Giá thành ngành Dệt

hoangvinh_tb

Member
Hội viên mới
Công ty mình là công ty SX liên tục qua nhiều khâu và NVLC là:
- Sợi Dọc (Poly, nylon ...) Sợi Dọc đi qua gđoạn Mắc, Hồ, Ghép
- Sợi ngang ( DTY 150/72 CD 100%, STM 512....) đi qua gđ Đảo sợi sau đó qua se sợi tiếp theo qua hấp sợi và cuối cùng là gđ suốt sợi
=> cả sợi dọc và sợi ngang đồng thời kết hợp lại và qua giai đoạn cuối cùng là Dệt vải
Kết quả thu được là sản phẩm 1.2 mét và 1.6 mét. Trong hai sản phẩm trên còn có nhiều thiết kế ( thiết kế phụ thuộc vào mật độ vải và chất lượng của sợi)
Trước đây công ty không có bộ phận tính giá thành lên số lượng dở dang cuối tháng 05/2008 được xác định bằng kiểm kê cuối tháng 05 và chỉ xác định được NVLC 1521 là 868,672,247 đ
trong tháng 06 xác định
Chi phí NVLC phát sinh 1,623,570,950 và chi phí NVLP phát sinh 174,713,958 . 622 là 611,143,692 và 627 là 642,872,599
SP hoàn thành là 1.2 mét
VD:
Đơn hàng: NE804D16 số lượng 4,599m sp Định mức sử dụng sợi 8,002/mét
Đơn hàng:TL801D29 số lượng 4,920m sp Định mức sử dụng sợi 8,210/mét
Đơn hàng:GX801D28 số lượng 17,946m sp Định mức sử dụng sợi 8,897/mét
Đơn hàng VI802D33 số lượng 8,434m sp Định mức sử dụng sợi 8,210/mét
vv.....
Sp hoàn thành 1.6 mét
Đơn hàng: D805D38 số lượng 5,215m sp Định mức sử dụng sợi 10,168/mét
Đơn hàng: R801D39 số lượng 14,960m sp Định mức sử dụng sợi 8,444/mét
Đơn hàng H802D42 số lượng 13,616m sp Định mức sử dụng sợi 10,841/mét
vv.....
Số lượng dở dang cuối kỳ là 18,563 mét
Các bạn đọc cho mình ý kiến xem mình phải bắt đầu từ đâu
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giá thành ngành Dệt

Các bạn đọc cho mình ý kiến xem mình phải bắt đầu từ đâu

Đọc xong cho ý kiến đây.
Bài viết dài quá và dùng toàn từ chuyên môn.
Lan man và chưa có trọng tâm.
Bạn rút gọn lại câu hỏi thì chắc chắn sẽ có các đồng chí khác trả lời trường hợp của bạn.
Bạn nên đưa ra giải pháp của mình trong trường hợp này.
Thân chào
 
Ðề: Giá thành ngành Dệt

Công ty mình là công ty SX liên tục qua nhiều khâu và NVLC là:
- Sợi Dọc (Poly, nylon ...) Sợi Dọc đi qua gđoạn Mắc, Hồ, Ghép
- Sợi ngang ( DTY 150/72 CD 100%, STM 512....) đi qua gđ Đảo sợi sau đó qua se sợi tiếp theo qua hấp sợi và cuối cùng là gđ suốt sợi
=> cả sợi dọc và sợi ngang đồng thời kết hợp lại và qua giai đoạn cuối cùng là Dệt vải
Kết quả thu được là sản phẩm 1.2 mét và 1.6 mét. Trong hai sản phẩm trên còn có nhiều thiết kế ( thiết kế phụ thuộc vào mật độ vải và chất lượng của sợi)
Trước đây công ty không có bộ phận tính giá thành lên số lượng dở dang cuối tháng 05/2008 được xác định bằng kiểm kê cuối tháng 05 và chỉ xác định được NVLC 1521 là 868,672,247 đ
trong tháng 06 xác định
Chi phí NVLC phát sinh 1,623,570,950 và chi phí NVLP phát sinh 174,713,958 . 622 là 611,143,692 và 627 là 642,872,599
SP hoàn thành là 1.2 mét
VD:
Đơn hàng: NE804D16 số lượng 4,599m sp Định mức sử dụng sợi 8,002/mét
Đơn hàng:TL801D29 số lượng 4,920m sp Định mức sử dụng sợi 8,210/mét
Đơn hàng:GX801D28 số lượng 17,946m sp Định mức sử dụng sợi 8,897/mét
Đơn hàng VI802D33 số lượng 8,434m sp Định mức sử dụng sợi 8,210/mét
vv.....
Sp hoàn thành 1.6 mét
Đơn hàng: D805D38 số lượng 5,215m sp Định mức sử dụng sợi 10,168/mét
Đơn hàng: R801D39 số lượng 14,960m sp Định mức sử dụng sợi 8,444/mét
Đơn hàng H802D42 số lượng 13,616m sp Định mức sử dụng sợi 10,841/mét
vv.....
Số lượng dở dang cuối kỳ là 18,563 mét
Các bạn đọc cho mình ý kiến xem mình phải bắt đầu từ đâu

Chị ơi! Bắt đầu từ định mức và theo dõi chi phí trên TK 152.153.621.622.627.154.155 ạ, chị đưa cái gì vào trước thì chị tính và theo dõi trước cái gì sau thì theo dõi sau, cuối cùng là chị tính cái 154 và sau khi tính xong cái 154 cuối kỳ thì chị kết chuyển sang 155 thôi ạ:cheers1:
 
Ðề: Giá thành ngành Dệt

Tuỳ thuộc tổ chức quản lý của cty mà kế toán ghi sổ, tính giá thành.
Nếu như không tổ chức cân đong đo đếm khi bán thành phẩm đi qua các công đoạn mắc, hồ, ghép, đảo ... thì bạn không có số lượng bán TP hoàn thành là bao nhiêu, số còn đang làm là bao nhiêu ... thì không thể nào tính giá thành bán thành phẩm được.

Như vậy nếu bạn chỉ có số lượng SP dở dang là các TP 1,2m và 1,6m thì bạn phải gom hết chi phí của tất cả các công đoạn vào 1 cục và tính giá thành chỉ 1 lần cho SP cuối cùng mà thôi.

Như ví dụ của bạn thì SPDD là 18,563m mà không biết trong đó bao nhiêu m là SP 1,2m và bao nhiêu là 1,6m.
Trường hợp này bạn cần 1 công đoạn tối thiểu là đo lại SPDD 1,2m là bao nhiêu, 1,6m là bao nhiêu;
Sau đó quy đổi:
- Lấy TP 1,6 làm chuẩn.
- Cứ 1 mét vải 1,2m tương đương với 75% m chuẩn 1,6m.
Và cộng lại để ra số SPDD quy chuẩn.
Kế tiếp, qua kinh nghiệm (nhờ người rành nghề) đánh giá giá trị của 1m SPDD chuẩn 1,6m là tương đương bao nhiêu % thành phẩm (PP đánh giá SPDD theo tỷ lệ hoàn thành).
Cuối cùng lấy tổng chi phí / (Tổng số m TP quy chuẩn + Số m SPDD quy chuẩn) = Giá thành 1 m vải chuẩn 1,6m
Rồi lấy giá đơn vị đó nhân ngược để ra số tiền ghi N155 và số SPDD còn lại vẫn nằm ở số dư 154.

Trên đây chỉ là cách tính lười biếng nhất, nó sẽ rất không chính xác.
Bạn có thể tính kỹ hơn chẳng hạn như lấy các m vải TP x định mức sợi để làm cơ sở phân chia chi phí (như cách tôi tính ở trên thì xem như tất cả các đơn hàng đều có cùng định mức sợi - xem như chênh lệch định mức giữa các đơn hàng là không đáng kể). Còn cách tôi tính là lấy vải 1,6 làm chuẩn.

Nhắc lại còn điều rất quan trọng là tổ chức quản lý sản xuất của cty. Tuỳ theo đó mà chọn PP tính giá thành.
 
Ðề: Giá thành ngành Dệt

Vấn đề trị giá dở dang cuối kỳ mình đã xác định được rồi, mình chỉ băng khoăn giá thành ở các đơn hàng vì mỗi đơn hàng sử dụng sợi cũng như mật độ sơi trên mét khác nhau chính vì thế cấu thành lên giá thành khác nhau. Mà ở đây phòng kỹ thuật bên mình chỉ xác định được định mức sử dụng sợi còn NVLP, NCTT, CPSXC chưa xác định được. Lên khi phát sinh chi phí thực tế mình không biết căn cứ vào đâu??? Theo các bạn thì vấn đề này lên giải quyết ra sao
 
Ðề: Giá thành ngành Dệt

Đi theo tính toán của Phòng Kỹ Thuật.
Dù sao thì họ cũng rành việc cần tốn bao nhiêu vật tư nguyên liệu để làm ra 1m SP hơn là người kế toán.
Những koản nào họ không tính được cụ thể số lượng cần dùng trên 1m SP thì ta tự tính, dựa trên những số liệu về định mức NVL chính.
Các chi phí phân bổ theo giá trị NVL chính là tương đối dễ được chấp nhận nhất.
Dù sao thì việc tính giá thành kế toán cũng mang ý nghĩa tài chánh nhiều hơn là để quản trị đánh giá bộ phận nào tiết kiệm chi phí, bộ phận, phân xưởng nào không ...
Như vậy không phải lo ngại việc làm sao để tính giá thành chính xác tuyệt đối.
Chỉ cần tương đối hợp lý và thuận tiện, đơn giản trong việc tính toán là được.
Chẳng hạn nếu tôi tính 1m vải 1,2m quy chuẩn bằng 75% của 1m vải 1,6m thì sẽ không có ai thắc mắc: "Sao không là 74% hay 76% mà lại là 75%?"
 
Re: Ðề: Giá thành ngành Dệt

Anh chị ơi. Em đang làm kế toán giá thành ngành dệt sợi thành thành phẩm là vải mà khó quá, em mới ra trường đi làm nên chưa có kinh nghiệm gì cả. Cụ thể cty em mua bông vải về để dệt thành sợi. Anh chị nào có file mẫu tính giá thành của ngành dệt (mua bông về để dệt) send cho em xin với. Giám đốc đang yêu cầu em lập 1 file tính giá thành mà em chả biết làm thế nào cả. Giúp em với cả nhà ơi!!!!!!!!!! Mail của em là hoatrinhnu12a1@yahoo.com
 
Ðề: Giá thành ngành Dệt

Chào bạn: Mình đã làm kiểm toán được 6 năm rồi.

Bạn nên tính giá thành theo từng công đoạn, để tính giá thành đúng thì mình phải khảo sát tình hình hoạt động của bạn thì mới tư vấn được
Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí:
Nguyễn Văn Thanh - 0907 958 871 - CTY TNHH TM DV DTP (TP. HCM)- CHUYÊN NHẬN DỊCH VỤ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, KÊ KHAI THUẾ HÀNG THÁNG - ĐÀO TẠO LẠI KẾ TOÁN CHO PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH THỰC TẾ
 
Các Anh chị cho em hỏi là trung bình dệt 1m vải bằng máy dệt Nước thì điện tiêu hao khoảng là bao nhiêu .
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top