Sợi Dây Duyên Nghiệp
Hôn nhân có nguồn gốc từ tiền kiếp. Ở kiếp này khi hai người nam nữ cùng nhau đi đến hôn nhân vợ chồng, quyết định sống bên nhau trọn đời thì thật ra điều đó không có nghĩa là điều mới được quyết định. Theo thuyết luân hồn, chính nhân duyên từ kiếp trước đã là quyết định. Như thơ của Nguyễn Du đã nói: "Có nhân duyên, có vợ chồng".
Ông Lê Xuân Nghĩa là một giáo viên đã kể một câu chuyện mà ông bảo rằng hoàn toàn có thật về người chị của mình tên là Lê thị Mỹ. Chị Mỹ người Mỹ Tho, sinh năm 1938. Chị là người tuy không đẹp nhưng rất có duyên. Nhiều chàng trai trong vùng ngấp nghé và nhiều nơi đến dạm hỏi nhưng chị không quan tâm. Mỗi lần gia đình hối thúc việc chồng con thì chị lại cương quyết từ chối bằng câu: "con đã có chồng và con phải đi tìm anh ấy". Gia đình anh Nghĩa cứ tưởng chị Mỹ nói đùa nhưng rồi một hôm cả nhà đang ngồi ăn cơm, chị Mỹ tuyên bố: "Chồng con hiện đang bị giam ở khám Chí Hòa, con phải đi thăm anh ấy..." Cả nhà điều ngạc nhiên vô cùng khi nghe chị Mỹ nói, sự ngạc nhiên càng gia tăng khi chị Mỹ kể chi tiết câu chuyện như sau:
Nhiều đêm nằm ngủ cô thường mơ thấy một người, người này cao và ốm, gương mặt choắt, đôi lông mày rậm, cổ đeo sợi dây chuyền có gắn cái vòng và giữa vòng là một chữ A hoa. Mặt người ấy luôn luôn buồn và mỗi lần người ấy hiện ra trong giấc mơ là cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói thì thầm: "người này là chồng của cô đó". Mấy tháng nay cô lại mơ thấy anh ấy. Lần này trông anh ta ốm yếu hơn, tội nghiệp hơn, cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói lạ lùng ấy: "Chồng cô đã bị tù và hiện bị giam ở khám Chí Hòa, phải tìm cách đến thăm anh ấy không thì quá muộn... anh ấy tên là Phan Thái An..." Liên tiếp nhiều đêm cô đều mơ một giấc mơ như thế và cô tỏ ý muốn đi thăm người chồng trong giấc mộng với lòng quyết tâm lạ lùng của cô. Người nhà lúc đầu không chịu nhưng anh Nghĩa là một giáo viên, anh lại là người sống nội tâm và hay tìm hiểu về các vấn đề siêu linh, nhà anh sách vở nhiều như một thư viện nhỏ, và chính anh đã thuyết phục gia đình và chịu dẫn chị Mỹ lên Sài Gòn đến khám Chí Hòa thăm người "anh rể" trong mộng của chị mình. Tại Sài Gòn, hai chị em trú tại nhà một người bà con ở đường Trương Minh Giảng chờ đi thăm nuôi. Chị Mỹ có vẻ sốt ruột mong sớm gặp mặt "người chồng trong mộng". Ngày thăm nuôi, hai chị em dậy sớm để đi cho kịp giờ. Chị Mỹ đã mua đủ thứ để bới xách, vì thật sự chị cũng chưa biết "anh ấy" thích món ăn gì và cần thứ gì. Khi gặp nhân viên lo việc thăm viếng thân nhân ở trại giam, chị Mỹ xin được gặp anh Phan Thái An để thăm nuôi. May mắn người giữ trật tự là học trò cũ của anh Lê Xuân Nghĩa nên chị được phép gặp người tù Phan Thái An dễ dàng. Mười phút sau anh An xuất hiện sau vòng dây kẽm gai và rồi người học trò dẫn anh ta ra gặp hai chị em tại phòng thăm nuôi. Thật là một cuộc thăm viếng lạ kỳ, không ai biết ai, chỉ có một mình chị Mỹ là nhận ra anh An mà thôi. Anh An cũng ngơ ngác không hiểu gì cả trong khi chị Mỹ nước mắt lưng tròng. Anh Nghĩa vội kể lại câu chuyện mà chị Mỹ đã kể cho anh An nghe. Nghe xong câu chuyện, anh An vẫn không hiểu ất giáp gì cả nhưng tỏ vẻ cảm động. Chị Mỹ đột nhiên nhìn vào mắt anh An và hỏi: " Trước khi anh bị bắt, anh có đeo sợi da6y chuyền ở cổ không?" Anh An ngạc nhiên trả lời: "Có. Sao cô biết?" Chị Mỹ lại hỏi: "Trên sợi dây chuyền có mang cáng cái vòng và giữa vòng có chữ A hoa, phải không?" Anh An đáp: "Phải." Câu chuyện đã khiến cho Nghĩa và anh An vô cùng kinh ngạc. Anh Nghĩa nói:
- Dù câu chuyện thế nào thì sự thật vẫn có anh An đó và chị tôi đây, biết đâu đó là vấn đề có liên qua đến kiếp trước của anh và chị tôi. Anh đừng ngại ngùng chi về cuộc viếng thăm này và nên nhận chút quà mà chị em đã đem từ Mỹ Tho lên. Anh An vô cùng cảm động, anh nói:
- Tôi bị bắt oan, người ta nghi tôi là Cộng Sản nằm vùng vì có liên hệ tới một người hoạt động cho Cộng Sản, anh ấy là bạn tôi nhưng tôi không biết anh ta là Cộng Sản, tôi thường đi chơi và chụp hình chung với anh ấy nhưng không ngờ mỗi chuyến đi, anh ta đều chuyển tài liệu mật cho mật khu...
Câu chuyện không chấm dứt ở đó vì hai tháng sau, chị Mỹ nghe người ta đã chuyển toán tù nhân Cộng Sản về giam ở đảo Côn Sơn trong đó có anh An. Trên đường di chuyển không hiểu sao anh An lại có thể nhảy được ra khỏi xe trốn thoát, nhưng vì xe chạy nhanh quá nên anh đã chết. Từ đó chị Mỹ như người mất hồn và mãi 6 năm sau, tức là vào năm 36 tuổi chị mới lấy chồng.
Ðoàn Văn Thông
Lời bàn:
Nhân Quả Luân Hồi.
Tuy nhiên "Nhân" ko thể từ mình sinh ra "Quả" mà phải có "Duyên" trợ lực
Chẳng hạn gieo một hạt dưa "Nhân" phải có đất, hơi ẩm, ánh nắng mặt trời, phân bón "Duyên" để mọc thành cây ra Hoa kết trái "Quả" .Nhưng nếu gặp "Nhân" xấu, tức ngoại cảnh ko thích hợp thì cái "Duyên " kia phải hư thối mục nát.
Thành thử "Cùng một "Nhân" mà khác "Duyên" sẽ ko sinh ra "Quả giống" nhau đc, ngược lại cùng một "Duyên" mà khác "Nhân" cũng ko thể sinh ra cùng một loại "Qủa".
Con người ta sống trong cõi nhân gian ko thể ko ko chịu chung một định luật "Nhân Quả" ấy
Hôn nhân có nguồn gốc từ tiền kiếp. Ở kiếp này khi hai người nam nữ cùng nhau đi đến hôn nhân vợ chồng, quyết định sống bên nhau trọn đời thì thật ra điều đó không có nghĩa là điều mới được quyết định. Theo thuyết luân hồn, chính nhân duyên từ kiếp trước đã là quyết định. Như thơ của Nguyễn Du đã nói: "Có nhân duyên, có vợ chồng".
Ông Lê Xuân Nghĩa là một giáo viên đã kể một câu chuyện mà ông bảo rằng hoàn toàn có thật về người chị của mình tên là Lê thị Mỹ. Chị Mỹ người Mỹ Tho, sinh năm 1938. Chị là người tuy không đẹp nhưng rất có duyên. Nhiều chàng trai trong vùng ngấp nghé và nhiều nơi đến dạm hỏi nhưng chị không quan tâm. Mỗi lần gia đình hối thúc việc chồng con thì chị lại cương quyết từ chối bằng câu: "con đã có chồng và con phải đi tìm anh ấy". Gia đình anh Nghĩa cứ tưởng chị Mỹ nói đùa nhưng rồi một hôm cả nhà đang ngồi ăn cơm, chị Mỹ tuyên bố: "Chồng con hiện đang bị giam ở khám Chí Hòa, con phải đi thăm anh ấy..." Cả nhà điều ngạc nhiên vô cùng khi nghe chị Mỹ nói, sự ngạc nhiên càng gia tăng khi chị Mỹ kể chi tiết câu chuyện như sau:
Nhiều đêm nằm ngủ cô thường mơ thấy một người, người này cao và ốm, gương mặt choắt, đôi lông mày rậm, cổ đeo sợi dây chuyền có gắn cái vòng và giữa vòng là một chữ A hoa. Mặt người ấy luôn luôn buồn và mỗi lần người ấy hiện ra trong giấc mơ là cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói thì thầm: "người này là chồng của cô đó". Mấy tháng nay cô lại mơ thấy anh ấy. Lần này trông anh ta ốm yếu hơn, tội nghiệp hơn, cô lại nghe văng vẳng bên tai lời nói lạ lùng ấy: "Chồng cô đã bị tù và hiện bị giam ở khám Chí Hòa, phải tìm cách đến thăm anh ấy không thì quá muộn... anh ấy tên là Phan Thái An..." Liên tiếp nhiều đêm cô đều mơ một giấc mơ như thế và cô tỏ ý muốn đi thăm người chồng trong giấc mộng với lòng quyết tâm lạ lùng của cô. Người nhà lúc đầu không chịu nhưng anh Nghĩa là một giáo viên, anh lại là người sống nội tâm và hay tìm hiểu về các vấn đề siêu linh, nhà anh sách vở nhiều như một thư viện nhỏ, và chính anh đã thuyết phục gia đình và chịu dẫn chị Mỹ lên Sài Gòn đến khám Chí Hòa thăm người "anh rể" trong mộng của chị mình. Tại Sài Gòn, hai chị em trú tại nhà một người bà con ở đường Trương Minh Giảng chờ đi thăm nuôi. Chị Mỹ có vẻ sốt ruột mong sớm gặp mặt "người chồng trong mộng". Ngày thăm nuôi, hai chị em dậy sớm để đi cho kịp giờ. Chị Mỹ đã mua đủ thứ để bới xách, vì thật sự chị cũng chưa biết "anh ấy" thích món ăn gì và cần thứ gì. Khi gặp nhân viên lo việc thăm viếng thân nhân ở trại giam, chị Mỹ xin được gặp anh Phan Thái An để thăm nuôi. May mắn người giữ trật tự là học trò cũ của anh Lê Xuân Nghĩa nên chị được phép gặp người tù Phan Thái An dễ dàng. Mười phút sau anh An xuất hiện sau vòng dây kẽm gai và rồi người học trò dẫn anh ta ra gặp hai chị em tại phòng thăm nuôi. Thật là một cuộc thăm viếng lạ kỳ, không ai biết ai, chỉ có một mình chị Mỹ là nhận ra anh An mà thôi. Anh An cũng ngơ ngác không hiểu gì cả trong khi chị Mỹ nước mắt lưng tròng. Anh Nghĩa vội kể lại câu chuyện mà chị Mỹ đã kể cho anh An nghe. Nghe xong câu chuyện, anh An vẫn không hiểu ất giáp gì cả nhưng tỏ vẻ cảm động. Chị Mỹ đột nhiên nhìn vào mắt anh An và hỏi: " Trước khi anh bị bắt, anh có đeo sợi da6y chuyền ở cổ không?" Anh An ngạc nhiên trả lời: "Có. Sao cô biết?" Chị Mỹ lại hỏi: "Trên sợi dây chuyền có mang cáng cái vòng và giữa vòng có chữ A hoa, phải không?" Anh An đáp: "Phải." Câu chuyện đã khiến cho Nghĩa và anh An vô cùng kinh ngạc. Anh Nghĩa nói:
- Dù câu chuyện thế nào thì sự thật vẫn có anh An đó và chị tôi đây, biết đâu đó là vấn đề có liên qua đến kiếp trước của anh và chị tôi. Anh đừng ngại ngùng chi về cuộc viếng thăm này và nên nhận chút quà mà chị em đã đem từ Mỹ Tho lên. Anh An vô cùng cảm động, anh nói:
- Tôi bị bắt oan, người ta nghi tôi là Cộng Sản nằm vùng vì có liên hệ tới một người hoạt động cho Cộng Sản, anh ấy là bạn tôi nhưng tôi không biết anh ta là Cộng Sản, tôi thường đi chơi và chụp hình chung với anh ấy nhưng không ngờ mỗi chuyến đi, anh ta đều chuyển tài liệu mật cho mật khu...
Câu chuyện không chấm dứt ở đó vì hai tháng sau, chị Mỹ nghe người ta đã chuyển toán tù nhân Cộng Sản về giam ở đảo Côn Sơn trong đó có anh An. Trên đường di chuyển không hiểu sao anh An lại có thể nhảy được ra khỏi xe trốn thoát, nhưng vì xe chạy nhanh quá nên anh đã chết. Từ đó chị Mỹ như người mất hồn và mãi 6 năm sau, tức là vào năm 36 tuổi chị mới lấy chồng.
Ðoàn Văn Thông
Lời bàn:
Nhân Quả Luân Hồi.
Tuy nhiên "Nhân" ko thể từ mình sinh ra "Quả" mà phải có "Duyên" trợ lực
Chẳng hạn gieo một hạt dưa "Nhân" phải có đất, hơi ẩm, ánh nắng mặt trời, phân bón "Duyên" để mọc thành cây ra Hoa kết trái "Quả" .Nhưng nếu gặp "Nhân" xấu, tức ngoại cảnh ko thích hợp thì cái "Duyên " kia phải hư thối mục nát.
Thành thử "Cùng một "Nhân" mà khác "Duyên" sẽ ko sinh ra "Quả giống" nhau đc, ngược lại cùng một "Duyên" mà khác "Nhân" cũng ko thể sinh ra cùng một loại "Qủa".
Con người ta sống trong cõi nhân gian ko thể ko ko chịu chung một định luật "Nhân Quả" ấy