Hướng dẫn hạch toán hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy

Tại điểm c, Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

“c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Vậy, trước đó kế toán phải trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi trích lập hạch toán:

Nợ TK 632

Có TK 229

>> Xem thêm kiến thức về quản trị hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?
 
Phần mềm BRAVO đồng hành cùng Fococev Việt Nam
Công ty Cổ Phần Fococev Việt Nam được biết tới là một trong những DN hàng đầu trong nước sản xuất kinh doanh tinh bột sắn. Trải qua hơn 35 năm hình thành và phát triển với đội ngũ cán bộ chuyên viên có năng lực quản lý và có trình độ kỹ thuật cao, Fococev đã không ngừng phát triển về mọi mặt, khẳng định được vị trí, chỗ đứng lâu dài, đáng tin cậy với đối tác trong nước và nước ngoài.

Với BRAVO, Fococev là một trong những khách hàng lâu năm. BRAVO được đồng hành cùng DN trải qua rất nhiều phiên bản phần mềm từ BRAVO 4.0, BRAVO 6.0. Năm 2016 lại tiếp tục tin tưởng nâng cấp lên phiên bản BRAVO 7. Ở lần này, cơ chế chạy online tất cả các đơn vị với cơ sở dữ liệu tập trung một chỗ nên việc khai thác số liệu tổng hợp được thực hiện tức thời và nhanh chóng nhằm tối giản chi phí cho khách hàng. Các đơn vị thành viên trong quá trình nâng cấp đều được cán bộ triển khai BRAVO cài đặt và hướng dẫn chương trình tại đơn vị hoặc online thông qua các công cụ trên Internet.

fococev-anh-2.jpg

Một trong số hoạt động sản xuất đặc trưng tại doanh nghiệp
Tại Fococev, sản phẩm chính của DN là tinh bột sắn, ngoài ra còn 1 số thành phẩm khác nữa. Khi ứng dụng phần mềm BRAVO đã giúp giải quyết tốt bài toán giá thành cho mặt hàng này tại các đơn vị sản xuất, tạo thuận lợi cho bộ phận Kế toán của DN làm việc.

Trải qua thời gian dài hợp tác (gần 1 thập kỷ) nên với các CBNV làm việc tại Fococev thì phần mềm BRAVO đã rất quen thuộc. Do đó, khi nâng cấp lên phiên bản BRAVO 7, hai bên rất dễ dàng “vào guồng” công việc. Những bài toán Fococev đưa ra, những giải pháp BRAVO giải quyết đều “ăn rơ” với nhau nên dự án gặp nhiều thuận lợi.

Sự tín nhiệm của Fococev và hơn 3 000 khách hàng là DN vừa và lớn trên cả nước chính là nguồn động viên to lớn đối với BRAVO. Tạo động lực để BRAVO ngày càng hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ của mình hơn nữa nhằm song hành cùng khách hàng trên những chặng đường dài phía trước.

>> Phần mềm BRAVO giải quyết bài toán đặc thù tại Nguyễn Hoàng Group.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top